Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành do đâu?
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành lên tới 60%. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường tuyển dụng có nhiều xáo trộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như hiện nay, việc chọn được một vị trí công việc phù hợp, đúng theo chuyên ngành đào tạo càng trở nên nan giải.
Định hướng tương lai không rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi trên cầm bằng tốt nghiệp
Không phủ nhận rằng khi còn là học sinh lớp 12 chọn ngành học, trường học nhiều bạn học sinh không xác định được sở thích, sở trường của bản thân để chọn chuyên ngành phù hợp.
Nhiều bạn chọn ngành học, trường học theo nguyện vọng của bố mẹ. Thậm chí còn là theo tiếng gọi tình yêu hay đơn giản ngành học đó bạn bè cùng lớp chọn nhiều nên tiện tay tăng ký học theo.
Học xuyên sốt cho đến khi tốt nghiệp ra trường để theo xu hướng mang tên “ngành hot”
Có rất nhiều phụ huynh khi đăng ký nguyện vọng cho con em đều chạy theo xu hướng ngành nào ra trường dễ kiếm việc, ngành nào đang khan hiếm nhân lực. Từ đó lựa chọn ngành học đó.
Tuy nhiên bậc đào tạo đại học kéo dài 4 năm và xuyên suốt 4 năm đó rất nhiều sự đổi thay từ kinh tế, xã hội cho đến nhu cầu tuyển dụng vì vậy tình trạng nguồn cung (sinh viên) nhiều hơn nguồn cầu (nhà tuyển dụng) nên tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành diễn ra nhan nhản mà không kiểm soát được.
Tay cầm bằng tốt nghiệp đi tìm việc nhân lực không phù hợp với vị trí ngành nghề
Xã hội phát triển, kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu cũng như kĩ năng con người theo đó phải nâng cao hơn. Tuy nhiên rất có nhiều đánh giá cho rằng: Sinh viên mới tốt nghiệp phần nhiều là về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực tế trầm trọng.
Có rất nhiều sinh viên cũng thử sức làm đúng chuyên ngành nhưng vẫn không tránh khỏi việc công ty cho dừng hợp tác chỉ vì bản thân không đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của quý công ty.
Đây là một trong những nguyên nhân thất nghiệp, làm trái ngành bất đắc dĩ vì kỹ năng và trình độ chuyên môn của sinh viên không đủ tiêu chuẩn.
Nhiều vị trí công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, không yêu cầu bằng cấp
Hiện nay có nhiều vị trí công việc như sale, chăm sóc khách hàng, chuyên viên thu hồi nợ, nhân viên tài chính, nhân viên bảo hiểm,… đều không yêu cầu, đòi hỏi bằng cấp quá nhiều nên việc các bạn cử nhân lựa chọn rẽ hướng làm trái ngành cũng là chuyện dễ hiểu. Chưa kể mức lương đều tương đối cao vì lợi nhuận hoa hồng nên đối với sinh viên mới ra trường đây là sự lựa chọn hoàn hảo vừa có thể chi trả cuộc sống vừa để dành được tiền để bám trụ thành phố lớn.
Nguyên nhân từ cá nhân không đam mê, không thích thú
Rất nhiều bạn trẻ đã phát hiện ra ngành học này không dành cho mình nên nhưng vì bố mẹ vì gia đình nên quyết định học xong lấy tấm bằng rồi rẽ hướng kinh doanh hoặc học thêm một phần học nào đó để định hướng tương lai.
Tóm lại, sinh viên ra trường làm trái ngành có vô số nguyên nhân chủ quan khách quan. Quan trọng là thị trường vẫn luôn rộng mở và dù làm trái ngành nhưng đầy đủ kinh nghiệm hay có tư duy tốt thì những bạn sinh viên ấy vẫn có thể thành công trên bước đường lựa chọn.
Theo Quỳnh Ny - nhanlucnganhluat
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 62
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 268
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công