Nếu phát hiện công việc đang làm có sai trái hoặc khiến bạn quá mệt mỏi, hãy nghỉ việc
Mọi người ghét phải nghỉ việc mà không chưa có công việc mới. Không chỉ vì nhà tuyển dụng thường thích tuyển những người đang làm việc, mà còn vì cảm thấy thất bại. Có vẻ như bạn không thể chấp nhận điều đó. Nhưng cũng có thời điểm, bạn hãy buông tay.
Thật sự vậy, đôi lúc nếu bạn không buông tay, bạn có thể dễ dàng phá hủy sự nghiệp của mình. Đây là 2 trường hợp bạn nên cân nhắc từ chức ngay cả khi bạn không có một công việc khác thay thế:
- Khi bạn tin rằng một cái gì đó bất hợp pháp hoặc phi đạo đức đang diễn ra tại nơi làm việc và bạn lo ngại nó sẽ phản ánh xấu về bạn;
- Khi công việc hiện tại của bạn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống ngoài công việc.
Tuy nhiên, trước khi nghỉ việc, bạn cần đưa ra một kế hoạch bao gồm thời điểm và cách bạn sẽ từ chức, người sẽ giới thiệu tốt về bạn và quan trọng nhất là bạn sẽ nói gì về lý do bạn từ chức. Dưới đây là một vài ví dụ:
1. Beth mở công ty với hai người bạn cùng trường kinh doanh. Vài năm sau, cô biết rằng các cộng sự có thể đang lừa dối khách hàng của mình, cô nhận ra đã đến lúc phải rời khỏi công ty, mặc dù cô có thể sẽ mất không chỉ công việc mà còn cả khoản đầu tư vào công ty. Ở lại với công ty không phải là một lựa chọn khi một thứ thậm chí còn có giá trị hơn đang bị đe dọa – Đó là danh tiếng của cô.
Cô ấy đặt một kế hoạch tốt. Cô đã thuê một luật sư để giúp cô hiểu nghĩa vụ của mình, hẹn ngày từ chức, viết một lá thư từ chức trong đó có một lý do. Trong thư có viết: "Tôi cảm thấy rất rất thú vị khi làm việc với các bạn tại công ty khởi nghệp này. Tôi thực sự thích nó. Nhưng bây giờ khi hiểu rõ hơn về mong muốn của bản thân,…"
Sau đó Beth cũng chuẩn bị sẵn danh sách người tham khảo của cô: một người sếp cũ, một khách hàng và một đồng nghiệp hiện tại, tất cả những người này sẽ chứng minh lý do cô rời đi. Cô đã không chia sẻ những nghi ngờ về các cộng sự với bất kỳ người nào khác vì những nghi ngờ của cô chưa được chứng minh. Cô bảo vệ được danh tiếng của mình và tìm được một công việc khác trong vòng bốn tháng.
2. Paul là một Phó Chủ tịch chăm chỉ trong một công ty vừa trải qua cuộc sáp nhập khó khăn. Anh có ba đứa con, một trong số đó là một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt. Trước khi sáp nhập, anh ta được coi là một ngôi sao, nhưng sau khi sáp nhập, anh ta dường như làm gì cũng không khiến Ban lãnh đạo mới hài lòng. Anh nhận thấy rằng từng đồng nghiệp của mình từ trước khi sáp nhập đã buông bỏ hoặc buộc phải ra đi. Anh quyết tâm trụ lại vì lợi ích của gia đình anh.
Nhưng công việc đã gây nhiều hậu quả cho Paul. Anh ta sụt 13kg. Anh cảm thấy mệt mỏi mỗi buổi sáng đến công ty. Anh ấy đã rất lo lắng đến nỗi gia đình và bạn bè cũng phải để ý. Khi bác sĩ tư vấn, Paul biết anh phải nghỉ việc. Anh ấy bị theo dõi sát sao và làm quá nhiều thời gian để tìm công việc mới. Anh ấy rất căng thẳng rằng mình sẽ không làm tốt trong các cuộc phỏng vấn.
Paul đưa ra kế hoạch của mình. Anh tìm những người tham khảo, chủ yếu là từ quản lý trước khi sáp nhập. Anh ta hẹn ngày từ chức và chuẩn bị một lá thư từ chức không nói gì về sức khỏe nhưng cảm ơn sếp đã giữ anh ta sau việc sáp nhập, khen ngợi họ về tất cả những gì anh ta đã học được. Sau đó nói rằng mình muốn chuyển hướng sự nghiệp sang bán hàng và marketing nhiều hơn.
Paul không bao giờ nói: Anh đã làm tôi phát ốm! Anh ấy biết ai đó có thể muốn liên lạc với sếp của mình để tham khảo và anh ấy muốn ít nhất là một người trung lập từ họ. Kế hoạch của anh mang lại hiệu quả. Việc này đã giúp anh tìm được việc mới.
Vì vậy, điều rút ra từ quá trình chuyển việc thành công của Beth và Paul là gì? Nếu bạn chọn bỏ công việc mà chưa có việc khác đang chờ, hãy làm theo các bước sau:
1. Lập một kế hoạch cho việc bạn sẽ từ chức, cho ai và khi nào. Đặt nó trên lịch của bạn. Ai khác cần được nói ngay khi bạn đã từ chức? Thêm vào kế hoạch của bạn.
2. Tìm ba người tham khảo tốt cho công việc của bạn. Ít nhất một người là đồng nghiệp hiện tại của bạn. Nếu bạn không muốn hỏi sếp, hãy thử một đồng nghiệp, người báo cáo trực tiếp hoặc khách hàng.
3. Viết một lá thư từ chức ngắn. Bức thư nên bao gồm một lời khen cho sếp hiện tại và một hướng đi mới đáng tin cậy. Ngay cả khi bạn có kế hoạch từ chức trực tiếp, hãy mang thư đến cuộc gặp và đưa nó cho người mà bạn đang từ chức. Hãy chắc chắn không đổ lỗi cho bất cứ ai - ngay cả chính bạn. Nó có thể ám ảnh bạn trở lại.
Mộc Dương - Nhịp sống kinh tế
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 160
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 262
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 313
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1926
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1782
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4903
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1469
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1358
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1381
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công