Người làm nên đại sự: 3 sự không quản, 4 lời không nói, 5 kiểu nhờ vả không giúp
Trong xã hội hiện đại, ai cũng mong muốn mình trở thành người thông minh, khéo léo, nhưng không phải ai cũng hiểu làm thế nào để trở thành người có tư chất như vậy. Bởi vì để đạt được mục đích đó phải trải qua sự trau dồi học hỏi, chứ không phải sinh ra vốn đã có.
Với một người thông minh mà nói, họ hiểu rằng có những sự không nên quản, có những lời không nên nói và có kiểu nhờ vả không nên giúp.
3 sự không quản
Không quản chuyện bao đồng
Xã hội luôn tồn tài một quy tắc ngầm, người quản quá nhiều chuyện bao đồng, sẽ bị xã hội bỏ rơi lại phía sau. Dù rằng nhiệt tình là tốt, tuy nhiên không phải nhàn rỗi rồi đi quản chuyện của người khác, bởi vì trong khi bạn lo chuyện của họ, thì họ đang dùng thời gian quý báu đó để lo tu dưỡng bản thân, rồi chợt một ngày bạn nhận ra, người ta đã bỏ xa bạn hàng vạn cây số.
Chính vì vậy thay vì giành thời gian đi để ý chuyện không đâu, hãy tập trung tinh thần và sức lực để tu dưỡng bản thân, mở rộng thế giới quan.
Chuyện tình cảm
Với chuyện tình cảm của bản thân, bớt suy nghĩ than vãn, dùng thời gian đó để chăm chút bản thân, có như vậy khi gặp khó khăn sẽ không bị kích động, bình thản đối mặt.
Ít lo việc làm quân sư quạt mo cho người khác, xen ngang vào chuyện tình cảm của họ, bởi vì không ai biết rõ đằng sau của sự việc, có lẽ hôm nay mối quan hệ của họ đi vào ngõ cụt, nhưng ngày mai mọi khúc mắc được hóa giải. Vì vậy khi ai đó than vãn với bạn vì chuyện tình cảm, hãy lắng nghe thay vì đưa ra những lời khuyên bởi chúng ta không phải là người trong cuộc.
Không quản gia sự
Cổ ngữ có câu "Quan thanh liêm cũng khó định đoạt chuyện gia sự". Cho nên chuyện gia sự không nên quản. Người thông minh trong việc nhìn nhận chuyện của người khác thường rất chú ý, sẽ không tùy tiện quản chuyện nhà chuyện cửa. Bởi vốn chúng ta không có quyền hạn và không có năng lực được phép làm điều đó.
4 lời không nói
Người xưa có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Chúng ta chỉ cần mất 2 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học được lời nào nên nói lời nào không. Với những người khéo léo, thông minh, sẽ không nói bốn lời này.
Không nói lời than vãn
Có một câu nói thế này "Mất bò mới lo làm chuồng, oán trời giận người cũng chẳng có nghĩa lý". Đừng nói lời oán thán, nếu không trong mắt người khác bạn sẽ trở thành người đem lại năng lượng xấu, chẳng một ai lại thích người cả ngày mang bộ mặt cau có. Có sức lực đi oán trách trời đất, chi bằng đi học hỏi, nâng cao kiến thức của bản thân.
Không nói lời hồ đồ
Có một vài người gặp chút chuyện nhỏ đã làm kinh thiên động địa, suy nghĩ tầm phào, hơn nữa càng nghĩ càng đau lòng. Thế là bản thân nhốt trong ngõ cụt không thể thoát ra rồi nói năng hồ đồ, mà những lời này chỉ đem đến cho người khác sự khó chịu và suy nghĩ tiêu cực. Đứng trước một sự việc hãy phân tích thật thấu đáo, tìm giải pháp thay vì phát ngôn hồ đồ.
Không nói lời ngông cuồng
Hẳn chúng ta chứng kiến không ít một vài người chỉ với chút thành công mà đã kiêu ngạo đánh mất đi bản thân mình, cho rằng ta đây hơn người. Quả thực, nếu đã có thể thành công một phần chứng tỏ là người ưu tú, nhưng đừng chỉ vì một chút kiêu ngạo của bản thân mà có quyền ăn nói ngông cuồng, coi thường người khác.
Bạn nên hiểu rằng "Núi cao còn có núi cao hơn" một người thông mình sẽ hiểu thế nào là khiêm tốn và càng là người ưu tú thì càng hiểu sự tôn trọng người khác.
Không nói lời giả dối
Giữa người với người, quan trong nhất là tín nhiệm, niềm tin, và khó có được nhất cũng là niềm tin. Xây dựng cho người khác sự tin tưởng không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên đánh mất niềm tin đôi khi chỉ cần một câu nói.
Do đó, xin đừng nói lời dối trá để đánh mất niềm tin của người khác giành cho bạn.
5 kiểu nhờ vả không giúp
Có người nói thông mình là do trời ban còn lương thiện lại là một sự lựa chọn. Chọn lương thiện là một việc tốt nhưng tâm thiện càng cần phải biết tôn trọng bản thân. Ở đời cần hiểu nên lương thiện với đúng người, đúng việc.
Liên quan đến tiền bạc, không giúp
Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm trong thời đại này. Giữa người với người một khi liên quan đến tiền bạc sẽ trở nên phức tạp, cho vay hay không cho vay luôn là một vấn đề khó nói, do vậy khi ai đó nhờ bạn việc liên quan đến tiền bạc, cố gắng tránh.
Người không biết cảm ơn, không giúp
"Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán",
Tặng hoa hồng cho người biết thưởng thức, họ sẽ tặng lại bạn nụ cười, tặng hoa hồng cho một người không hiểu hai chữ cảm ơn, họ sẽ cho rằng hoa hồng có gai và bạn muốn hại họ.
Với người không biết cảm ơn, cũng đừng trách cứ bản thân dã dốc lòng giúp đỡ. Một kẻ không hiểu hai chữ cảm ơn, dù bạn có bỏ ra nhiều cỡ nào, họ đều cho rằng điều bạn làm là hiển nhiên, đến khi bạn không còn gì để giúp, thay vì giúp đỡ lại họ cho rằng bạn trở thành gánh nặng.
Việc quá khả năng, không giúp
Cổ nhân nói "Lực vi thể phụ trọng, ngôn khinh mạc khuyên nhân" ý chỉ không có khả năng thì không nên nhận việc quá sức, lời nói không có trọng lượng thì không nên khuyên bảo người khác. Việc trong phạm vi khả năng của bản thân, có thể giúp thì giúp. Việc quá khả năng thì đừng gượng ép
Gượng gạo làm người tốt, làm việc không đúng sở trường không chỉ tạo áp lực cho chính mình, chiếm trọn thời gian và sức lực của bản thân, thậm chí còn có khả năng nói một đằng làm một nẻo.
Hoặc là bạn hao tâm tổn lực nhưng họ lại cho rằng chuyện đó dễ như trở bàn tay, ngay cả lời cảm ơn cũng không có, về sau thấy bạn có thể lợi dụng mà tiếp tục nhờ vả.
Hoặc là, hứa sẽ giúp đỡ người khác, nhưng không thể hoàn thành, không chỉ làm rạn nứt tình cảm mà còn khiến họ mất niềm tin ở bạn.
Người hiểu được cách từ chối những lời nhờ vả quá sức cũng là một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành và nó đồng nghĩa là lựa chọn tối ưu cho bản thân và người khác. Vừa không làm khó bản thân, vừa cho đối phương sự lựa chọn mới.
Đừng vì sĩ diện mà nói lời từ chối, việc làm vừa sức mới là sự giúp đỡ tốt nhất.
Thay người khác đưa ra quyết định, không giúp
Điều hối tiếc lớn nhất trên thế giới thực ra bao gồm ba chữ "Tôi có thể".
Mà ba từ này thường đặt vào hoàn cảnh đáng buồn như "Tôi phán đoán cái này là đúng nhưng cuối cùng tôi lại nghe theo lựa chọn của người khác, kết quả hối hận không thể quay đầu".
Mỗi người đều có trách nhiệm đối với lựa chọn của bản thân, nếu ngay từ đầu đã nghe ý kiến của người xung quanh, thì cần phải có sự chuẩn bị rằng phán đoán của họ là sai.
Đổi góc độ là một người giúp ai đó đưa ra quyết định, bạn càng cần phải thận trọng, đừng vội vàng ra quyết định thay ai, đừng để sự nhiệt thành của bản thân trở thành sai lầm của ai đó.
Bởi vì bạn không thể hiểu rõ hoàn cảnh, không thể đứng ở góc độ của họ tổng hợp và xem xét toàn bộ các yếu tố, lúc nào đó khi có sự khác biệt về giá trị quan, sẽ khiến đối phương mất đi cái họ mong muốn, còn bạn lại hối hận cả đời. Thận trọng trong lời nói, đừng để câu chuyện hối tiếc nhất đời người của một người có bạn trong đó.
Không hiểu rõ chân tướng, không giúp
Một học giả Trung Quốc đã từng nói "Nếu chân tướng là một sự lợi hại, xin hãy chọn lời nói dối. nếu nói dối là một sư lợi hại, xin hãy chọn im lặng. Nếu im lặng là một sự lợi hại, xin hãy chọn rời xa".
Nếu không hiểu rõ chân tướng trước, có những sự không thể tùy tiện ra tay. Nếu bạn muốn giúp đỡ một người, trước tiên hãy hiểu rõ ngọn ngành sự việc.
Chúng ta hành thiện bằng cái tâm, không cần phải báo đáp, nhưng lương thiện mà không biết xem xét sẽ bị xem nhẹ, lương thiện mà không có nguyên tắc sẽ dễ bị lợi dụng.
Theo Tri thức trẻ
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 25
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 84
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 164
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 263
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công