Theo học ngành quản trị kinh doanh mai sau làm gì?
Ngành quản trị kinh doanh là ngành học “hot” của nhiều trường Đại học hiện nay. Thế nhưng không ít những bạn trẻ trước khi lựa chọn cơ hội nghề nghiệp đều có chung một nỗi băn khoăn “ngành quản trị kinh doanh mai sau làm gì”? Hiểu được điều này, Hướng nghiệp GPO sẽ thực hiện bài viết dưới đây nhằm phân tích cho các bạn trẻ hiểu được những công việc hấp dẫn của ngành quản trị kinh doanh, cung cấp những thông tin cần thiết của ngành này để giúp bạn có thêm tham khảo những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Quản trị kinh doanh mai sau làm gì?
CEO
Những bạn theo học ngành quản trị kinh doanh thông thường sẽ có tố chất lãnh đạo, vì vậy CEOchính là một trong những mục tiêu việc làm của những bạn trẻ theo học ngành này. CEO được ví như những người “thuyền trưởng” nắm vai trò điều hành và quản lý trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành CEO đòi hỏi ứng viên phải là những người có tư duy chiến lược, có khả năng quản trị và tính quyết đoán. Tất cả những điều này sẽ được bồi dưỡng trong quá trình học ngành quản trị kinh doanh và những kinh nghiệm mà ứng viên tich lũy được trong sự nghiệp của mình.
Nhân viên kinh doanh
Nếu bạn đang băn khoăn quản trị kinh doanh ra làm gì thì một vị trí việc làm khác của ngành này mà bạn có thể tham khảo đó chính là nhân viên kinh doanh. Chịu trách nhiệm và áp lực về doanh số, nhân viên kinh doanh phải sử dụng kỹ năng của mình để tạo mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Thu nhập của nhân viên kinh doanh thường bao gồm lương cứng và hoa hồng dựa trên doanh số. Vì vậy, những người học ngành quản trị kinh doanh sẽ có những kỹ năng cơ bản để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi và chuyên nghiệp.
Nhân viên quản lý sản xuất
Nhân viên quản lý sản xuất là những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và điều phối quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của nhân viên quản lý sản xuất là phải đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ được diễn ra trơn tru và hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và chi phí sản xuất. Mức thu nhập của nhân viên quản lý sản xuất tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, nhà máy. Tuy nhiên, với những nhân viên quản lý sản xuất giỏi làm việc tại các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài thì mức thu nhập có thể lên tới vài chục triệu đồng/tháng.
Nhân viên marketing
Một vị trí khác của ngành quản trị kinh doanh là nhân viên marketing. Nhân viên Marketing đảm nhận các công việc liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, chủ yếu phụ trách các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Tùy vào từng ngành, lĩnh vực mà công việc của nhân viên marketing có thể khác nhau, song những kiến thức trong ngành quản trị là nền tảng quan trọng để những nhân viên marketing có thể đưa ra những kế hoạch marketing mang tính chiến lược, xuyên suốt và có khả năng mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy nếu bạn chưa biết học quản trị kinh doanh mai sau làm gì thì nhân viên marketing cũng là một gợi ý mà bạn có thể cân nhắc.
Nhân viên hỗ trợ – giao dịch khách hàng
Nhân viên hỗ trợ – giao dịch khách hàng cũng có thể hiểu là nhân viên chăm sóc khách hàng. Họ là những người thực hiện các công việc giao tiếp với khách hàng, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch sản phẩm. Nhân viên hỗ trợ – giao dịch khách hàng cũng thường được nhận lương cơ bản và hoa hồng khi bán được sản phẩm.
Tự kinh doanh riêng
Sau khi học ngành quản trị kinh doanh, bạn không nhất thiết phải làm việc cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào mà có thể tự kinh doanh riêng. Hoạt động kinh doanh tự do càng đòi hỏi người làm chủ phải tự tay xử lý tất cả những công việc từ lựa chọn sản phẩm, kênh phân phối, quản lý nhân sự, chi trả mức lương…. Lúc này, những kiến thức có được trong quá trình học ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có thể quản lý được công việc một cách trôi chảy, khoa học và đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Tố chất cần có của người theo đuổi ngành quản trị kinh doanh
Khái niệm quản trị kinh doanh vốn dĩ rất quen thuộc, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ quản trị kinh doanh là làm gì hay ngành quản trị kinh doanh làm gì? Hiểu đơn giản thì quản trị kinh doanh là những công việc quản lý, điều phối của một hoạt động kinh doanh nào đó. Để theo đuổi ngành này, ngoài kiến thức và kỹ năng trau dồi được thì công việc cũng đòi hỏi mỗi người phải có những tổ chất riêng. Cụ thể:
Niềm đam mê kinh doanh
Chắc chắn những người theo đuổi ngành quản trị kinh doanh thì phải là những người có “máu” đam mê kinh doanh. Vì chi khi đam mê, bạn mới có thể đeo đuổi ngành nghề một cách tâm huyết, nghiêm túc trau dồi kiến thức và kỹ năng để đạt được mục tiêu đề ra. Thực tế không có công việc nào là dễ dàng và hành trình chinh phục ngành quản trị kinh doanh cũng đặt ra nhiều thách thức, do đó đam mê chính là động lực lớn để bạn có thể vượt qua những khó khăn, áp lực mà công việc tạo ra.
Mạnh mẽ và quyết đoán
Sự quyết đoán sẽ giúp những người theo đuổi ngành quản trị kinh doanh có thể đưa ra được những quyết định dứt khoát và đúng đắn, nhất là với những ai làm cấp quản lý, CEO thì tổ chất này càng trở nên quan trọng. Trong hoạt động kinh doanh luôn có những tình huống buộc bạn phải đưa ra những quyết định nhanh, vì vậy sự quyết đoán thể hiện lập trường và quyền lực của bạn trong mọi quyết định được đưa ra.
Có tư duy logic và quản trị
Mọi quyết định trong kinh doanh muốn bứt phá và hạn chế rủi ro chỉ khi chúng được phân tích và đánh giá một cách kỹ lưỡng. Những người làm trong ngành quản trị kinh doanh phải là có tư duy logic và tư duy quản trị, điều này giúp họ có thể đưa ra những lập luận chặt chẽ, rành mạch, tránh để xảy ra những “lỗ hổng” khiến doanh nghiệp bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh.
Tự tin và giao tiếp tốt
Dù có rất nhiều gợi ý việc làm cho câu hỏi quản trị kinh doanh mai sau làm gì? Thế những dù làm công việc nào thì cũng luôn đòi hỏi ở ứng viên sự tự tin và khả năng giao tiếp tốt. Kỹ năng quan trọng này sẽ giúp những người làm trong ngành này có thể xây dựng và phát triển các mối quan hệ cần thiết, tạo động lực để phát triển sự nghiệp.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo blog.topcv.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Ngành Quản trị kinh doanh là gì? Học ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Chuyên gia Yến Đỗ giúp Học sinh phân biệt: Kinh doanh, Kinh tế và Quản trị
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1766
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4574
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1367
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1514
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2879
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2034
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2154
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4083
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 24624
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1744
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công