Quản lý chất lượng đào tạo sau đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Toàn cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục nhấn mạnh về tầm quan trọng của đào tạo sau đại học, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
GS Phạm Quang Trung cho biết, trong hơn 40 năm qua, cùng với các cơ sở giáo dục đại học khác, Học viện đã đồng hành thực hiện các nhiệm vụ do cấp trên giao cho.
Theo đó, Học viện đã có bước tiến rất dài trong đào tạo sau đại học, từ những bước đi chập chững đầu tiên; vừa làm, vừa thiết kế thi công, vừa làm, vừa học hỏi, quan sát, rút kinh nghiệm; cho đến nay, toàn bộ từ quy trình cho đến chất lượng đào của học viện đã được khẳng định và có được vị trí xứng đáng, được xã hội đánh giá cao.
GS Phạm Quang Trung phát biểu khai mạc hội thảo
Theo GS Phạm Quang Trung, sản phẩm mang tính chất “chân kiềng” của Học viện Quản lý Giáo dục là: Đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: Đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao cho Học viện 2 nhiệm vụ trọng tâm nhất là: Phát triển đào tạo sau đại học và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhiều lần nhấn mạnh, công tác đào tạo sau đại học là nhiệm vụ rất quan trọng, phải cố gắng nâng tầm.
Việc nâng tầm này không chỉ nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, các lớp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; điều quan trọng là chúng ta tạo ra thế hệ các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục có năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29.
TS Nguyễn Quốc Trị phát biểu tham luận tại hội thảo
Cho rằng, đổi mới chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng là công cuộc quan trọng, cấp bách và cần thiết, TS Nguyễn Quốc Trị - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trao đổi: Trong bối cảnh mới của đất nước, việc đổi mới chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các hoạt động đào tạo trong nhà trường, nhiều đòi hỏi mới đối với hoạt động sư phạm của giảng viên.
Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác quản lý của người hiệu trưởng, đòi hỏi người hiệu trưởng phải “Thay đổi sự quản lý” để “Quản lý sự thay đổi”.
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong khung cảnh chúng ta bắt đầu triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và toàn bộ quy chế tuyển sinh trong ngành phải sửa đổi để thích ứng với yêu cầu mới của quản lý giáo dục.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng phát biểu tại hội thảo
Theo TS Nguyễn Thị Kim Phụng, yêu cầu mới trong quản lý giáo dục là: Nhà nước chỉ quản lý tiêu chuẩn chất lượng, kiểm định chất lượng…còn các cơ sở giáo dục đại học tự chủ ở mức độ càng cao càng tốt.
Liên quan đến vấn đề chương trình đào tạo thạc sĩ ứng dụng mà một số đại biểu đề cập tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi: Chương trình ứng dụng khác với chương trình nghiên cứu chủ yếu về phương pháp học tập và về chương trình tự chọn, cũng như là luận văn, luận án.
Nếu như luận văn có các địa chỉ ứng dụng, có địa chỉ sử dụng vào kết quả nghiên cứu thì mới gọi là chương trình ứng dụng, còn nếu không làm được việc đó thì chưa phải đào tạo thạc sĩ ứng dựng.
Liên quan đến xây dựng chương trình đào tạo, TS Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ: Các trường phải xây dựng chuẩn đầu ra trước, sau đó chương trình phải ứng với chuẩn đầu ra. Môn học nào là một mảnh ghép trong chuẩn đầu ra thì mới đưa môn học đó vào chương trình, chứ không phải là đưa vào chương trình những gì chúng ta đã có.
Minh Phong - Giáo dục và Thời đại.
Bài viết khác
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày đăng: 04/04/2025 - Lượt xem: 52
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xem thêm [+]Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 54
Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Xem thêm [+]Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 46
Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Xem thêm [+]Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Ngày đăng: 02/04/2025 - Lượt xem: 47
Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Xem thêm [+]10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Ngày đăng: 01/04/2025 - Lượt xem: 76
10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Ngày đăng: 31/03/2025 - Lượt xem: 48
Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: 3 trường đại học yêu cầu xét tuyển môn Văn vào tất cả các ngành
Ngày đăng: 31/03/2025 - Lượt xem: 43
Tuyển sinh 2025: 3 trường đại học yêu cầu xét tuyển môn Văn vào tất cả các ngành
Xem thêm [+]Gần 20 đại học công bố mức quy đổi điểm IELTS năm 2025
Ngày đăng: 27/03/2025 - Lượt xem: 68
Gần 20 đại học công bố mức quy đổi điểm IELTS năm 2025
Xem thêm [+]Tuyển sinh ĐH 2025: Thí sinh có SAT, IELTS mất cơ hội tuyển thẳng
Ngày đăng: 26/03/2025 - Lượt xem: 60
Tuyển sinh ĐH 2025: Thí sinh có SAT, IELTS mất cơ hội tuyển thẳng
Xem thêm [+]Đại học đua nhau mở hàng chục ngành mới, xét tuyển trong năm 2025
Ngày đăng: 23/03/2025 - Lượt xem: 114
Hàng chục ngành đào tạo mới sẽ được các trường đại học mở và xét tuyển trong năm 2025.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công