Tester và công việc của một Tester
Một phần mềm sẽ không thể phát hành ra thị trường nếu không có Tester. Đặc biệt, Tester phải là người cuối cùng kiểm tra sản phẩm đó. Không chỉ vậy, sự thành hay bại của phần mềm sẽ do chính chất lượng của sản phẩm đó quyết định.
Chính vì vậy, Tester giữ vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn cái nhìn khách quan và rõ ràng nhất về công việc Tester. Hãy cùng Career.gpo.vn theo dõi nhé.
Tester là gì?
Tester là người đảm nhiệm việc kiểm thử phần mềm, Nhằm tìm kiếm các lỗi sai sót hoặc bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Từ đó, đảm bảo chất lượng phần mềm là tốt nhất trước khi đến tay người dùng.
Công việc của 1 tester:
- Nhìn nhận phần mềm từ góc nhìn, môi trường của khách hàng sử dụng.
- Phát hiện các lỗi phát sinh do dev tạo ra khi code.
- Cung cấp thông tin về mức độ chất lượng.
- Đảm bảo rằng kết quả cuối cùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và người sử dụng.
Phân loại tester
Tùy từng công ty, từng vị trí công việc cụ thể mà Tester có thể chia ra làm nhiều nhánh. Tuy nhiên, Tester thường được chia thành 2 loại sau:
Manual Testing
Đây là việc kiểm phần mềm hoàn toàn thủ công bằng cách test trực tiếp trên hệ thống. Manual testing cũng là lựa chọn của đa số những người mới. Bởi đây là công việc sẽ ít thậm chí là không cần kiến thức về code cũng như các kiến thức về lập trình.
Automation Testing
Automation test thường là lựa chọn của các người đang làm Developer mà muốn chuyển sang làm Tester. Hoặc các bạn làm Manual Testing lâu năm muốn học hỏi thêm để nâng cao trình độ của bản thân.
Công việc này có thể nói là Dev trong Test, công việc chính là sẽ viết code để kiểm tra một cách tự động và phần lớn thời gian sẽ làm việc với code như một Developer. Người làm Automation test sẽ không cần thiết phải biết sâu về các kiến thức về manual test. Nhưng buộc phải nắm rõ về các automation tools & frameworks cũng như có thể làm việc được trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như C++, Java, C#, Python... tùy theo dự án.
Yêu cầu của nghề Tester
Trước hết, giống như bất cứ ngành, nghề nào trong lĩnh vực phần mềm. Người làm Tester cần có một nền tảng căn bản về Công nghệ thông tin. Có kiến thức về kiểm tra phần mềm và nắm vững quy trình phát triển phần mềm.
Bên cạnh đó, điều kiện tối thiểu của một người làm Tester là phải biết các kiến thức về kiểm thử, bao gồm:
- Nắm rõ nghiệp vụ, chức năng của phần mềm sẽ kiếm thử.
- Biết cách đọc, phân tích tài liệu, yêu cầu để phát hiện các lỗi kịp thời.
- Biết thiết kế test case, giúp cho test case được tối ưu và hiệu quả.
- Biết sử dụng các công cụ để ghi nhận, theo dõi và quản lý lỗi.
- Có khả năng kiểm tra trên mobile (iOS, Android, Windows Phone). Biết cách giả lập thiết bị điện thoại trên máy tính.
Kết lại:
Tester không phải là một nghề mới. Tuy nhiên, nó đang dần trở thành xu hướng việc làm của những bạn trẻ theo học công nghệ thông tin. Hiện nay, với nhu cầu phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin ngày càng lớn; dẫn đến nhu cầu về nguồn lực Tester cũng vô cùng lớn.
Chính vì thế các bạn hãy trang bị sẵn hành trang, kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân. Cơ hội việc làm sẽ đến với bạn. Career.gpo.vn hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Thùy Leah
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 4
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 79
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 146
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 102
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 210
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 265
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 192
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 244
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công