Ổn định nhịp sống lao động hậu giãn cách xã hội
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, từ 0h ngày 23/4, cả nước cơ bản dừng giãn cách xã hội, ngoại trừ một số huyện của TP Hà Nội, tỉnh Hà Giang và Bắc Ninh. Cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân đang dần trở lại bình thường.
Khái quát tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay
Theo trang ncov.moh.gov, tính đến 19h ngày 24/4, dịch bệnh đã lan ra 211 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thế giới ghi nhận tổng cộng 2.753.385 ca nhiễm virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 192.301 ca tử vong.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong nước cũng như quốc tế, Chính phủ đã kịp thời ban hành Chỉ thị 16 về vấn đề cách li xã hội đồng thời thực hiện các biện pháp phòng dịch phù hợp. Sau hơn 3 tháng toàn Đảng, toàn dân chung tay chống dịch, diễn biến dịch Covid-19 tại nước ta cơ bản được kiểm soát tốt. Tính đến 19h ngày 24/04, Việt Nam chỉ ghi nhận thêm 2 ca bệnh mới từ nước ngoài về, nâng tổng số bệnh nhân lên 270 người sau 8 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới. Trong đó đã có 225 ca được chữa khỏi (đạt tỉ lệ 84%).
Toàn cảnh đất nước sau Chỉ thị 16
Cuộc sống sinh hoạt người dân sau giãn cách xã hội
Việc nới lỏng giãn cách xã hội là kết quả của 3 tuần cố gắng, nỗ lực hết mình của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam. Cả đất nước dường như đã chuyển mình trở dậy sau một giấc ngủ dài. Sự hồ hởi, vui mừng khi được quay trở lại học tập và làm việc như hiện hữu trên gương mặt của rất nhiều người.
Ghi nhận vào sáng ngày 24/4 cho thấy, các hoạt động kinh doanh, phương tiện giao thông trên toàn quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại. Quan trọng hơn cả, dường như tâm thế “sống chung với dịch”, “kinh doanh an toàn” mà Thủ tướng Chính phủ luôn chia sẻ trong các bài phát biểu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta. Ý thức người dân được cải thiện đáng kể, cùng với đó là những hành động ý nghĩa nhân văn, ứng xử có trách nhiệm hướng tới một tương lai mạnh khỏe, an toàn và hạnh phúc. Tuy nhiên, song song với việc thực hiện tốt giai đoạn phòng dịch, chống dịch, chúng ta cần tiếp tục học tập, lao động, sản xuất với mục tiêu lâu dài là ổn định nhịp sống kinh tế xã hội.
Ổn định nhịp sống sau giãn cách xã hội
Các doanh nghiệp trở lại lao động sản xuất
Trở lại guồng quay công việc sau thời gian nghỉ ngơi dài ngày hẳn không phải là một điều dễ dàng với bất cứ ai. Trạng thái nghỉ ngơi có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất làm việc cũng như sự chuyên nghiệp của bạn. Hãy bắt nhịp lại với công việc bằng một vài việc làm sau nhé.
• Chủ động sắp xếp lại công việc
Sau kỳ nghỉ dài, có lẽ cả núi công việc đang chờ đợi bạn vào ngay ngày đầu tiên. Đừng để bản thân bị hoảng loạn, mất cân bằng, hãy chủ động tiếp cận công việc một cách nhẹ nhàng nhất. Hãy dành 10-20 phút ngay khi bắt đầu làm việc để sắp xếp danh sách mọi việc theo mức độ ưu tiên và thực hiện lần lượt. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, không sa đà vào những việc làm không cần thiết. Đồng thời, bạn có thể dành cho bản thân những phút giây thư giãn để tạo lên nguồn năng lực tích cực khiến ngày làm việc không chỉ vui vẻ mà còn hiệu quả.
• Duy trì cảm hứng và nhịp điệu làm việc
Kỳ thực những thói quen đều đặn lặp đi lặp lại trong thời gian cách li xã hội ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp điệu làm việc của bạn. “Ngủ nướng”, xem phim xuyên đêm và một vài thói quen xấu khác … có thể khiến bạn trở lại công việc trong trạng thái lờ đờ, thiếu sức sống. Hãy làm nóng bản thân bằng những công việc mà bạn cảm thấy hứng thú nhất hay chí ít dành 10-20 phút để lấy lại sự cân bằng của đầu óc bằng cách nghe một bản nhạc, uống một ly trà, lập mục tiêu cho một ngày làm việc mới...
Aytekin Tank - Nhà sáng lập, CEO của JotForm, đồng thời là cây bút hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp, truyền cảm hứng đã từng chia sẻ: "Nếu một ngày nào đó tôi đến công sở trong trạng thái lờ đờ, tôi cho phép mình làm điều gì đó khác để tăng sự tập trung cho bản thân. Tôi có thể gặp gỡ một thành viên trong đội ngũ hay đọc về những chủ đề có liên quan đến công việc trong ngày. Tâm trí xao nhãng của tôi sẽ dần tập trung trở lại, và dòng chảy của những ý tưởng mới tạo cảm hứng để tôi tiếp tục triển khai chúng. Trước khi tôi nhận ra, 90 phút đầu tiên đã trôi qua cùng với trạng thái lờ đờ trước đó".
Có thể nói, tuân thủ nhịp điệu làm việc đã được thiết lập từ trước là thói quen thành công mà chúng ta cần có để hoàn thành mọi việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần những thay đổi phù hợp để tăng cảm hứng làm việc. Bên cạnh đó, hãy giữ tinh thần tập trung cao độ, tránh trì hoãn mọi dự định đã đặt ra từ đấy nâng cao tinh thần tự giác, kỉ luật.
• Giữ sự gắn kết với đồng nghiệp
Thống kê tại các doanh nghiệp đều có chung kết quả rằng những nhân viên có sự gắn kết cao luôn mang lại hiệu suất làm việc tốt hơn những nhân viên thiếu gắn kết. Đây không chỉ đơn thuần là sự gắn bó giữa nhân viên trong công việc mà còn là sự thân thiết, hòa đồng, tương trợ giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau và với nơi làm việc. Một môi trường làm việc có sự gắn bó, kết nối sẽ là “chất xúc tác” vô hình khiến chúng ta hăng say trong công việc hơn bao giờ hết. Vậy nên, sau gần 1 tháng không gặp gỡ, bạn hãy dành thời gian tâm sự, chia sẻ cùng đồng nghiệp về kì nghỉ vừa qua nhé.
• Thực hiện tốt các quy trình phòng dịch.
Mặc dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt với những dấu hiệu khả quan, nhưng chúng ta không được chủ quan, lơ là bởi thực tế trong nước đã xuất hiện các trường hợp lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Do vậy, khi quay trở lại nhịp sống lao động thường ngày, mỗi người hãy đảm bảo thực hiện đúng Chỉ thị của Chính phủ. Chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, đặc biệt luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, thường xuyên rửa tay với xà phòng và dung dịch diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và khai báo y tế đầy đủ.
Qua các chia sẻ trên, Hướng nghiệp Career.gpo.vn hy vọng có thể mang tới bạn đọc những thông tin bổ ích cho những ngày đầu trở lại làm việc.
Giang Giang
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 285
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 255
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công