Tại sao gọi là cách mạng công nghiệp 4.0?
Tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được tin rằng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời kéo theo nó những rủi ro nhất định.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Nói một cách dễ hiểu, cách mạng công nghiệp 4.0 là việc áp dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (Internet of Things – IoT), Bigdata… vào các lĩnh vực: kỹ thuật, số hoá và sinh học nhằm xoá nhoà khoảng cách giữa chúng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời nhằm thông minh hoá quá trình sản xuất và quản lý ngành công nghiệp chế tạo. Khái niệm này bắt đầu từ Đức, sau đó lan rộng sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0
Việt Nam đã lỡ cơ hội với 3 cuộc cách mạng trước nên lần này là cơ hội để nền công nghiệp nước ta bắt kịp cũng như hoà nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Ứng dụng nền tảng công nghệ số, thông minh sẽ giúp tối ưu hoá quy trình, phương thức, hoạt động sản xuất.
Với sự hỗ trợ đắc lực từ Internet of Things thì trong tương lai gần, con người có thể tự mình điều khiển quy trình sản xuất ngay tại nhà. Qua đó, giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí giao dịch, vận chuyển, tạo ra các bước đột phá trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng 4.0 sẽ lôi kéo các lĩnh vực, ngành nghề khác biến chuyển, thay đổi cùng với nó.
Mặt trái của cách mạng 4.0 là nó sẽ thay đổi cấu trúc thị trường lao động. Khi mà máy móc, robot dần thay thế con người thì một số ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến một lượng lớn lực lượng lao động trình độ thấp sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, gây ra những tác động tiêu cực tới an ninh, xã hội, môi trường, văn hoá…
Cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?
Như đã đề cập, cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng của xã hội. Trong đó, sinh viên sẽ là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Cuộc cách mạng này được dự báo sẽ có tác động mạnh đến nền giáo dục nước ta, ranh giới giữa các ngành học sẽ không còn có sự phân chia rõ ràng mà phải hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra không thể không nhắc đến một trong những tác động của cách mạng 4.0 là vào sự lựa chọn ngành nghề theo học của sinh viên.
Theo các chuyên gia dự báo, để thích ứng với cách mạng công nghệ số thì nhu cầu nhân lực các ngành nghề CNTT, an ninh mạng, công nghệ sinh học… sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các nghề này thì ngoài chuyên ngành sinh viên phải học thêm các tín chỉ, kỹ năng liên quan khác và phải làm quen với những phương pháp học tập mới.
Ngược lại với sự đi lên của nhóm ngành trên thì nhân lực của các ngành nghề thủ công và gắn với tự động hoá sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất như: dệt may, lắp ráp điện tử, văn phòng, giao thông vận tải… khi mà máy móc, robot sẽ dần làm thay công việc của người lao động.
Theo dự đoán, trong vài năm tới, nguồn nhân lực và thị trường lao động sẽ dịch chuyển về phía nhóm ngành nằm ngoài vùng “cơn bão cách mạng 4.0” như: Đầu bếp, Nhà hàng – Khách sạn; tiếp thị, truyền thông, thiết kế, điều dưỡng… Đây đều là những ngành nghề mà robot chưa thể thay thế khả năng, tư duy của con người.
Với sự bùng bổ cách mạng 4.0 trên phạm vi khắp thế giới thì các ngành nghề về CNTT sẽ thu hút nhiều bạn trẻ chọn học. Nhưng điều đó cũng có nghĩa về sau sinh viên sẽ đối mặt với sự cạnh tranh cao về cơ hội việc làm. Nếu như có định hướng nghề nghiệp phù hợp ngay từ đầu, bạn có thể chọn học những ngành nghề như: Đầu bếp, nhà hàng – khách sạn, ngành thiết kế đồ hoạ... do những ngành nghề này không có loại robot nào có thể thay thế được sự sáng tạo của con người.
Career.gpo.vn
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 26
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 85
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 218
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công