Senior marketing executive là gì? Mô tả công việc và mức thu nhập
Khi dấn thân vào ngành marketing, bất cứ ai cũng mong muốn mình trở thành nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ, có kỹ năng và được khẳng định, công nhận là một “Senior”. Vậy Senior marketing executive là gì, lộ trình thăng tiến để trở thành Senior marketing executive ra sao, và chi tiết công việc của Senior marketing executive như thế nào? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Senior marketing executive là gì? Lộ trình thăng tiến ngành marketing
Senior marketing executive là cụm từ dùng để chỉ những nhân sự làm việc trong ngành marketing có trình độ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã đạt mức độ hoàn thiện trong lĩnh vực của mình. Senior chính là những nhân sự cấp cao trong phòng ban marketing của doanh nghiệp hay agency. Để có thể thăng tiến lên cấp bậc Senior thông thường một nhân sự ngành marketing sẽ mất ít nhất từ 5 năm cho tới 10 năm. Tuy nhiên, số năm làm việc không phải nhân tố quan trọng để đánh giá một nhân sự đã đạt đến trình độ Senior hay chưa mà yếu tố chính là số lượng kinh nghiệm và cấp độ, quy mô, tầm ảnh hưởng của dự án marketing mà nhân sự đó từng đảm nhiệm.
Lộ trình thăng tiến ngành marketing
- Internship, Trainee, Newbie, Fresh: Là những danh từ dùng để chỉ những marketer mới bước chân vào nghề, thường là sinh viên năm 2, năm 3 hoặc mới ra trường, chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc thực tế.
- Junior marketing executive: Sau khi kết thúc quãng thời gian internship, làm quen và tích lũy những kinh nghiệm công việc đầu tiên, các marketer sẽ bước vào cấp bậc Junior. Trong giai đoạn Junior, nhân sự marketing tiếp tục trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong lĩnh vực của mình (content, copywriter, design, account, digital…) thông qua các dự án marketing được tham gia.
- Mid level marketing executive: Sau từ 3 cho tới 5 năm trong nghề, tích lũy một khối lượng kinh nghiệm đáng kể, nhân sự marketing sẽ bước vào cấp độ mid level, thường lúc này bạn sẽ đảm nhiệm vị trí team leader một mảng trong lĩnh vực mình tham gia. Ví dụ trong bộ phận Creative, mid level marketing executive sẽ là Content Facebook Leader, Designer Team Leader,…
- Senior marketing executive: Để có thể trở thành một Senior marketing executive, ngoài việc có đủ kinh nghiệm, thành thạo kỹ năng trong lĩnh vực thì còn cần kinh ngghiệm quản lý. Senior marketing thường là Manager/ Director, ví dụ Brand Manager, Digital marketing Manager, Creative Director,…)
- Chief Marketing Officer (CMO) hay Head of Marketing Department: Sau khi thăng tiến lên cấp bậc Senior, nhân sự có hai hướng chính để phát triển. Với định hướng chuyên môn, bạn sẽ tiếp tục trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng tại vị trí Manager/ Director. Còn với định hướng quản lý thì CMO sẽ là đích đến của bạn.
Mô tả công việc Senior marketing executive
Marketing là một lĩnh vực rộng lớn gồm rất nhiều mảng khác nhau, theo đó Senior marketing executive cũng bao gồm rất nhiều vị trí Manager/ Director với tính chất công việc không hề giống nhau.
Nếu làm việc trong phòng marketing của doanh nghiệp (phía client), Senior marketing executive thường đảm nhiệm các vị trí như Brand Manager, Digital marketing Manager, Corporate Communication Manager, PR Manager, Trade marketing Manager,… Nếu làm việc trong agency hay các production house, Senior marketing executive thường là Creative director (Giám đốc sáng tạo), Senior account Manager, Media Production Manager, Strategic Planning Director,…
Nhìn chung, những công việc mà một Senior marketing executive phải thực hiện bao gồm:
1. Nghiên cứu thị trường, ngành hàng, insight khách hàng
Là một người ở vị trí cấp cao, các Senior sẽ là người thường sẽ phải chịu trách nhiệm chính hoặc phối hợp với các Senior khác để đảm nhiệm toàn bộ một dự án có quy mô từ trung bình cho tới lớn, hay một ngành hàng, một sản phẩm mới, thương hiệu mới,… Do đó, họ sẽ là người nghiên cứu thị trường, nghiên cứu ngành hàng hay lĩnh vực kinh doanh đó, cũng như nghiên cứu insight khách hàng (người tiêu dùng), nghiên cứu brief mà client gửi sang (với agency).
2. Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm quản lý, thực thi dự án
Senior có nhiệm vụ lập kế hoạch cho một dự án marketing, quảng cáo,… từ A tới Z (master plan), và kế hoạch này sẽ được phê duyệt bởi CMO/ Head of Marketing/ Project Manager. Song song với đó, họ cũng là người phải đảm nhiệm công việc quản lý và thực thi một phần của dự án thuộc lĩnh vực mà các Senior có chuyên môn cứng.
3. Theo dõi, đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing
Một nhiệm vụ quan trọng của cấp bậc Senior chính là việc theo dõi, điều chỉnh và đánh giá kết quả của chiến dịch marketing thông qua số liệu, phản hồi của khách hàng,… nhằm tối ưu hóa chiến dịch, mang tới thành công cho dự án.
4. Quản lý đội nhóm, làm việc với đối tác, khách hàng
Một Senior marketing executive thường sẽ là Manager/ Director của một bộ phận hoặc của một đội nhóm cỡ trung bình (7-15 người), chịu trách nhiệm một khâu của dự án lớn hoặc đảm nhiệm một dự án quy mô nhỏ. Do đó, một phần quan trọng trong công việc của Senior marketing executive chính là lfm việc với đối tác, khách hàng cùng với CMO/ Project Manager, quản lý team, phân công công việc, nhân sự cho dự án mình đảm nhiệm, tham gia vào công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá,…
Mức lương của Senior marketing executive
Khi thăng tiến lên cấp bậc Senior, mức lương của bạn sẽ có thể đạt mức từ 25.000.000 đồng cho tới 60.000.000 đồng/tháng tùy theo vị trí công việc, khối lượng công việc, quy mô dự án cũng như trách nhiệm của bạn trong bộ phận marketing.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bích Hà
Theo blog.topcv.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Ngành cơ khí ô tô học trường nào? Cơ hội việc làm ngành cơ khí ô tô
Lương kỹ sư cơ khí có cao không? Học gì để trở thành kỹ sư cơ khí?
Học marketing ra trường có phải đứng ngoài đường phát tờ rơi?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 285
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 255
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công