Sinh viên mới tốt nghiệp và thị trường lao động: “Khoảng cách” không bao giờ… trùng nhau
Quan điểm trên đưa ra trong Phiên khai mạc Hội thảo quốc tế Châu Á lần thứ 18 của Hiệp hội Phát triển Nguồn Nhân lực Quốc tế (AHRD) “Phát triển nguồn nhân lực: Đổi mới và phát triển trong kỷ nguyên số" tại Hà Nội ngày 11/6.
Đại diện Đại học Ohio (Mỹ) đặt câu hỏi: “Làm thế nào để sinh viên mới ra trường có thể thích nghi được công việc và tìm được việc làm sớm?”.
Hội thảo do Hiệp hội Phát triển Nguồn nhân lực Quốc tế (AHRD), Trường Đại học Ngoại thương, Học viện Viettel – Trực thuộc Tập đoàn Viettel đồng tổ chức, nằm trong chuỗi các hội thảo lớn nhất trên thế giới về “Phát triển nguồn nhân lực” được tổ chức thường niên ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á (từ năm 2002 tới nay).
Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, chương trình thu hút hơn 120 đại biểu tham dự đến từ 17 quốc gia, trong đó nhiều nhất từ: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc… cùng tập trung thảo luận chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực: Đổi mới và phát triển trong kỷ nguyên số".
Đại diện đến từ Đại học Ohio (Mỹ) đặt câu hỏi: “Làm thế nào để sinh viên mới ra trường có thể thích nghi được công việc và tìm được việc làm sớm?”.
Bộ Giáo dục nói gì về việc giúp sinh viên mới ra trường sớm tìm được việc?
Trả lời câu hỏi trên, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT cho biết: “Đứng về phía Nhà nước, chúng tôi đã có đề án về khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên nhằm khuyến nghị các trường hợp tác với doanh nghiệp toàn diện trong quá trình đào tạo từ lúc xây dựng chương trình đến lúc thực hiện, việc thực hành - thực tập, thực hiện chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu thị trường.
Trường đại học kết hợp với doanh nghiệp tổ chức các hội chợ việc làm cho sinh viên vào thời điểm sinh viên sắp tốt nghiệp. Qua đó, sinh viên có thể đăng ký tham gia lấy kinh nghiệm, đăng ký phỏng vấn, tiếp cận nhà tuyển dụng.
Chúng tôi cũng đưa ra một số biện pháp để các trường thúc đẩy việc hỗ trợ việc làm cho sinh viên, đặt biệt ngay sau khi tốt nghiệp. Hai năm gần đây, có yêu cầu các trường báo cáo tỷ lệ việc làm của sinh viên sau 12 tháng tốt nghiệp.
Tỷ lệ đó dùng để đánh giá chất lượng của nhà trường, yêu cầu các trường căn cứ vào đó để tăng hay giảm chỉ tiêu tuyển sinh.
Làm sao trường có tỷ lệ việc làm cao thì chỉ tiêu tuyển sinh có thể cao, còn những trường có tỷ lệ việc làm thấp có thể phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh hoặc thậm chí đến mức nào đó có thể phải dừng tuyển sinh nếu sinh viên trường đó tốt nghiệp không được thị trường chấp nhận”.
Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương nói về cách rút ngắn "khoảng cách" giữa tân cử nhân và thị trường lao động
PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương nhấn mạnh: “Đứng ở góc độ nhà trường, chúng tôi cho rằng, khoảng cách giữa sinh viên mới tốt nghiệp mà yêu cầu thị trường lao động cần ở họ bao giờ cũng có một khoảng cách. Việc chúng ta là làm thế nào đó để khoảng cách ngày càng thu hẹp còn không bao giờ khoảng cách đó trùng nhau cả”.
“Điều quan trọng nhất là chúng tôi phải thay đổi chuẩn đầu ra trong quá trình đào tạo, làm sao chuẩn đầu ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Đây là việc vô cùng khó khăn mà chúng tôi phải làm. Từ chuẩn đầu ra như vậy, chúng tôi phải thiết kế lại chương trình giảng dạy.
Và mặt khác, khoảng cách luôn được tạo ra do nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chúng tôi có chương trình đào tạo cùng doanh nghiệp để lấp khoảng cách đó và chúng tôi đã thành công trong việc này.
Tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm ngay sau khi ra trường đạt 98%, là một trong những đại học có tỷ lệ việc làm cao nhất cả nước”, ông Tuấn chia sẻ.
Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, hội thảo thu hút hơn 120 đại biểu tham dự đến từ 17 quốc gia
Bỏ từ duy “học 1 lần làm việc suốt đời”
Khẳng định vai trò quan trọng các trường đại học trong phát triển nguồn đại học, bà Phụng cho hay, trường đại học thay đổi đào tạo những gì có khả năng sang đào tạo cái thị trường cần, từ việc đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp sang hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo.
“Đặc biệt, chúng ta phải chuyển từ tư duy học 1 lần làm việc suốt đời sang tư duy học suốt đời để làm việc suốt đời”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT nhấn mạnh thêm.
Với góc nhìn của đại diện một tập đoàn kinh tế lớn ở Việt Nam hiện nay và cũng người tham gia nhiều hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ở tập đoàn (đào tạo, đánh giá nguồn nhân lực), TS. Bùi Quang Tuyến - Giám đốc Học viện Viettel nêu thực trạng: “Thực sự khi tuyển dụng, chúng tôi muốn tìm những nhân tố tốt nhất – thường những em giỏi được ưu tiên, người có thành tích học tập/ thành tích cá nhân cao nhất để tuyển.
Song thực tế, sau một quãng thời gian (1-3 năm gì đấy), dường như năng lực từ cao rồi giảm dần xuống. Đấy là những người giỏi, câu hỏi đặt ra là những người trung bình hay thấp hơn sẽ còn giảm thế nào.
Chính vì thế, chúng tôi cũng phải có sự chủ động trong việc nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên”.
TS. Bùi Quang Tuyến - Giám đốc Học viện Viettel nêu thực trạng năng lực nhân sự giảm dần theo thời gian
“Cũng giống như các doanh nghiệp khác, chúng tôi cũng đang đối mặt với một số thách thức như năng suất lao động, sự gắn kết của nguồn lao động với tổ chức, chất lượng nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ 4.0 và kỷ nguyên số”, TS. Bùi Quang Tuyến cho biết.
Theo ông Tuyến, trong bối cảnh hiện nay, để có thể xây dựng, nuôi dưỡng và phát huy được một nguồn nhân lực dồi dào, năng lực tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, mang lại sức sống cho tổ chức, quốc gia hơn bao giờ hết cần sự gắn kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đào tạo.
“Hiện nay, có một sự chuyển dịch khá thú vị: các doanh nghiệp đang cố gắng để trở thành các tổ chức học tập để bù đắp các kiến thức thiếu hụt, đồng thời phát triển, ứng dụng các tri thức trong doanh nghiệp, lấy đó làm cơ sở tạo dựng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
Trong khi đó, các trường đại học lại đang nỗ lực đưa “hơi thở” của doanh nghiệp đến gần hơn với các bài giảng, những bài phân tích nghiên cứu khoa học để nâng cao tính thực tiễn cho các chương trình”, đại diện doanh nghiệp chia sẻ.
GS. Julie Gedro – Giám đốc Hiệp hội Phát triển Nguồn Nhân lực Quốc tế (AHRD).
GS. Julie Gedro – Giám đốc Hiệp hội Phát triển Nguồn Nhân lực Quốc tế (AHRD) cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác giữa các nước trong khu vực trong nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.
“Các trường đại học phải chuyển mình thay đổi chương trình học, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, trang bị cho sinh viên sẵn sàng với thị trường lao động.
Phối hợp trôi chảy và đồng bộ giữa nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp nhằm tạo nên nền tảng tốt nhất, đào tạo ra những nguồn nhân lực chất lượng cao, thích ứng tốt với những công việc và sự phát triển không ngừng của kỷ nguyên số”, bà Gedro khẳng định.
Lệ Thu - Dân trí.
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 55
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 280
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công