[Nghề nào cho em] Tôi sẽ vẫn bước đi con đường mà mình đã chọn
Tôi đã đi chệch con đường nghề nghiệp của mình khi theo sự định hướng của bố, giờ tôi muốn đi theo con đường mà mình đã chọn với niềm yêu thích viết văn.
Yêu thích văn học ngay từ nhỏ
Ngay từ ngày nhỏ, tôi đã có niềm yêu thích với búp bê, may những trang phục cho búp bê. Đôi bàn tay thoăn thoắt với những đường kim, mũi chỉ để tạo nên những bộ cánh cách điệu cho cô nàng búp bê thêm phần sành điệu. Những chiếc váy vừa khít với thân hình của cô nàng búp bê, tôn lên dáng vẻ gợi cảm tuyệt đối.
Nhưng chỉ dừng lại ở niềm yêu thích tuổi nhỏ, đến khi tôi học lớp 5 thì không còn yêu thích với búp bê nữa. Tôi ham mê với các trò chơi khác như nhảy dây, trốn tìm, ô ăn quan, bơi,…
Trong khoảng thời gian học, tôi thích nhất môn Văn học và đều được các cô giáo khen làm văn tốt. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi lớn lên với niềm yêu thích môn Văn và phát triển bản thân với niềm yêu thích đó.
Tôi còn nhớ, thời gian ra mắt hai cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi”, lúc đó là vào năm tôi học cấp 3, cô giáo có giao bài viết: Cảm nghĩ của em về hai cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Do bận học và cũng không có thời gian để đọc hai cuốn sách này, bố tôi đã đọc hai cuốn sách này, tôi chỉ ngồi nghe ông kể lại và viết thành hai bài khác nhau.
Hôm sau, cả lớp chỉ có hai người là tôi và một bạn nữa nộp bài, cô giáo khen bài tôi viết rất hay, cô gộp hai bài vào và cho tôi 9 điểm. Đây có lẽ là điểm số cao nhất đối với riêng tôi về môn Văn.
Niềm vui vỡ òa, tôi liền về khoe với bố. Không chỉ vậy, sau này, cô giáo bộ môn Văn còn đến tận nhà gặp bố và khen tôi học giỏi Văn. Lúc đó, tôi thấy ở ông niềm tự hào lớn lao về cô con gái của mình.
Lên đến cấp 3, tôi vẫn yêu thích với môn Văn và được 8 điểm thi tốt nghiệp cấp 3 bài “Người lái đò trên sông Đà”. Nhưng nhiều bước ngoặt đã đưa tôi đi chệch hướng…
Chọn con đường đi của riêng mình
Bố tôi không hướng tôi theo niềm yêu thích của tôi mà ông nghĩ học kế toán để sau dễ xin việc hơn. Tôi đành theo các quyết định của ông với định hướng nghề nghiệp. Học Trung cấp Kế toán sau khi không thi đỗ bất kỳ trường đại học nào, sau đó tôi đăng ký học Đại học Tại chức Khoa Kế toán của Viện Đại học Mở Hà Nội.
Khi còn đang học, tôi lấy chồng, khoảng thời gian đó, tôi có 3 tháng làm thủ kho tại một công ty tư nhân. Sau chồng xin cho vào một tòa soạn báo làm Hành chính. Mọi thứ về niềm yêu thích viết văn của tôi bị mai một. Ở đây, tôi chỉ làm các công việc liên quan đến giấy tờ, thỉnh thoảng lắm mới viết thêm mấy bài về gia đình hay mẹo vặt.
Nhận thấy mình muốn phát triển bản thân hơn, dù đã cống hiến tại đây gần 8 năm thanh xuân nhưng tôi vẫn xin nghỉ làm. Sau khi nghỉ việc, tôi đi học thêm một khóa Nghiệp vụ báo chí để nâng cao thêm phần viết báo của mình và có cơ hội hơn trong công việc.
Thật sự rất khó khăn sau khi rời nơi cũ, tôi đến với các tòa soạn báo khác để xin việc. Rất nhiều nơi tôi đặt chân đến nhưng chỉ được ít thời gian, vì có những nơi đòi hỏi tiếng Anh, nơi thì yêu cầu phóng viên phải kiếm tiền, nơi thì chỉ biên tập bài,…
Vẫn không phát huy được khả năng viết của mình, tôi tiếp tục đi theo học một khóa học về viết. Và giờ tôi đã xin được vào một tòa soạn báo, được viết, được đi phỏng vấn, ghi âm,… tôi chính thức trở thành phóng viên khi được làm tại đây. Ở nơi đây, tôi được thỏa niềm đam mê với những câu chữ, được gặp gỡ nhân vật, nghe họ nói và viết về họ.
Ảnh tác giả
Tôi biết con đường tôi đi còn vòng vèo và khá muộn nhưng tôi được làm việc mình thích, yêu nghề và sẵn sàng cống hiến cho những giá trị thực của một phóng viên viết báo. Dù con đường tôi đi vẫn còn phải học hỏi nhiều nhưng tôi biết mình sẽ làm được và tôi vẫn sẽ bước đi con đường mà mình đã chọn.
Không chỉ vậy, tôi còn có một khát khao sẽ xuất bản được cuốn sách của riêng mình. Tôi hy vọng trong tương lai gần sẽ làm được điều đó, như để chứng minh khả năng của mình và là một món quà dành cho bố của tôi.
Nguyễn Quỳnh Trang
Hướng nghiệp GPO
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 293
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công