[Nghề nào cho em] Tuổi 17 tiến bước
Cũng như bao học sinh ở độ tuổi mới lớn khác, tôi ban đầu đã khá lo lắng, băn khoăn chọn cho mình bước đi đầu tiên trên đường đời với đa dạng các ngành nghề. Con đường tìm đến mục tiêu cuối cùng cho mình của mỗi người cũng không giống nhau. Bản thân tôi khi quyết định ngành nghề cho mình cũng từng gặp phải khá nhiều luồng ý thích khác nhau.
Tôi lớn lên mang theo niềm rung động qua từng lời kể xúc cảm, truyền cảm hứng của bố tôi về một thời trẻ ở nước Nga. Tôi từng khát khao được ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của xứ sở bạch dương, với mùa đông băng giá phủ kín lên cảnh vật, mùa xuân muôn hoa khoe sắc mọi nơi, thu về với cái se lạnh cùng con đường ngợp lá vàng như trải thảm và mùa hè ngắn ngủi lướt nhẹ qua thật êm đềm và dịu dàng. Tôi đã từng ước ao được kết thân với những con người điềm đạm, đôn hậu, đặt chân lên miền đất ấy để học tập và chiêm ngưỡng những vẻ đẹp kiệt tác của thiên nhiên.
(Nguồn: Internet)
Lớn hơn một chút, tôi lại được mẹ chia sẻ những trải nghiệm của mẹ bên Đức Quốc, quốc gia với tính kỷ cương sắt đá nhưng không hề kém phần nhu hòa. Mẹ tôi, từ khi tuổi đời còn rất trẻ đã sang đó để học tập và lao động, gửi những tháng lương đầu tiên về nhà để phụ giúp gia đình nuôi hai em ăn học. Tuy nơi xứ người có vất vả và cô đơn, mẹ tôi cũng chưa bao giờ ngừng cố gắng cùng phấn đấu học tập. Bằng ý chí không ngừng vươn lên, mẹ tôi đã được nhận vào một trường đại học lâu đời của thành phố cảng Rostock miền Đông Bắc nước Đức.
(Nguồn: Internet)
Tôi trưởng thành với sự phóng khoáng của bố và tính kỷ luật từ mẹ. Và cũng nhờ một phần tâm lý định hướng cho con cái của bố mẹ mà tôi đã xác định được thứ mình mong muốn từ khá sớm - một kỹ sư thiết kế đồ họa. Không thể phủ nhận trước đây tôi đã có một khoảng thời gian khá băn khoăn về ngành nghề mình theo đuổi sau này. Tôi đã từng nghĩ đến việc đi du học Nga hoặc Đức, thậm chí tôi đã đi học hết A2 tiếng Đức. Nhưng tôi rồi một ngày tôi nhận ra rằng, muốn thể hiện tình yêu đến một quốc gia, không nhất thiết là phải bằng con đường du học. Cũng không có quy chuẩn nào bắt tôi phải đi theo con đường mà bố mẹ tôi đã chọn. Nhưng có lẽ một ngày nào đó, có thể là tương lai gần hay xa, tôi sẽ phải đến thăm nơi mà bố mẹ đã coi như là ngôi nhà thứ hai của mình để hiểu hơn về những cảm xúc thanh xuân của họ, cũng như vẻ đẹp của nơi đó.
Và rồi do bản thân cùng những người thân xung quanh tôi cảm thấy, tôi có khả năng về nhạc họa. Tôi đã tự nhận ra bản thân có trí tưởng tượng sáng tạo khá phong phú, khi đơn giản nhìn vào làn khói trắng tỏa ra từ tách trà hay những hạt mưa bụi lâm thâm bám vào ô cửa kính, trong đầu tôi có thể nảy ra nhiều ý tưởng và phác nó trên một tờ giấy. Hay một ví dụ khác, tôi dù chưa qua một trường lớp vẽ nào, nhưng khi nhìn thấy một khung cảnh đẹp, một thứ làm tôi cảm thấy ấn tượng hay chân dung một người, tôi có thể khắc ghi lại những sự vật, hiện tượng con người ấy và đưa lên trang giấy một cách sinh động, có hồn nhất.
Cũng vì lẽ ấy mà có lẽ trong năm học tới, tôi sẽ đi học để bổ túc, trau dồi thêm kiến thức để sẵn sàng vào một trường đại học với chuyên ngành mà tôi đã chọn lựa. Tôi phải gửi lời cảm ơn rất nhiều đến bố mẹ tôi - một cặp phụ huynh vô cùng tuyệt vời trong tôi - đã luôn lắng nghe và ủng hộ tôi trên con đường tôi đã chọn. Tôi đã gặp rất nhiều các cô chú bạn của mẹ tôi, những thế hệ đi trước trong ngành thiết kế đồ họa. Họ nói con đường tôi đang đi quả thực còn nhiều khó khăn cùng thử thách. Nhưng theo quan niệm của bản thân tôi, ngành nào cũng có cái khó, cái khắc khổ riêng của nó. Và tôi là thế hệ của tương lai, là một người trẻ tuổi, tôi không ngại khó, ngại khổ hay sợ thất bại. Bởi như nhà văn Paulo Coelho từng viết: “Chỉ có một lý do khiến giấc mơ không thể trở thành sự thực: đó là nỗi sợ thất bại".
Tôi sẽ không hối hận với con đường mà tôi đã chọn. Và tôi cũng xin chúc các bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường như tôi sớm có thể tìm thấy lối đi mà bản thân mong muốn, cũng như không ngừng gắng sức học tập từ thầy cô, các bạn hay từ các phương tiện thông tin. Tương lai của các bạn phụ thuộc vào chính những gì mà các bạn đang nỗ lực trong quá khứ và hiện tại.
Đỗ Quỳnh Trang
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 45
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công