[Nghề nào cho em] Học nghề là con đường sáng tôi đã đi
Trước nay, mỗi khi nói đến ai là người có học thì chúng ta thường nghĩ ngay đến bằng cấp, trường lớp, đến những kiến thức uyên thâm trong sách vở. Nhưng sự học đâu chỉ gói gọn có vậy, đó còn là học nghề, học kỹ năng để có thể sống được bằng chính đôi tay của mình. Và tôi, tuy chỉ có trình độ phổ thông lớp 9 nhưng hàng ngày, tôi vẫn luôn trau dồi kiến thức nghề để tự thấy mình có ý nghĩa hơn mỗi ngày.
Nước mắt của mẹ
Gia đình tôi vốn là một gia đình nông thôn ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội, bố mẹ tôi làm nghề buôn bán vặt, lúc đủ ăn lúc đói nghèo. Từ bé, tôi không phải là người có học lực tốt, những kiến thức trên sách vở luôn làm khó tôi, thậm chí tôi đã lưu ban năm lớp 10, điều đó làm tôi chán nản và tôi bỏ học cũng từ đó…
Bố mẹ bận chợ búa, không mấy khi quản lý tôi nên tôi sa đà vào game online và trở thành một “cao thủ” đế chế của làng. Trong khi đám bạn cùng trang lứa vẫn áo trắng đến trường, nuôi ước mơ vào đại học thì tôi lại say sưa ở quán game, tôi kiếm được những đồng tiền từ “đánh đấu, đánh thuê game online”, dẫu bố mẹ rất buồn và lo lắng về tương lai cho con thì tôi lại thấy tự hào bên cạnh lời tán dương của “đồng nghiệp” chơi game.
Mấy năm liền vùi đầu vào game, tôi bị bố mẹ rèn đi làm nhiều công việc khác nhau nhưng công việc nào cũng chỉ được một thời gian là tôi lại bỏ. Tôi từng đi làm chăn bông làng Trát Cầu, chùi sừng làng Thụy Ứng, tiện gỗ làng Nhị Khê, đi làm shipper, đi làm công nhân khu công nghiệp Quất Động, Duyên Thái…không công việc nào được quá 6 tháng. Những công việc đó không đem lại đam mê cho tôi, biết là phải đi làm mới có tiền để sống nên tôi chỉ làm cầm chừng, chán lại đi, đi rồi chán lại nghỉ…
Rồi bước ngoặt đến với tôi khi tôi được gọi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hết nghĩa vụ, ngoài sự trưởng thành hơn về xã hội, thể chất tôi không còn mê game online, tôi được quân đội cấp cho một thẻ học nghề hệ trung cấp với nhiều ngành nghề để tôi lựa chọn, cho dù tôi mới chỉ có bằng tốt nghiệp cấp 2. Mới đầu, tôi cũng không muốn đi học vì đã “chán học” và biết lực học của mình không tốt, nhưng chính mẹ tôi đã động viên tôi hết lời “học nghề khác học đại học con à, họ sẽ cầm tay chỉ việc cho con chứ không dạy nhiều bằng sách vở, con tuy học không giỏi nhưng khéo tay, lại hay mày mò hợp với học nghề” và mẹ tôi đã khóc khi biết tôi sẽ đi học nghề, nghề tôi chọn là ngành Quản trị mạng tại Trường Trung cấp nghề số 10 - Bộ Quốc phòng.
Từng bước vững nghề
Tôi bập bẹ bước vào trường với những em kém mình tới 4 - 5 tuổi nhưng tất cả đều bắt đầu làm quen với máy tính từ con số không. Thầy cô giáo đã đẩy lịch đào tạo nên để cho chúng tôi sớm ra trường, vậy là chỉ hơn 1 năm học tôi đã hoàn thành xong chương trình trung cấp nghề kèm chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phổ thông.
Lúc gần ra trường, tôi đi làm thêm bên ngoài, lúc này tôi đã thành thạo nhiều kỹ năng như cài win, sửa một số phần cứng, cài đặt phần mềm, thiết lập mạng và một số công việc trong quá trình đi làm như đổ mực máy in, lắp đặt camera, lắp đặt wifi… Trước đây, tôi rất ghét sách vở vì cứ hễ đọc được vài dòng là hoa mắt, không hiểu gì, gần như đọc là sự ép buộc. Sau khi đi làm, tôi thấy hổng một số kiến thức nền, kiến thức tổng quát, tôi bắt đầu tìm đọc những cuốn sách gối đầu giường của ngành công nghệ thông tin, sửa chữa máy tính… đồng thời, tôi lên mạng xem video họ sửa chữa, cài đặt mọi thứ liên quan đến nghề, tất cả đều bằng sự đam mê tìm tòi và chủ động tìm kiếm. Thế là sự học của tôi lại bắt đầu, một sự học mà tôi cảm thấy người thầy tốt nhất dạy mình chính là bản thân mình, chứ không phải quá lệ thuộc vào những khuôn mẫu thô cứng của bằng cấp, trường lớp.
Tôi tự dưng yêu sách vở hơn rất nhiều, tôi thường đọc sách khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ và ngay ngày hôm sau tôi “kiểm tra” thực tế xem sách có viết đúng không, tất nhiên là những sách dạy về nghề nghiệp. Xa rời thực tế là điều tôi sợ nhất ở những cuốn sách mà mình đọc, sự học gắn liền với sự đọc, sự đọc dẫn đến sự ngẫm nghĩ và cuối cùng là sự kiểm chứng thực tế, đó mới là một chu trình bền vững để học có ý nghĩa.
Ảnh tác giả
Đến bây giờ, tôi đã tốt nghiệp trường nghề được 5 năm và đã có một công việc ổn định tại công ty máy tính, tôi có dự định sẽ mở một cửa hàng chuyên sửa chữa, cung cấp thiết bị, lắp đặt mạng tại làng nghề chăn bông Trát Cầu (Hà Nội). Mỗi ngày làm việc tôi càng thêm yêu nghề hơn và thấy những ngày tháng đi học nghề cùng sự động viên của mẹ thực sự ý nghĩa và giúp tôi có được thành công ngày hôm nay. Bạn bè tôi có nhiều người học đại học, cao đẳng nhưng ra trường khá chật vật để tìm việc, hầu hết đều cho rằng hệ thống kiến thức các bậc học cao, đặc biệt các ngành học liên quan đến kỹ thuật, nghề nghiệp và thực hành quá nhiều kiến thức lý thuyết, thời gian thực hành ít. Trong tâm thức của mỗi người vẫn sính việc học trường top, ngành cao, ra trường có lương cao, làm sếp nhưng tất cả đều bị… “choáng” khi xã hội khác hẳn với nhà trường, một trong những cái đích của việc học là có nghề thành thạo, tiếp đến mới là những cái đích khác, nếu như bạn bỏ qua cái đích đầu tiên này thì sẽ không bao giờ đứng vững ở những vạch đích tiếp theo.
Gia đình nhỏ của tôi hiện đang có 4 thành viên gồm vợ và 2 con gái, vợ tôi hiện đang ở nhà trông con nhỏ tuy vậy lương của tôi vẫn đủ cáng đáng cho cả nhà. Nhiều lúc nghĩ lại mà tôi vẫn không tin, một cậu nhóc chưa học hết lớp 10, tính ham chơi, mê game mà giờ tôi đã có một nghề thạo trong tay và dự định sẽ mở cửa hàng để làm “ông chủ nhỏ”, thực sự học nghề chính là con đường sáng thay đổi cuộc đời tôi.
Nguyễn Duy Khánh
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 124
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 87
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 107
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 219
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 191
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 189
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 222
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 209
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 216
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công