Những lí do khiến bạn làm việc trong ngành tài chính
Trong sự phát triển của sân chơi chứng khoán hay các dịch vụ tài chính tiền tệ như hiện nay, chắc hẳn các bạn đã thấy lĩnh vực này sôi động và đầy tiềm năng như thế nào. Khi bạn quyết định theo học và làm trong ngành tài chính, bạn sẽ thu về không ít điều “hay ho” sau. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu tuyển dụng cao
Theo kết quả đánh giá các chỉ số nhân lực của Công ty Tư vấn Navigos, chỉ tính riêng quý 2/2007, nhu cầu nhân lực kế toán, tài chính ngân hàng của ngành ngân hàng tăng trên 1.300 người, tăng 383%. Xét về tốc độ gia tăng của thị trường, nguồn nhân lực của ngành ngân hàng chiếm tỉ lệ tăng 57%, tiếp theo là kế toán, tài chính (42%). Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đưa ra dự báo: đến năm 2010, nhu cầu nguồn nhân lực của các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán và thẩm định giá khoảng 13.500 người.
Trong đó, lĩnh vực chứng khoán cần tới 5.000 người, tăng trên 500% so với hiện nay; nhu cầu nhân lực đối với ngành kiểm toán đứng thứ 2 với tốc độ tăng 103% so với hiện nay (khoảng 3.000 người); lĩnh vực thẩm định giá cũng được dự báo cần tới 500 người (tăng 20% so với hiện nay).
Cũng theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng nhân sự cho ngành Ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 người. Lượng “cung” thấp hơn “cầu” quá nhiều đã giúp hầu hết SV ngành Tài chính – Ngân hàng tuy chưa tốt nghiệp nhưng về mặt lý thuyết là đã chắc chắn có việc làm! Thậm chí, nhiều ngân hàng đã có chiến lược thu hút chất xám đối với những SV khá, giỏi đang học năm thứ 3, 4.
Mức thu nhập thuộc hàng “top”
Có thể khẳng định rằng ở bất kì một nền kinh tế đang phát triển nào thì mức độ lương bổng và thu nhập của những người làm trong nghề tài chính cũng luôn ở mức độ cao nhất. Trong giới viên chức văn phòng, nghề tài chính cso thu nhập thuộc hàng “top” không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Ở nước ta, một sinh viên học về tài chính mới ra trường có mức lương thường là 5, 6 triệu; sau đó sẽ tăng lên 10 triệu, 15, 20 triệu… Mức thu nhập này còn tùy thuộc vào năng lực của bạn đến đâu nữa.
Sức trẻ
Hãy so sánh với các ngành hay lĩnh vực khác, ngành tài chính luôn có xu hướng không quá coi trọng “mức độ thâm niên” của người lao động khi quyết định tuyển dụng một vị trí cho công ty. Trong ngành này, tuổi tác hoàn toàn không có ý nghĩa. Và đó cũng là lí do vì sao ngành này luôn thu hút tất cả những nhân tài đầy tham vọng và… hết sức trẻ tuổi.
Môi trường làm việc năng động
Làm việc trong ngành tài chính là bạn được tiếp xúc với những vấn đề sôi động nhất của nền kinh tế: thị trường tài chính và tiền tề - chiếc nhiệt kế đo sự lên xuống của nền kinh tế.
Bất cứ sự kiện kinh tế nào cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường này và ngược lại, mọi sự thay đổi của thị trường tài chính tiền tệ như lãi suất, tỉ giá, VN-Index, giá vàng, giá xăng, giá USD… đều tác động các đến các họat động kinh tế khác như đầu tư, ngoại thương…
Yếu tố trên khiến cho bạn có cảm giác luôn luôn được ở chính giữa vòng chuyển động của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngành tài chính luôn đòi hỏi sự nhạy bén trong suy nghĩ và dứt khoát trong hành động. Vì thế nếu bạn thực sự muốn trau dồi khả năng nhạy bén và độc lập trong công việc của mình hãy đầu quân cho các công ty tài chính.
Sự đơn giản
“Hết sức nhẹ nhàng” đó là tất cả những gì có thể miêu tả về hoạt động hành chính trong ngành tài chính. Đa phần các công ty hàng đầu đều có xu hướng xây dựng công ty theo đội ngũ vô cùng “mỏng”. Chính vì điều này đã giúp cho việc đi đến quyết định nhanh chóng hơn, và việc một nhân viên mới toe được diện kiến sếp để trình bày nguyện vọng của mình là điều hết sức bình thường. Thậm chí bạn có thể xung phong nhận thêm trách nhiệm - 1 điều hiếm thấy ở những công ty khác.
Sự tiên đoán
Một quy luật chung cho sự thành công trong ngành tài chính nói chung và ngành ngân hàng hay bảo hiểm nói riêng đó chính là khả năng tiên đoán và định liệu được trước tương lai. Tất nhiên đây không phải là sự tiên đoán vô căn cứ mà là dựa trên số liệu, sự phân tích, kinh nghiệm và 1 chút ít may mắn.
Vì vậy, nếu bạn muốn sở hữu một “bộ óc” biết phân tích và có khả năng tiên liệu mọi chuyện, tham gia vào ngành tài chính là lời khuyên hữu ích nhất. Điều này không những tốt cho “ túi tiền” của bạn mà còn rất có ích trong cuộc sống nữa.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo careerbuilder.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1938
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4834
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1416
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1568
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2974
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2110
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2217
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4181
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 25470
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1789
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công