Sách giáo khoa cũ "rất ổn", thay mới làm gì?
Chương trình mới hiện đã triển khai được một tháng đã gặp phải phản ứng dữ dội từ dư luận. Người ta không chỉ nhặt sạn trong sách giáo khoa mà còn bức xúc bởi chương trình mới quá nặng, gây khó khăn, áp lực cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức.
Vậy nhưng, người biên soạn chương chình và một số chuyên gia giáo dục lại không thừa nhận chuyện này mà đổ trách nhiệm cho giáo viên không biết dạy. Có vị chuyên gia từng công tác tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (đề nghị không nêu tên) còn nói rằng: “Thấy khó học một chút lại đổ cho chương trình nặng là không đúng”. Bởi lẽ, trong học tập không chỉ có chương trình, sách giáo khoa mà khi thầy dạy không ra gì khiến trò học không ra gì thì mới sinh ra nặng nề bởi lẽ sách giáo khoa cũ đã tồn tại 20 năm nên giáo viên quen với cách dạy cũ. Hơn nữa, phụ huynh muốn con học thật nhanh, thật giỏi sẽ rất áp lực đối với trẻ.
Chính vì vậy khi thay đổi cách dạy, đổi mới phương pháp thì người thầy không thể không gặp những thách thức, khó khăn ban đầu nhưng không thể vì thế mà kết luận chương trình nặng là không ổn”. Thậm chí vị này còn gợi lại, cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2002 - 2003 đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa của các nhà khoa học, các nhà giáo và đông đảo phụ huynh bởi cho dạy chữ e trước chữ a, đã làm xáo trộn toàn bộ trật tự bảng mẫu tự chữ cái La-tinh của chữ quốc ngữ truyền thống.
Tuy nhiên, kể từ đó đến hết năm học 2019-2020 thì thầy vẫn dạy, trò vẫn học vẫn học bình thường và "rất ổn".[1] Bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ những nhận định của vị chuyên gia giáo dục trên để người đọc tự rút ra cho mình câu trả lời chính xác nhất. Cứ nhìn vào mục tiêu 2 chương trình sẽ có câu trả lời đúng nhất. Các vị cứ nói, chương trình mới của lớp 1 không nặng, chúng tôi sẽ liệt kê 2 bảng yêu cầu mục tiêu cần đạt cho học sinh lớp 1 của 2 chương trình (mới và hiện hành) để bạn đọc tiện so sánh.
Mục tiêu chương trình hiện hành lớp 1 (môn tiếng Việt) | Mục tiêu chương trình mới lớp 1 (môn tiếng Việt) |
Phần đọc: Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định, tốc độ đọc của học sinh: 30 tiếng/phút Phần viết: Nhìn văn bản chép (tập chép)một khổ thơ, đoạn văn ngắn, kỹ năng 30 chữ/15 phút. - Trả lời từ 1-2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc. |
Chuẩn kiến thức kỹ năng quy định, tốc độ đọc của học sinh: 40 – 50 tiếng/phút. “Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ”. Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết, tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi”. Biết viết “Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt”. (Yêu cầu này ở chương trình lớp 2). Học sinh biết: “Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa. Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa. Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh. |
Trả lời ý kiến thứ 2 của vị chuyên gia: Cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2002 - 2003 đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa của các nhà khoa học, các nhà giáo và đông đảo phụ huynh bởi cho dạy chữ e trước chữ a, đã làm xáo trộn toàn bộ trật tự bảng mẫu tự chữ cái La-tinh của chữ quốc ngữ truyền thống.Từ việc so sánh mục tiêu cần đạt của 2 chương trình (chương trình mới và chương trình hiện hành) để thấy được chương trình mới nặng gấp nhiều lần chương trình hiện hành chứ không phải như lời vị chuyên gia khẳng định: “Thấy khó học một chút lại đổ cho chương trình nặng là không đúng”.
Tuy nhiên, kể từ đó đến hết năm học 2019-2020 thì thầy vẫn dạy, trò vẫn học, vẫn học bình thường và "rất ổn".
Chương trình lớp 1 hiện hành học sinh phải đi học thêm từ 4 đến 5 tuổi
Vị chuyên gia cho rằng, chương trình hiện hành lúc mới thực hiện cũng vấp phải sự tranh cãi quyết liệt nhưng cho đến nay thầy vẫn dạy, học sinh vẫn học bình thường và vẫn "rất ổn".
Thứ nhất, người bình thường cũng có thể thấy tư duy "rất ổn" này lại rất có vấn đề. Sách giáo khoa "chữ e trước chữ a" đang dạy "rất ổn" thì thay mới làm gì? Có lẽ, vị chuyên gia không biết, không thấy học sinh phải đi học thêm từ tuổi mẫu giáo thì học mới ổn hay sao?
Những học sinh không đi học trước lớp 1 mà khi vào năm học sẽ trở thành con vịt lạc đàn trong lớp. Cũng do chương trình nặng và việc dạy đảo ngược chữ e trước chữ a gây khó khăn cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Những đứa trẻ ngày đi học mẫu giáo chỉ có vui chơi và hát ca thì đêm về lại phải cặm cụi đọc, viết chữ của lớp 1. Cũng nhờ đó mà khi vào năm học, học sinh mới có thể theo kịp chương trình.
Nay, chương trình mới yêu cầu mục tiêu cần đạt của học sinh lớp 1 gần gấp đôi như thế (có bộ sách mới tuần 15 học sinh đã phải đọc được đoạn văn ngắn và viết chính tả nghe viết) thì các em không đi học thêm sẽ vô cùng khó để theo kịp chương trình.
Dù chương trình nào thì cuối năm lớp 1, học sinh cũng phải biết đọc và biết viết. Vậy có nhất thiết phải đẩy nhanh tiến độ học để gây sức ép cho cả thầy và trò như vậy hay không? Các vị biên soạn và thẩm định chương trình Tiếng Việt lớp 1 hãy cho chúng tôi câu trả lời tường minh.
Phan Tuyết - Theo giaoduc
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 40
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 62
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 63
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 301
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 206
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công