[Nghề nào cho em] Băn khoăn không biết chọn ngành nghề nào - Lỗi lầm của bản thân
Không chỉ với các bạn học sinh, sinh viên mà ngay cả bản thân tôi suýt có những định hướng sai lầm cho cuộc đời mình. Chọn ngành - hướng nghiệp, đây là nỗi lo duy nhất của các sinh viên. Khi biết bản thân không đủ khả năng để thi đỗ vào các trường đại học có điểm cao thì các bạn lại chọn con đường bỏ học hay thậm chí chọn những trường có điểm số thấp hơn và chọn bừa một ngành nghề sau khi ra trường cầm theo tấm bằng trên tay và không biết mình nên làm gì tiếp theo giống kiểu “Nhắm mắt đưa chân”.
Đơn giản vì các bạn chưa xác định được mục tiêu, khả năng của bản thân. Các bạn chưa đánh thức được năng lực trong con người của mình để mà lựa chọn cho mình một con đường đúng đắn. Hầu hết thì chúng ta đều thấy các bạn chọn nghề theo kiểu:
1. “CHỌN VÌ GIA ĐÌNH”
Các bạn thấy không ạ, là bố mẹ chúng ta luôn mong chúng ta có một tương lai tươi sáng, tạo một cái điều kiện hết cỡ cho chúng ta. Cứ cái gì tốt nhất là làm thôi đúng không ạ. Chính vì lý do đó mà rất nhiều bạn dần lớn lên thấy mình không hợp với cái môn học đó. Cứ nhồi mãi mà chả hiểu. Nhưng thấy bố mẹ vất vả, tạo điều kiện hết cỡ rồi lại phải cố học thôi. Hoặc là bố mẹ nghĩ là chọn nghề và ngành học cho con mình là quyết định hợp lý và tốt nhất rồi nên cứ thế mà theo học. Trên thực tế thì sao ạ? 80% các bạn sinh viên ra trường đều “thất nghiệp” và không biết tương lai mình sẽ trôi về đâu. Chính vì vậy, chúng ta ai cũng cần phải có mục tiêu. Phải có cái để đạt được và phải thực sự cố gắng. Cho dù bố mẹ các bạn có giàu đến đâu, giàu đến cỡ nào chăng nữa thì khi lớn lên rồi cũng phải có được cái miếng ăn nuôi bản thân. Bạn nhé!
2. Điều thứ hai mà tôi muốn nói tới ở đây đó là chọn trường chọn nghề theo tiêu chí “BẠN BÈ CHỌN TRƯỜNG NÀO THÌ MÌNH CHỌN TRƯỜNG ĐẤY”.
Các bạn đang sai hoàn toàn. Con người ai cũng có một gương mặt và đâu phải ai cũng giống nhau đâu, có phải không ạ? Kể cả hai người sinh đôi đi nữa thì mai sau khi mà lớn lên thì cái nghề cũng không thể cứ giống nhau mãi được. Cái sai lầm của các bạn là khi có bạn bè thân thiết rồi, đi đâu cũng có nhau ấy. Thế nên đến khi thi đại học, chọn ngành chọn nghề cũng giống nhau luôn. Một người thì có công việc ổn định. Còn một người thì hoang mang không biết gì. Tương lai làm sao có thể giống nhau được. Hãy có quyết định đúng đắn cho cuộc đời chính mình.
Chứ đừng “cứ học đi đã, đi làm để sau”.
3. Sinh viên Việt Nam chọn “NGHỀ NÀO NHIỀU NGƯỜI LÀM THÌ CHỌN”.
Khi bạn là một con người năng động thích những công việc năng động, có tính sáng tạo,hay một người đam mê công nghệ có lương tương đối. Nhưng lại phải đi làm những ngành nghề liên quan đến trí óc, đòi hỏi sự tập trung cao. Thì bạn sẽ không thể làm tốt được. Hãy nghĩ ngay đến một người biết bơi và một người không biết gì. Nếu rơi xuống nước, ai sẽ chết đầu tiên? Đừng làm theo số đông vì đôi khi, thiểu số thắng đa số. Nghĩ kỹ trước khi làm nhé.
4. Hậu quả
- Các bạn đang tốn thời gian cho những việc vô bổ.
- Tốn chất xám khi chưa phát hiện mình có khả năng làm tốt các công việc khác.
- Tăng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp. Sinh ra nhiều mối lo ngại cho đất nước.
Vậy giải pháp của tôi đưa ra cho các bạn: “Tôi cũng từng là người giống các bạn. Tôi chỉ muốn khuyên các bạn hãy chọn và định hướng ngay trong bản thân và tìm hiểu xem công việc mơ ước của bạn là gì để tiến tới. Hãy đi đúng hướng để phát triển bản thân. Tương lai bạn là do bạn cầm nắm. Mãi không thả ra thì nó sẽ mãi như một bí mật không thể gỡ. Hãy là người thông minh, hiểu nghề bạn chọn hơn ai hết.”
Minh Khuê và các tác giả
Hướng nghiệp GPO
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 292
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công