Ngành văn hóa học là gì? Ra trường làm gì? Thông tin cần biết
Có thể nói ngành văn hóa học là một ngành vừa lạ vừa quen. Số lượng sinh viên theo học ngành này trước đây tương đối ít, song những năm gần đây số lượng theo học ngành này ngày càng tăng. Nếu bạn đang thắc mắc không biết ngành văn hóa học là gì và muốn tìm hiểu về ngành học này thì bài viết sau đây là dành cho bạn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
1. Ngành văn hóa học là gì?
Văn hóa học là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản là một ngành nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực của văn hóa – xã hội. Nội hàm của nó là cơ sở văn hóa cùng các vấn đề văn hóa, nhân văn,…
Văn hóa học là chính là nghiên cứu giải thích và giải thích các hiện tượng văn hóa dưới con mắt của khoa học.
Ngành văn hoá học học là gì? Ngành văn hóa học là ngành học trang bị cho sinh viên các tri thức nền tảng về:
- Khoa học xã hội và nhân văn
- Các tri thức liên quan đến văn hóa
- Lý luận văn hóa
- Văn hóa ứng dụng đời sống
Đồng thời, đây còn là ngành học trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm như:
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng ứng dụng tri thức vào đời sống thực tiễn
- Kỹ năng tìm kiếm, lý giải và tiếp nhận những tri thức văn hóa mới
- Cùng nhiều những kỹ năng khác
Có thể nói đây là một ngành học mà sinh viên có cơ hội được được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, phong cách và lối sống khác nhau. Ngành học này giúp người học ý thức được rằng những nhận thức của học về thế giới chỉ mang tính quy ước.
Sinh viên học ngành học văn hóa học nhờ được tiếp xúc và lý giải nhiều nền văn hóa khác nhau khiến họ có cái nhìn và cách ứng xử phù hợp đối với những dị biệt văn hóa giữa các vùng miền văn hóa.
2. Những kiến thức chuyên ngành của văn hóa học
Đây là một ngành học mở được chia làm nhiều khối kiến thức chuyên ngành, tùy thuộc vào từng trường đào tạo sẽ có cách phân chia và đặt tên các chuyên ngành khác nhau. Song phổ biến nhất là được chia ra làm hai chuyên ngành chính đó là:
- Chuyên ngành nghiên cứu văn hóa
- Chuyên ngành văn hóa truyền thông
Khi chọn chuyên ngành nghiên cứu văn hóa, sinh viên sẽ được học những khối kiến thức mang tính chuyên môn cao. Nhằm mục đích giúp sinh viên có kiến thức nền tảng để nghiên cứu và lý giải những hiện tượng văn hóa. Sinh viên khi chọn theo học chuyên ngành này cần có những tố chất như: Sự tập trung cao độ, yêu thích khám phá tìm hiểu những hiện tượng văn hóa. Các môn học chuyên ngành của ngành này là:
- Hán Nôm
- Di sản văn hóa
- Lễ hội
- Nhân học văn hóa
- Cùng nhiều các môn học chuyên khác.
Còn đối với chuyên ngành văn hóa truyền thông, mang lại cho sinh viên sự năng động và tính mới mẻ hơn so với chuyên ngành nghiên cứu văn hóa. Ngày nay truyền thông ngày càng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cộng đồng. Sự phát triển của truyền thông ngày càng khiến con người khó có thể kiểm soát được các nguồn thông tin được lan truyền trong cộng đồng.
Do đó yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với xã hội là cần phải có những người làm truyền thông trong sạch lan truyền những thông tin chính xác và lành mạnh đến cộng đồng.
Khi học văn hóa truyền thông sinh viên sẽ được học những môn học chuyên ngành phục vụ cho công việc sau khi ra trường của mình như:
- Lý thuyết truyền thông
- Tổ chức và đánh giá sự kiện
- Nghiệp vụ biên tập viên
- Ngoại giao văn hóa
- Và nhiều các môn chuyên ngành khác
3. Học ngành văn hóa học ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa học tại các trường đại học sinh viên có thể làm những công việc như:
- Cử nhân văn hóa học chuyên ngành nghiên cứu văn hóa ra trường có thể làm các công việc như:
- Nghiên cứu, khảo sát, phân tích, điều tra các giá trị văn hóa của cá nhân và tập thể cộng đồng.
- Thẩm định và đánh giá các chương trình tài trợ đầu tư phát triển văn hóa xã hội.
- Dự báo, lập dự án văn hóa cũng như hoạch định các chính sách về văn hóa
- Tham ra tư vấn xây dựng và phát triển văn hóa của cộng đồng
- Giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa và văn hóa Việt Nam tại các trường đại học cao đẳng
Cử nhân Văn hóa học chuyên ngành Văn hóa truyền thông ra trường có thể làm những công việc như:
- Phóng viên,
- Biên tập viên
- Bình luận viên
- Phát thanh viên
- Người sản xuất chương trình
- Người dẫn chương trình.
- Chuyên viên quan hệ công chúng
- Chuyên viên quảng cáo
- Cán bộ giảng dạy về truyền thông
4. Cơ hội việc làm ngành văn hóa họ
Sau khi tốt nghiệp ngành văn hóa học ra trường sinh viên có cơ hội làm việc tại những nơi sau:
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch
- Bộ Văn hóa thông tin và truyền thông của nhà nước
- Các viện và trung tâm nghiên cứu văn hóa các cấp
- Các tổ chức nghiên cứu văn hóa phi chính phủ.
- Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có liên quan đến vắn hóa và truyền thông.
- Tại các tòa bào báo
- Đài truyền hình
- Tạp chí
- Các cơ quan thông tấn của trung ương và địa phương
- Các công ty truyền thông và tổ chức sự kiện trong và ngoài nước
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo thietbiruaxgiare.net
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ngành Quản trị khách sạn là gì? Ra trường làm gì
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 65
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 81
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 101
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 214
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 188
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 185
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 201
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 210
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công