Nhóm ngành đào tạo giáo viên tại kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021: Nhiều tín hiệu tích cực
Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2021 để lại nhiều dấu ấn, đáng chú ý là những tín hiệu tích cực của nhóm ngành đào tạo giáo viên. Đây là nhóm ngành có số lượng nguyện vọng đăng ký cao, điểm sàn xét tuyển tăng... Sự quan tâm đầu tư và những chính sách ưu đãi đối với sinh viên sư phạm của Nhà nước đã làm tăng sức hút cho các cơ sở đào tạo giáo viên, góp phần tạo chuyển biến về quy mô, chất lượng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập thông tin này nhé!
Có nhiều khởi sắc
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2021, nhóm ngành đào tạo giáo viên nằm trong nhóm ngành có số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao (xếp thứ 11 trong tổng số 25 nhóm ngành). Không chỉ thu hút sự quan tâm của thí sinh, nhóm ngành này còn có sự khởi sắc rõ rệt khi điểm sàn xét tuyển vào các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học năm nay là 19,0 điểm (tổ hợp 3 bài thi), cao hơn 0,5 điểm so với năm 2020.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm của trường năm nay tăng 2,5 lần so với năm trước. Điểm chuẩn vào các ngành Sư phạm của trường cũng tăng, tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng nguồn tuyển.
Quy mô tuyển sinh các ngành Sư phạm của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng liên tục phát triển. “Năm 2021, có 7.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các ngành Sư phạm của trường, nhiều hơn 2.000 nguyện vọng so với năm 2020 và nhiều hơn 3.000 nguyện vọng so với năm 2019.
Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển tăng, tạo điều kiện cho nhà trường có nhiều cơ hội tuyển chọn, chất lượng đầu vào của sinh viên ngành Sư phạm cũng tăng lên”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thông tin.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) Đoàn Minh Châu, năm 2021, học sinh của trường đã đăng ký hơn 120 nguyện vọng vào các ngành Sư phạm, tăng 15% so với năm 2020. Trong khi đó, bà Trần Minh An, phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) cho hay: “Năm tới, con tôi dự định đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm, song tôi lo sự cạnh tranh sẽ rất lớn vì ngày càng có nhiều thí sinh quan tâm đến ngành học này”.
Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trình bày, chia sẻ các nội dung của chuyên đề “Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học tiểu học”.
Nỗ lực nâng chất lượng
Cả nước hiện có 56 cơ sở đào tạo nhóm ngành Sư phạm, với tổng quy mô hơn 52.000 sinh viên. Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao là minh chứng thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều của người học đối với ngành đào tạo sư phạm. Đây là cơ hội để các cơ sở đào tạo có thêm nhiều lựa chọn, song cũng đặt ra những đòi hỏi cao hơn trong việc cải thiện chất lượng đào tạo, nhằm thu hút thí sinh một cách bền vững.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, một trong những giải pháp cần tiếp tục phát huy, cũng nhằm tạo động lực, tác động mạnh tới sự lựa chọn của nhiều thí sinh là thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25-9-2020 “Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”. Theo đó, từ năm 2021, ngoài việc được miễn học phí, sinh viên sư phạm còn được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng... Đây là sự đầu tư không nhỏ, cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với ngành Sư phạm. Về lâu dài, để khuyến khích người học có tài năng lựa chọn ngành Sư phạm và nâng chất lượng đào tạo, chính các cơ sở đào tạo cần chuyển động mạnh mẽ.
Với quy mô tuyển sinh lớn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn có nhiều giải pháp cải tiến chương trình, phương pháp đào tạo, gắn kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục phổ thông, nhất là từ khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm đào tạo của trường là luôn phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Bên cạnh việc đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng cường rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, nhà trường đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, chuyển từ truyền đạt một chiều, ít phản biện sang cách dạy học có tương tác, khơi dậy tiềm năng, trí tuệ và sự tham gia tích cực của người học.
Còn theo Tiến sĩ Cao Bá Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng với việc xây dựng một số chương trình đào tạo mới, nhằm cung cấp cho các địa phương đội ngũ giáo viên giảng dạy những môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường dự kiến mở thêm các ngành đào tạo tích hợp, như: Khoa học tự nhiên và lịch sử - địa lý...
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đề nghị, các đơn vị, địa phương phối hợp đồng bộ để vận hành trơn tru, cân đối giữa “cung” và “cầu”, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người học. Để tạo sự phát triển toàn diện, vững chắc và chất lượng của cả hệ thống, Bộ đang xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...
“Bộ cũng sẽ có văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể việc đào tạo sinh viên sư phạm được thực hiện dựa trên cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm của các địa phương với cơ sở đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ...”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đổi mới tuyển sinh đại học mà không gây sốc
Xếp loại đại học là xu hướng không thể đảo ngược
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công