Nghịch lý chốn công sở: Vì sao bạn làm mãi mà vẫn không hết việc?
Ngoài những yếu tố khách quan thì việc làm mãi không hết việc một phần còn do chính bạn.
1. Thói quen trì hoãn
Người ta thường “nước đến chân mới nhảy”, nhưng riêng bạn nước đến cổ rồi mới chịu vẫy vùng. Khi nhận một dự án nào đó, bạn thường không bắt tay vào làm ngay mà ngâm việc từ ngày này sang tháng khác. Mãi đến khi deadline đã “dí sát”, bạn mới gấp rút lôi những công việc này ra phủ bụi và xử lí. Đến lúc ấy, bạn phải “đầu tắt mặt tối” thường xuyên là chuyện hiển nhiên.
2. Rối trí khi việc quá tải
Một dấu hiệu khác khiến công việc của bạn mãi chẳng thể nào xong đó là tâm lý khủng hoảng mỗi khi bạn gặp phải áp lực hay nhiều việc ập đến dồn dập. Bạn thường cảm thấy bản thân đang ôm đồm quá nhiều thứ và dường như không biết nên bắt đầu từ đâu.
Chính bởi sự rối loạn trong suy nghĩ này đã dẫn đến sự hỗn loạn trong cách bạn sắp xếp thứ tự công việc. Từ đó, bạn sẽ rất dễ hoang mang khi bản thân không có bất kỳ kế hoạch làm việc cụ thể nào.
3. Cả thèm chóng chán
Bạn có thói quen xấu này khi làm việc? Bạn bắt tay vào xử lí trước một công việc gấp gáp nhưng làm được một nửa, bạn lại muốn chuyển sang thử sức với công việc số 2, số 3, số 4,…
Mỗi thứ bạn chỉ làm một chút để giữ cho bản thân không quá chán nản và mệt mỏi khi phải tập trung giải quyết một vấn đề. Hoặc khi bạn tập trung hết sức nhưng vẫn không tìm ra cách xử lí công việc trọn vẹn, bạn quyết định gạt nó sang một bên và làm điều gì đó mới mẻ hơn. Cuối cùng, bạn lại quên mất cần phải quay trở về với công việc còn dang dở.
4. Làm việc theo cảm hứng
Tương tự như “cả thèm chóng chán”, bạn là tuýp người không thể trụ được lâu với một thứ, khi không có cảm hứng hay đam mê duy trì. Nếu bạn yêu thích và có hứng thú với công việc này, bạn sẽ dồn hết 100% sức lực cho nó.
Nhưng nếu xui xẻo đó lại là công việc bạn chán ghét hoặc cảm thấy nhạt nhẽo, bạn thường có xu hướng tạm thời quên đi công việc này đến khi nào có hứng lại làm tiếp. Thế nhưng, khi bạn bắt đầu có hứng thú trở lại cũng là lúc bạn đang ôm phải một núi công việc chất chồng.
5. Ưa thích phong cách thủ công
Bạn thích tự tay soạn email và gửi đi đúng giờ thay vì lên lịch sẵn cho mọi email trong ngày? Bạn thích tự mình tra cứu thay vì Google hay dạo quanh internet? Bạn thích làm việc bằng đôi bàn tay và trí óc của mình hơn là các công cụ tự động đầy rẫy hiện nay? Đó chính là nguyên nhân bạn làm hoài mà việc chẳng xong nổi.
Nếu biết cách áp dụng công nghệ hoặc các phương pháp mới, sáng tạo và quy trình làm việc, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và hoàn thành mọi việc theo cách hiệu quả.
6. Làm việc với tâm lí mệt mỏi, áp lực
Mỗi khi phải gồng gánh quá nhiều việc cùng lúc, bạn thường sinh ra tâm lí chán nản và mệt mỏi. Bạn buộc bản thân phải ép mình vào khuôn khổ để làm việc như một cái máy.
Điều này tạo ra thêm gánh nặng về mặt tinh thần, khiến bạn không hoàn toàn thoải mái đón nhận mọi việc. Khi làm việc dưới áp lực cao nhưng bạn lại chưa thể thích nghi được, bạn sẽ rất dễ khủng hoảng và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc của bạn.
Hãy xây dựng thói quen loại bỏ những dấu hiệu trên đây và thay đổi bằng những hành động tích cực hơn. Chẳng hạn, bạn có thể lên kế hoạch và thời gian biểu cụ thể trước khi bắt tay vào bất kỳ một công việc nào.
Thiết lập các mục tiêu bạn cần đạt được và khoảng thời gian cần thiết để làm những điều này. Hãy tạm thời nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn để lấy lại năng lượng nếu bạn có biểu hiện rối loạn hay mệt mỏi.
Sau đó, đừng tiếp tục trì hoãn mà trở lại ngay với guồng quay công việc, tránh khiến bản thân “sa đà” vào chuyện nghỉ dưỡng.
Cuối cùng, hãy thử ứng dụng phương pháp phân loại “công việc thực/công việc ảo”:
“Công việc thực” để mô tả các dự án lớn có thể giúp bạn đạt được mục tiêu. Còn “công việc ảo” là thuật ngữ dành cho các công việc như viết email, sắp xếp các cuộc điện thoại và lên kế hoạch việc cần làm. “Công việc ảo” là công việc mà bất kỳ chuyên gia nào cũng phải làm để duy trì “công việc thật”, nhưng hiếm khi tạo ra kết quả trực tiếp. Đây là khái niệm được chuyên gia quản lý thời gian Laura Vanderkam phát minh, nhằm hướng đến tạo ra một văn hoá công sở cân bằng và hiệu quả cho mọi người.
Laura Vanderkam không phải là một người tham công tiếc việc và cô cũng không tới văn phòng sớm. Có ba loại “công việc ảo” mà chuyên gia quản lý thời gian Laura Vanderkam chuyển sang chủ nhật.
1. Trả lời email
Thường xuyên quét hộp thư đến và nếu có điều gì đó khẩn cấp thì sẽ trả lời ngay. Trong tuần nếu nhận được mail không quan trọng và không cần phải trả lời ngay thì hãy để đến cuối tuần giải quyết.
Một vài lưu ý: Laura Vanderkam thường sử dụng một plugin Gmail gọi là Boomerang để lập lịch email chỉ được gửi đi vào sáng thứ hai. “Tôi không muốn làm hỏng ngày cuối tuần của người khác. Ngoài ra, tôi trả lời tin nhắn trong tuần. Vì vậy, nếu biên tập viên của tôi hoặc một đồng nghiệp khác cần liên lạc với tôi, tôi sẽ không để người đó đợi cả ngày”, Laura Vanderkam cho biết.
2. Động não
Laura Vanderkam nói thêm: “Nếu tôi đưa ra một ý tưởng tuyệt vời trong suốt tuần làm việc, và muốn suy nghĩ sâu hơn về nó, tôi sẽ đưa nó vào danh sách và để dành nó cho chủ nhật. Tương tự như vậy khi sếp của tôi có một ý tưởng và yêu cầu tôi thực hiện – trừ khi cô ấy nói rằng đó là việc cấp bách. Thì tôi cũng thực hiện nó vào ngày cuối tuần, khi đã xa rời bốn bức tường tôi sẽ có nhiều không gian để sáng tạo và làm tốt hơn”.
3. Lập danh sách
Có hai danh sách chính mà Laura Vanderkam phải làm mỗi ngày chủ nhật: “Các bài viết tôi dự định viết trong tuần này và những điều cần thảo luận với người biên tập của mình”. Công việc này rất quan trọng, nhưng không tốn nhiều năng lượng tinh thần vì vậy Laura Vanderkam cảm thấy lãng phí thời gian để làm việc đó vào buổi sáng thứ hai.
Theo HR Insider.
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 157
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 262
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 312
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1922
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1781
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4903
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1467
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1357
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1381
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công