Những góc khuất nghề caddy sau vẻ hào nhoáng trên sân Golf
Chỉ những người thật sự yêu bộ môn thể thao golf, hiểu về văn hoá golf hoặc những người đã và đang theo nghề Caddy tại các sân golf mới hiểu được sự lao động vất vả đằng sau những hình ảnh hoa mỹ. Hãy cùng nghe tâm sự của anh Trần Khanh – một Caddy đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại sân Tân Sơn Nhất để hiểu hơn những góc khuất về chuyện nghề tại sân golf .
Caddy golf – người hỗ trợ thầm lặng cho các Golfer
Trong sân golf thì Caddy là người hỗ trợ cho các golfer. Caddy có nhiệm vụ kéo xe chở bộ gậy golf nặng gần 15 kg theo các golfer chinh phục từ hố golf đầu tiên đến hố thứ 18.
Caddy Trần Khanh chia sẻ: “Nói rằng Caddy nặng nhọc thì không đúng lắm, nó không nặng như nghề phụ hồ, xây dựng…, nhưng lại nặng ở tinh thần, ở đôi chân vì đi lâu khiến khớp gối đau có đôi khi chẳng đi nổi nữa, nhưng vẫn phải cố gắng vì trách nhiệm, vì công việc và hơn hết vì thu nhập để có thể lo cho gia đình”.
Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không ít khó khăn đòi hỏi các Caddy cần có một sức khoẻ dẻo dai, có lúc phải đứng giữa cái nắng 40 độ C cầm dù che cho golfer, tay không quên mang theo bộ gậy khi golfer cần. Có những ngày phải trùm áo mưa chạy hết sân, từ lùm cây, dưới sông tìm bóng.
Caddy đôi khi không chỉ là bạn đồng hành của golfer mà có lúc là người hướng dẫn golfer đánh gậy như thế nào và hướng gậy ra sao vì Caddy là người nắm rõ địa hình của sân, đoán được hướng của gió, phán đoán khoảng cách từ bóng đến hố cờ, đọc line cho golfer khi bóng trên green. Caddy còn là người nhìn được hướng bóng có thể nhắc và hỗ trợ golfer trong những tình huống bất ngờ.
Thế nhưng, nói về việc này, anh Trần Khanh chua chát: “Thực tế ít golfer xem Caddy là bạn đồng hành”.
Nỗi niềm nghề làm dâu trăm họ
Làm phục vụ nên nhiều người vẫn ví Caddy là nghề làm dâu trăm họ. Với mỗi Golfer một tính cách khác nhau, caddy luôn phải cố gắng làm hài lòng họ bất kể xảy ra tình huống gì. Có golfer thích sự thấu hiểu từ Caddy trong quá trình phục vụ, có golfer thích sự im lặng, cũng có golfer thích nhận được sự phục tùng các Caddy… Nếu gặp được các golfer thân thiện, cởi mở, thấu hiểu và trân trọng sự vất vả phục vụ của caddy trên sân thì đó luôn là sự may mắn với họ.
Caddy là nghề phục vụ nên vẫn được ví như “làm dâu trăm họ”
Thực tế, bên cạnh những Golfer xem Caddy như những người bạn, không có thái độ trịch thượng trong suốt quá trình thi đấu hoặc tập luyện thì cũng có không ít trường hợp các golfer mất bình tĩnh khi đánh bóng hỏng, thua trận và sẵn sàng trút cơn giận dữ của bản thân lên các Caddy.
Đó chính là những khó khăn, áp lực về tâm lý mà nghề “làm dâu trăm họ” như Caddy phải trải qua. Muốn có sự chuyên nghiệp, các Caddy luôn phải cố gắng nén cái tôi và vượt qua cảm xúc cá nhân.
Thu nhập đánh đổi bằng sức khoẻ
Thông thường, thu nhập của Caddy cao hay thấp có thể phụ thuộc vào tiền ‘bo’ của golfer cũng như khả năng phục vụ của họ. Ở Việt Nam, Caddy có thu nhập giao động trung bình từ 12 triệu/tháng. Theo caddy Trần Khanh thì nếu caddy giỏi được khách book nhiều tiền lương có lúc lên đến 18 – 20 triệu/ tháng. Tuy Caddy là nghề làm dâu trăm họ, cực nhưng lại có tiền hơn nếu so với mức lương của một lao động phổ thông.
“Khoảng 70% người theo nghề Caddy không xác định sẽ làm lâu dài họ chỉ muốn kiếm một khoảng tiền để làm vốn và bắt đầu làm nghề khác nhẹ nhàng hơn. Bản chất nghề caddy chỉ tồn tại từ 3 đến 5 năm tuổi đời với nghề. Tính chất công việc phải di chuyển rất nhiều và liên tục khiến cho sụn gối không tiết kịp chất nhờn giúp bôi trơn, lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến đệm khớp gối. Sau khoảng 5 năm, sức khoẻ dần đi xuống, chân không còn đi nổi nữa”, anh Khanh tâm sự.
Một ngày làm việc của Caddy phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, tâm trạng của các Golfer
Nói về mong ước với nghề, anh cho biết, chỉ mong golfer xem Caddy như một người bạn đồng hành để họ có thêm những động lực cống hiến. Bởi một ngày làm việc của Caddy phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, tâm trạng của các Golfer. Có rất nhiều lý do khiến tình yêu nghề của Caddy vơi dần đi trong đó nhiều nhất những va chạm về cảm xúc khiến họ không thể gắn bó lâu dài.
Ngọc Kiển - theo Vietnambusinessinsider
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 164
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 263
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 315
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1926
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1782
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4903
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1469
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1358
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1381
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công