Nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển ứng viên từ cao đẳng, trung cấp
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, 279.001 trong số hơn 886.000 thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp. Điều đó có nghĩa hơn 74% học sinh chọn con đường vào đại học sau khi hoàn thành chương trình lớp 12.
Đây là điều dễ hiểu khi nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên vẫn còn tâm lý đại học là con đường duy nhất hoặc bằng phẳng nhất để tiến đến thành công.
Thực tế, từ góc độ nhà tuyển dụng, mọi chuyện có thể khác. Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search (Tập đoàn Navigos Group), cho biết hiện nay, nhiều doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên tuyển dụng ứng viên từ cao đẳng, trung cấp.
Mặc dù có sự chuyển biến trong việc phân luồng học sinh sau THPT, số lượng người lựa chọn vào đại học vẫn ở mức cao. Ảnh: Việt Hùng.
Lựa chọn người phù hợp
Bà Phương Mai đánh giá bằng cấp là điều kiện cần trong tuyển dụng, nhưng không phải điều kiện đủ. Nhà tuyển dụng và ứng viên không có nhiều thời gian và cơ hội để tìm hiểu kỹ về nhau. Vì thế, họ cần những tiêu chuẩn riêng để tiết kiệm thời gian.
Bằng cấp là một trong những tiêu chuẩn đó. Nó cho nhà tuyển dụng biết liệu ứng viên có kiến thức nền tảng phù hợp để tiếp tục đào tạo chuyên môn, luôn sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và nghiêm túc trong việc phát triển bản thân hay không.
Tuy nhiên, không chỉ bằng cấp mới nói lên khả năng mà quan trọng, ứng viên thể hiện mình như thế nào qua thái độ, kiến thức và kỹ năng trước nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Điều đó không có nghĩa người lao động phải có bằng đại học mới trúng tuyển.
"Theo nhận định của chúng tôi, cơ hội việc làm của người học cao đẳng, trung cấp chỉ khác biệt với người học đại học ở nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp", bà Mai cho biết.
Giám đốc điều hành Navigos Search thông tin thêm hiện nay, nhiều doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên tuyển dụng ứng viên từ cao đẳng, trung cấp, vì thời gian đào tạo nhanh chóng và chương trình đào tạo trực tiếp vào chuyên môn.
Trong khi đó, các ứng viên học đại học, ngoài kiến thức chuyên môn, sẽ có cơ hội được đào tạo thêm tại trường về những kỹ năng quản lý, nghiên cứu, phản biện và sáng tạo..., thích hợp cho nhóm công việc cần những kỹ năng này.
Bà Nguyễn Phương Mai cho biết nhiều doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên tuyển dụng ứng viên từ cao đẳng, trung cấp, vì thời gian đào tạo nhanh chóng và chương trình đào tạo trực tiếp vào chuyên môn. Ảnh: NVCC.
Chọn người phù hợp doanh nghiệp
Bà Mai khẳng định khi xác định và chọn lựa ứng viên phù hợp nhất với một vị trí, nhà tuyển dụng sử dụng 3 yếu tố chính - kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Cụ thể, ứng viên cần có kiến thức về công việc, ngành và công ty, được thể hiện thông qua kết quả học tập trong hồ sơ ứng viên hoặc những câu hỏi về kiến thức trong quá trình phỏng vấn.
Họ cũng cần kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Những kỹ năng về chuyên môn tích lũy từ quá trình đi làm trước đó hoặc tự học. Ví dụ, vị trí lập trình viên cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình.
Kỹ năng mềm gồm khả năng giao tiếp, thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm… và các kỹ năng cần thiết và phù hợp vị trí nhất định. Ví dụ, nhân viên bán hàng cần có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng xử lý tình huống.
Nhà tuyển dụng cần tìm người có kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp vị trí công việc, văn hóa doanh nghiệp chứ không phải người có bằng cấp cao. Ảnh: Dave Ramsey.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng xem xét thái độ của ứng viên với công việc, liệu họ có nghiêm túc với công việc hay không. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá qua sự chuẩn bị của ứng viên trong quá trình phỏng vấn, những bài kiểm tra đánh giá năng lực và tính cách.
"Thông qua ba yếu tố này, ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc và văn hóa của doanh nghiệp sẽ là người được lựa chọn", bà Mai nói.
Bách Linh - Zing.
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công