Ra quyết định là gì? Những kỹ năng ra quyết định chiến lược
Với mỗi người chúng ta mà nói, thường xuyên bạn phải ra quyết định trong cuộc sống, quyết định xem có nên mua cái áo đó hay không, quyết định xem nên học trường nào? Với những nhà quản trị, ra quyết định là công việc thường xuyên của họ, thế nhưng làm thế nào để bạn có thể đưa ra những quyết định chiến lược nhất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu ra quyết định là gì? Và những kỹ năng để người lãnh đạo ra quyết định. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Ra quyết định là gì? Những kỹ năng ra quyết định chiến lược - Hướng nghiệp GPO
1. Ra quyết định là gì?
Theo như tâm lý học thì ra quyết định được coi là một quá trình nhận thức của con người và dẫn đến việc đưa ra những lựa chọn hoặc cũng chính là một quá trình hoạt động với những khả năng thay thế. Với mỗi quá trình thay thế và ra quyết định đó của con người thì nó chính là lựa chọn cuối cũng có thể hoặc không thể nhắc nhở hành động. Việc ra quyết định chính là việc mà bạn phải lựa chọn những giá trị thay thế, dựa trên những giá trị và sở thích của người ra quyết định.
Bên cạnh đó thì ra quyết định nó cũng liên quan đến việc giải quyết vấn đề. Nhà quản trị luôn đưa ra những quyết định, và quyết định của một nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến chính hiệu quả công việc và tổ chức của bạn. Chính vì thế mà khi đưa ra quyết định thì bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ nếu như muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
Quyết định cũng được phân chia thành nhiều loại quyết định khác nhau chứ nó không đơn thuần chỉ là quyết định. Có ba loại quyết định đó là: Quyết định theo quy chuẩn, quyết định cấp thời, quyết định có chiều sâu. Để hiểu rõ hơn về những loại quyết định này thì vội bỏ lỡ phần sau đây nhé.
2. Phân loại ra quyết định
2.1. Quyết định theo quy chuẩn
hắc bạn cũng chẳng còn mấy xa lạ với những quyết định quy chuẩn này nữa, bởi vì đây chính là những quyết định mang tính lặp đi lặp lại hàng ngày. Giải pháp cho những quyết định này chính là giải những thủ tục, luật lệ và những chính sách đã được quy định từ trước. Quyết định này thường đơn giản và bạn đưa ra những quyết định như này thường dựa vào lập luận logic hoặc tham khảo những quy định có trước. Đối với những vấn đề này thì nó sẽ gặp vấn đề phát sinh nếu như bạn không thực hiện đúng với quy tắc của nó. tuy nhiên thì vẫn có những phát sinh không được thực hiện theo đúng quy trình của nó thế nhưng nó vẫn bạn vẫn có khuynh hướng ra những quyết định như thế này.
Ví dụ: Giám đốc quyết định mua máy in, máy tính để cho nhân viên có thể sử dụng phục vụ cho công việc.
2.2. Quyết định cấp thời
Quyết định cấp thời chính là quyết định cần đòi hỏi những tác động nhanh, mạnh và dứt khoát, quyết định này gần như phải được thực hiện ngay lập tức.
Trong một hoàn cảnh nhất định, xảy ra mất chợt nếu như những dự định hay kế hoạch của bạn không được thực hiện lúc đó được do điều kiện hay hoàn cảnh thì bắt buộc bạn cần phải đưa ra một quyết định khác thay thế cho dự kiến cũ. Quyết định này thường không được chuẩn bị trước, chính vì thế mà nó đòi hỏi ở những người ra quyết định cấp thời phải rất tập trung. Thông thường thì những quyết định này phải được thực hiện luôn và nó sẽ cho bạn rất ít thời gian để thực hiện hoặc hoạch định lôi kéo người khác vào quyết định này.
Ví dụ: Nếu như một chuyến máy bay đến muộn hơn so với lịch dự kiến và để cho khách hàng phải đợi lâu thì giám đốc của hãng này sẽ phải gặp hành khách của mình sau đó quyết định xem có nên để họ chở hya cho họ về nhà hay không?
2.3. Quyết định có chiều sâu
Quyết định có chiều sâuHọp, bàn để đưa ra quyết định có chiều sâuQuyết định có chiều sâu chính là những quyết định đưa ra phải có thời gian chuẩn bị giải quyết chứ không giống như những quyết định khác khi đưa ra có thể thực hiện ngay lập tức. Những quyết định có chiều sâu đòi hỏi bạn cần phải lên kế hoạch, tập trung họp thảo luận và lấy ý kiến chung. Với những quyết định như thế này thường liên quan đến việc định hướng phát triển hay những công việc có ảnh hưởng đến tổ chức. Chính vì thế mà có thể nó cũng là quyết định gây ra nhiều tranh cãi nhất, bất đồng, xung đột quan điểm.
Với những quyết định có chiều sâu này thì bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị, hơn nữa bạn cũng sẽ có những ý kiến, phương án khác nhau để thực hiện vì nó được dựa trên sự tranh luận của nhiều người. Khi càng nhiều người đưa ra ý kiến thì bạn càng có nhiều sự lựa chọn, lúc này chỉ cần chọn phương án tốt nhất được nhiều người tán dương nhất để thực hiện là xong.
Quyết định có chiều sâu là những quyết định mang tính chọn lọc, thích ứng và sáng tạo. Việc bạn chọn lọc những phương án này sẽ cho phép bạn đạt được sự thích hợp tốt nhất, sự hiệu quả của phương án này sẽ phụ thuộc vào những quyết định của bạn, quyết định phải được nhiều người chấp thuận nhất.
Ví dụ: Một doanh nghiệp quyết định mua đất để mở rộng kinh doanh, quyết định này cần phải được đưa ra họp bàn và thảo luận giữa các cổ đông với nhau.
3. Kỹ năng để đưa ra một quyết định chiến lược
Với những nhà lãnh đạo thì việc đưa ra những phương hướng chiến lược hay những quyết định là rất quan trọng với họ. Hàng ngày họ phải đưa ra những quyết định hết sức quan trọng liên quan đến sự phát triển của cả doanh nghiệp, chính vì thế mà kỹ năng để ra quyết định rất quan trọng. Cho dù bạn không phải là người lãnh đạo, thế nhưng bạn cũng cần phải đưa ra quyết định trong cuộc sống của mình. Để bản thân mình không phải hối tiếc vì điều mình làm thì bạn cần phải biết những kỹ năng sau đây.
3.1. Các bước để đưa ra một quyết định
Trong cuộc sống của chúng ta, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định hàng ngày, với những quyết định dễ dàng thì bạn không quá khó khăn để đưa ra. Còn với những quyết định khó khăn thì cần phải có thời gian, vậy với những quyết định khó và phức tạp thì bạn cần phải làm gì?
- Bước thứ nhất, bạn cần phải hiểu vấn đề: Hãy hiểu rằng bạn cần phải làm gì và làm như thế nào? Vấn đề mà bạn đang gặp phải là gì, hãy xác nhận rõ ràng điều đó để quyết định của bạn đưa ra là đúng đắn.
- Bước thứ hai, nhận định giải pháp: Hãy xem bạn có bao nhiêu sự lựa chọn, hãy nghĩ đến những cách mà bạn có thể đưa ra để giải quyết vấn đề là gì. Sau đó hãy tham khảo những ý kiến từ người khác. Tham khảo những ý kiến mà bạn cho rằng người đó bạn có thể tin tưởng, ví dụ như: Bố mẹ, bạn bè, thầy cô,...sau khi đã nắng nghe ý kiến từ những người đó thì bạn hãy phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân để giải quyết nó.
- Bước thứ ba, đưa ra những lý lẽ để tán thành và phản đối của mỗi sự lựa chọn. Sau khi đã có được các phương án thực hiện giải quyết vấn đề trong tay thì hãy lọc ra những phương án mà bạn cho rằng khả thi và dễ thực hiện nhất. Sau đó hãy đánh giá những ưu nhược điểm của các phương pháp này và xác định những hậu quả của nó nếu như bạn thực hiện hoặc không thực hiện theo. Và liệu phương án đó có phải sẽ chỉ ảnh hưởng đến mình bạn hay không? Hay cả đối với người khác nữa.
- Bước thứ tư, đưa ra quyết định cuối cùng: Bạn chỉ được lựa chọn một phương án để thực hiện cho quyết định đó, sau khi lựa chọn hãy đảm bảo rằng phải làm theo và thực hiện đúng giải pháp đó. Nếu như là một người lãnh đạo giỏi, là một người có trách nhiệm với bản thân thì sau khi đưa ra quyết định thì bạn cần phải chịu trách nhiệm với những quyết định đó của mình.
3.2. Kỹ năng để đưa ra một quyết định chiến lược
Quyết định không làm
- Có những mong muốn không phù hợp với bản thân, nếu như với những quyết định không thực tế thì bạn phải biết mình không có khả năng để thực hiện điều đó. Chính vì thế dù sớm hay muộn nếu như cương quyết thì bạn sẽ có những quyết định sai lầm.
- Hãy tuân thủ theo đúng bốn bước để đưa ra quyết định, trừ khi thật cần thiết thì bạn mới có thể bỏ qua những bước này. Tuy nhiên khuyên bạn nên cẩn thận để đưa ra quyết định, nếu không muốn nhận hậu quả lớn.
- Hành động không cần thiết nhất khi mà phương hướng hành động tốt nhất là không làm gì cả.
- Lựa chọn những phương án dễ dàng, dễ thực hiện nhưng lại không đem lại hiệu quả gì cho chính bạn. Điều này sẽ khiến cho bạn bị sa lầy vào những bế tắc của quyết định.
Quyết định làm
- Luôn luôn trung thực trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề, nếu như vấn đề khó thì không được nói đơn giản.
- Chịu trách nhiệm cho các quyết định mà mình đưa ra
- Biết sử dụng linh hoạt thời gian, sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Bạn nên hiểu rằng có hai thứ qua đi mà không quay lại chính là thời gian và cơ hội. Thời gian khi bạn đã lãng phí thì nó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.
- Tự tin vào chính khả năng của mình, nếu như đến chính bản thân bạn còn không tin tưởng bạn thì liệu người khác có tin vào quyết định của bạn hay không. Để mọi người tin rằng mình đúng thì bạn cần phải có niềm tin vào chính mình trước đã.
- Biết học hỏi, đúc rút từ những sai lầm trước, với nhiều người họ không bao giờ dám nhìn nhận vào sai lầm của mình tạo ra, vì họ sợ mình sẽ lặp lại sai lầm đó. Thế nhưng đó lại không phải điều đúng đắn. Bạn cần phải biết nhìn nhận những cái sai của bạn, để từ đó biết mình sai ở đâu và không tái lại cái sai đó nữa.
Đó chính là kỹ năng mà bạn có thể dựa vào để đưa ra quyết định cho mình, hãy chắc chắn một điều rằng bạn tự tin vào nó và có khả năng chịu trách nhiệm với chính nó nhé.
4. Bạn có nên tự ra quyết định hay không?
Cuộc đời là của các bạn, chính vì thế mà hãy sống như một “đóa hoa” vươn giữa trời chứ đừng như một “bình hoa”. Hãy tự quyết định cho cuộc đời mình, bạn nên làm gì và cần phải làm gì để nó thực sự là cuộc sống của chính bạn. Hầu như cuộc sống của các bạn trẻ hiện nay đều nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ, ngay từ khi còn nhỏ bạn đã được người lớn quyết định thay cho việc mặc gì, ăn gì hay chơi gì. Những tư tưởng và sự ra quyết định đó ăn sâu vào tiềm thức của các bạn cho đến khi lớn lên cũng vậy. Bạn không biết mình muốn học trường nào, hay sở thích của mình là gì? Tất cả mọi thứ vẫn đang nghe theo sự sắp đặt của người lớn. Nếu sống một cuộc sống như vậy bạn có thấy mình giống một bình hoa hay không? Sau khi nghe theo những định hướng từ bố mẹ, nghe theo những quyết định của người khác bạn có bao giờ hối hận rằng mình không tự quyết định sớm hơn hay không?
Cuộc đời của bạn chỉ xuất hiện một lần duy nhất, và không lặp lại lần thứ hai, bởi vì thế mà bạn hãy tự quyết định cuộc sống của chính mình. Tự đưa ra những quyết định quan trọng để sau này bản thân bạn không phải hối hận vì mình đã bỏ lỡ điều gì đó. Chính vì thế mà hãy tự làm chủ cuộc sống của mình và hãy tự đưa ra những quyết định cho cuộc sống của mình.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem thêm bài viết:
Tầm quan trọng của sự sáng tạo trong công việc
Không “sốc” khi nghe lời phê bình
Bài viết khác
Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 67
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 5070
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1533
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1420
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1427
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành do đâu?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 6810
Mỗi đợt tốt nghiệp là các tân cử nhân đã chuẩn bị cho mình một sẵn một “kịch bản làm trái ngành”. Vậy nguyên nhân do đâu mà sinh viên chọn làm trái ngành?
Xem thêm [+]"Hiện tượng 35 tuổi: Ngoài 30 tuổi, nếu thật sự khôn ngoan thì nên tránh làm việc ở những công ty lớn
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 2081
Bạn có thể tin rằng công ty lớn là nơi phát triển và rèn luyện tốt nhất, nhưng đừng "ảo tưởng" rằng nó là nơi an toàn và ổn định nhất.
Xem thêm [+]Các câu hỏi thường gặp cho người đi làm việc tại Nhật Bản
Ngày đăng: 24/02/2022 - Lượt xem: 1564
Nhật Bản luôn là một điểm đến năng động, yêu thích không chỉ cho khách du lịch mà còn là cơ hội làm việc, nâng cao thu nhập, trình độ kỹ năng tay nghề cho nhiều lao động Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á. Nhật Bản là một đất nước công nghiệp, dịch vụ và luôn mở rộng cơ hội đón lao động nước ngoài nhằm đáp ứng sự thiếu hụt...
Xem thêm [+]Học tập ở người trưởng thành – Những điều cần lưu ý
Ngày đăng: 04/01/2022 - Lượt xem: 3515
Học tập là quá trình theo suốt cuộc đời mỗi người. Kể cả khi bạn đã trưởng thành, việc học vẫn luôn không ngừng để giúp bạn theo đuổi đam mê và phát triển bản thân. Hôm nay, Hướng nghiệp GPO sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề học tập ở người trưởng thành.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công