Tháo gỡ những bất cập trong đào tạo chuyên sâu đặc thù về nghệ thuật
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ các cơ quan, tổ chức, nhân dân đối với Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Bao gồm 4 chương, 15 điều, Dự thảo áp dụng với đối tượng là các đại học, trường đại học, học viện và các cơ sở khác được phép đào tạo trình độ đại học, trường trung cấp, trường cao đẳng có tổ chức hoạt động đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật.
Với Dự thảo này, nhiều vướng mắc sẽ được tháo gỡ.
Tháo gỡ vướng mắc về độ tuổi và trình độ đào tạo
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) cho biết, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật số 34/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019, trong đó có giao Chính phủ quy định chi tiết về trình độ đào tạo, văn bằng, chứng chỉ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Cụ thể: Tại khoản 3 Điều 1 Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Luật Giáo dục đại học về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học trong đó quy định: "Chính phủ quy định trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù".
Trong những năm qua, những chủ trương chính sách của Đảng trong lĩnh vực văn hóa đã được triển khai thực hiện và đi vào cuộc sống thông qua các chương trình đề án và đạt hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, một số nội dung chưa được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.
Vì vậy, việc xây dựng Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật là rất cần thiết và có cơ sở pháp lý theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đổi mới đào tạo nhân lực lĩnh vực văn hóa nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại học trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tại khoản 5 Điều 3, khoản 1 Điều 19 Luật Giáo dục nghề nghiệp (Luật số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014) quy định các cơ sở giáo dục đại học được phép tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi đủ điều kiện theo luật định. Tuy nhiên, ngày 14/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trong đó, tại khoản 2, Điều 14 quy định: Cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, khi có đủ các điều kiện sau đây: Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ LĐ-TB&XH ban hành... Đồng thời, tại khoản 2, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định: Trường đại học, học viện là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật đã đề cập tới việc duy trì mô hình đào tạo bậc trung cấp như một khâu, một quy trình đào tạo đặc thù, chuyên sâu trong trường đại học - Hướng nghiệp GPO
Theo các quy định nêu trên, chỉ quy định cơ sở giáo dục đại học (trường đại học, học viện) thuộc danh mục ngành nghề đào tạo trình độ cao đẳng do Bộ LĐ-TB&XH ban hành được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, không quy định cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp.
Điều này, gây khó khăn, bất cập và không phù hợp đối với đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo và nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam và hội nhập quốc tế; ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì vậy, việc quy định các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục được đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cần được đưa vào Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật trên cơ sở cụ thể hóa điểm 4, khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018.
Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật đã đề cập tới việc duy trì mô hình đào tạo bậc trung cấp như một khâu, một quy trình đào tạo đặc thù, chuyên sâu trong trường đại học - Hướng nghiệp GPO
Điều 5 chương II quy định: "Cơ sở giáo dục đại học chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp".
Tháo gỡ những bất cập trong đào tạo chuyên sâu đặc thù về nghệ thuật
Dự thảo Nghị định Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật đã được đăng trên cổng Thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.
Hướng nghiệp và thời gian đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật
Điều 6 chương II quy định về hướng nghiệp và thời gian đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật có nêu: "Tạo điều kiện để học sinh đang học các cấp tiểu học, cấp THCS, cấp THPT tiếp tục học chương trình giáo dục nghề nghiệp các ngành, nghề chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học liên thông giữa các trình độ đào tạo lên cấp học cao hơn trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật".
Theo dự thảo Nghị định, ngành, nghề đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật là các ngành, nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực: Âm nhạc, múa, xiếc, tạp kỹ, sân khấu, điện ảnh và mỹ thuật.
Tại khoản 2 điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định: Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo... Theo quy định về thời gian đào tạo trình độ trung cấp nêu trên dẫn đến tình trạng bất cập, không phù hợp với thực tế đào tạo các ngành nghệ thuật chuyên sâu đặc thù. Vì vậy, thời gian đào tạo trình độ trung cấp cần được quy định trong Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật, trên cơ sở cụ thể hóa khoản 3 điều 6 Luật Giáo dục năm 2019.
Đào tạo nghệ thuật có tính chuyên sâu đặc thù, vì vậy, việc có những văn bản quy định riêng đối với lĩnh vực đào tạo này là rất cần thiết. Để tháo gỡ những khó khăn đối với hoạt động đào tạo này cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa Bộ quản lý ngành và quản lý theo lĩnh vực.
Vì vậy, trong dự thảo Nghị định đã quy định nhiệm vụ của các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lao động - Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo đối với các nội dung liên quan đến tổ chức hoạt động đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và các trình độ của giáo dục đại học chuyên sâu đặc thù lĩnh vực nghệ thuật theo Luật định.
Sinh viên biểu diễn với đàn T'rưng tại trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Yên Bái - Hướng nghiệp GPO
Dự thảo giải quyết vấn đề băn khoăn về thời gian đào tạo trình độ trung cấp chuyên sâu đặc thù lĩnh vực nghệ thuật gắn với đối tượng tuyển sinh và ngành, chuyên ngành, nghề đào tạo:
2 năm đối với học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đào tạo các ngành nghệ thuật; 3-4 năm đối với học sinh có bằng tốt nghiệp từ THCS trở lên các ngành âm nhạc, múa, sân khấu, xiếc, tạp kỹ thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn và các ngành thuộc nhóm ngành mỹ thuật; 5 năm đối với học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học trở lên hoặc có độ tuổi từ 11-18 các ngành xiếc, tạp kỹ thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn; 6 năm đối với học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học trở lên hoặc có tuổi từ 12-14 ngành âm nhạc, múa thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn;
7 năm đối với học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học trở lên hoặc có độ tuổi từ 11-14 các ngành âm nhạc thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn; 9 năm đối với học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học trở lên hoặc có độ tuổi từ 9-14 các ngành âm nhạc thuộc nhóm ngành nghệ thuật trình diễn.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành quy định về tuyển sinh và tổ chức đào tạo phù hợp với thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với trình độ trung cấp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật có đào tạo trình độ trung cấp trên cơ sở thống nhất với Bộ VH-TT&DL.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bích Loan
Theo dantri.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Top 5 ngành học "hot" teen cuối cấp cần cân nhắc kỹ khi đặt nguyện vọng
Khi điểm chuẩn Đại học cao "ngất ngưởng": Điểm IELTS trở thành cứu cánh cho nhiều thí sinh
Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên
Gửi bạn trượt đại học: Đề thi có một đáp án còn cuộc đời có vô vàn hồi đáp
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 58
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 76
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 72
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 98
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 171
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 115
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 235
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 311
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 213
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 265
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công