Thử thách 3 ngày khám phá bản thân
Nếu bạn đang cảm thấy bế tắc, lạc lõng giữa dòng đời, một chút thử thách nho nhỏ để tìm hiểu chính mình có thể sẽ giúp bạn có cách nhìn khác với cuộc sống đấy. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Một vài năm trước, tôi từng dành mỗi ngày tận ba giờ chỉ để lướt instagram xem ảnh của người nổi tiếng và meme
Ngày trước, tôi đi thuê người bên ngoài để dịch lại từng hợp đồng mình đã nhận, rồi bỏ đó mà đi đến phòng gym, ngủ trưa mỗi ngày hai giấc, và dành nhiều thời gian nhất có thể để lướt mạng, giết thời gian.
Thật lòng thì, tôi biết mình đang làm chuyện vô bổ. Nhưng cũng chẳng biết tại sao tôi vẫn cứ làm.
Vào lúc đó, tôi giữ thói quen đi trị liệu mỗi tuần, và mặc dù có rất nhiều việc để làm (dĩ nhiên tôi biết), nhưng tôi không thể ngừng suy nghĩ về những điều khiến mình thấy khốn khổ mỗi ngày.
Trong vài năm tôi đã không biết rốt cuộc mình đang làm gì trong cuộc đời. Thực ra đây là một nhận định khá mâu thuẫn vì tôi vốn yêu thích ngoại ngữ và ngôn ngữ học, vậy thì vì lý do gì mà tôi không muốn tiếp tục công việc dịch thuật nữa?
Những suy nghĩ đó mỗi ngày khiến tôi phát điên lên.
Giờ đây, khi nhìn lại, tôi hiểu rằng đó là một chặng đường cần có trong hành trình phát triển bản thân của mình.
Nhưng, cùng thời gian đó, tôi biết được rằng tôi có thể giải cứu tâm hồn khỏi tất cả những áp lực tinh thần đó nếu tôi hiểu rõ bản thân hơn một chút
Giá như tôi biết cách thấu hiểu cảm xúc và nhận ra sự không thoải mái ở mình. Giá như tôi thành thật hơn với bản thân và nói rằng thật ra mình chẳng vui chút nào cả.
Nhưng dù sao thì, đó cũng đã là quá khứ rồi.
Dĩ nhiên tôi không thể biết hết mọi điều trong cuộc sống được.
Nhưng có một điều tôi chắc chắn: Nếu bạn cứ mãi cố mắc kẹt giữa những bộn bề của cuộc đời mà không hay biết gì về vị thế của bản thân, thì đó cũng như bạn đang cố tìm một hòn đảo với chiếc thuyền lênh đênh mà chẳng có lấy cái la bàn nào.
Sau một chặng đường dài, và bây giờ tôi muốn cho các bạn biết cách bạn có thể tìm ra những gì đang ẩn giấu đằng sau sự bất mãn của mình, bởi vì tôi thấy việc này rất đáng được quan tâm. Tôi quan tâm đến liệu bạn có đang đọc tiếp không, và xin nói rằng tôi rất lấy làm tiếc vì những vấn đề của bạn, nhưng đừng lo lắng, tôi ở đây để giúp đỡ bạn.
Những Lợi Ích Của Việc Khám Phá Bản Thân
Tự tìm bản ngã cho bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân mình, về câu chuyện cuộc đời, và những câu chuyện bạn tự kể chính mình, bao gồm cả nỗi sợ, ước mơ, và những động lực.
Khi hoàn thành quá trình này bạn sẽ thấy được niềm vui nó mang đến, mặt khác, bạn sẽ thấy bình yên hơn, đặt ra nhiều mục tiêu, và tự tin hơn trong cuộc sống.
Điều thú vị ở đây là những bài tập và hoạt động sẽ không có kết thúc.
Bạn đang thay đổi từng ngày, vì thế sẽ luôn có những điều mới để học hỏi và khám phá ở bản thân cho bạn trải nghiệm.
Tuy là vẫn có những phần nằm sâu trong tâm hồn, là bản năng sâu tự nhiên nhất khó có thể chạm đến, nhưng hầu như những phần tính cách đều sẽ thay đổi ít nhiều.
Thực tế thì tôi sẽ nói rằng chúng ta có rất nhiều “tôi" bên trong. Đang chịu đựng tôi này…
Vậy thì, thử ví dụ, bạn có một “tôi” khác bên trong rất thích Instagram. Ý tôi là, nghiện nó.
Nhưng bạn cũng có một “tôi" yêu thích viết lách.
Đôi khi sẽ có bất hoà giữa các “tôi" với nhau, đó cũng là lý do khiến bạn không thể đưa ra quyết định và cảm thấy mẫu thuẫn.
Khi bạn biết đã đến lúc nên viết gì đó. bạn có thể có một lúc hai “nhân cách" xuất hiện, một bên cố thuyết phục bạn nằm ườn trên giường tiếp tục lướt instagram. Ngược lại, bên còn lại sẽ ra sức khuyên bạn ngồi dậy viết lách.
Vậy Thì Bạn Nên Chọn Bên Nào?
Khám phá bản thân sẽ giúp bạn quyết định.
Thấu hiểu chính mình là nghệ thuật thấu hiểu những gì tồn tại lâu dài bên trong tâm hồn và những gì mau chóng thay đổi. Nghĩa là bạn cần biết cái gì tốt nhất cho bạn ngay lúc này.
Tôi tin rằng chắc chắn việc tìm hiểu bản thân sẽ có thể giúp bạn nếu bạn hoàn thành với một tâm hồn rộng mở và thành thật nhất có thể.
Mục Tiêu Của Thử Thách Này Là Gì?
Mục tiêu chính mà thử thách này hướng đến là giúp bạn hiểu được bạn đang hướng đến điều gì, điều gì bạn không muốn xuất hiện trong cuộc đời mình, và cuối cùng là điều bạn sợ hãi.
Thử thách này có dành cho bạn không?
Thử thách khám phá bản thân này dành cho những ai đang cảm thấy khó khăn trong cuộc sống, cảm thấy mình cần thay đổi nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu.
Những bài tập sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu của mình, và lý do đằng sau những ý muốn đó của bạn, điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều động lực hơn.
Thêm vào đó, chúng cũng sẽ giúp bạn hiểu ra điều gì đang giữ chân bạn, từ đó bạn có thể nhận thức rõ hơn nỗi sợ của mình.
Thử Thách 3 Ngày Khám Phá Bản Thân
1. Miêu Tả Chi Tiết Tầm Nhìn Của Bạn
Hãy bắt đầu với việc tìm hiểu xem cuộc sống của bạn trông như thế nào.
Đừng sợ hãi nhé.
Tôi biết đôi khi nghĩ đến những điều này sẽ khiến bạn thấy quá tải.
Không ai trong chúng ta biết được tương lai ra sao, và tôi hiểu sẽ khá là bối rối nếu cứ cố tưởng tượng ra nó.
Nhưng mà bạn biết gì không? Bài tập này không phải là “dự đoán tương lai.” Nó không cần thiết phải “thực tế" khi nghĩ về những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Bài tập này thiên về tìm ra những mong muốn sâu sắc nhất của bạn và một cuộc sống bạn luôn mong đợi.
Cuộc sống viên mãn thường khó mà tình cờ có được; mà là kết quả việc hướng tới viễn cảnh trong tim bạn một cách thông minh nhất.
Vì thế, hãy mở lòng và cuốn theo dòng chảy. Không có đúng và sai gì ở đây cả.
Khi bạn nghĩ đến kết cục của cuộc đời, những ngày cuối cùng, bạn nghĩ rằng điều gì sẽ tồn tại trong tâm trí mình lúc ấy?
Bạn sẽ miêu tả cuộc đời mình như thế nào?
Nó có đầy hứng khởi, hay bình tĩnh, thách thức, truyền cảm hứng, hay thầm lặng?
Đừng đặt những thứ thường được kỳ vọng và tôn vinh vào đó.
Đừng nói rằng bạn muốn một cuộc sống hào hứng với đầy những thử thách mới lạ cùng một đống tiền nếu nó không vang lên trong đầu bạn.
Và, quan trọng nhất, đừng nghĩ về cách bạn phải làm để chúng thành hiện thực. Bước này chỉ dùng để tưởng tượng mà thôi.
Có thể bạn sẽ muốn có nông trại riêng của mình. Hoặc một chung cư ở Manhattan. Hay cũng có thể là một căn cabin trong rừng rậm.
Có thể bạn muốn trở nên nổi tiếng và được biết đến trong ngành nghề của mình. Cũng có thể không.
Nếu bạn không có ý tưởng gì, hãy thử tìm nguồn cảm hứng trong cuộc sống xem.
Những khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc và viên mãn nhất? Chúng nói lên gì về điều bạn luôn mong muốn?
Hãy nghĩ về cuộc sống của mọi người, về điểm mạnh và điểm yếu của họ.
Cuộc sống của ai khiến bạn cảm thấy thú vị và bị thuyết phục? Tại sao lại như thế?
Nếu không ai trong đó khiến bạn thấy thú vị, bạn có nghĩ cuộc sống như thế phù hợp với tích cách của bạn không?
Bạn nhìn thấy bản thân đang làm gì vào năm sau? Hay vào mười năm tới?
Hãy nhắm mắt lại khi bạn sẵn sằng và nghĩ về tất cả những câu hỏi trên.
Sau đó, điều này thật sự rất rất quan trọng, cầm lấy giấy bút và ghi lại càng nhiều chi tiết về viễn cảnh đó càng tốt.
Bạn có biết rằng số người có thể miêu tả được bức tranh mục tiêu của họ bất cứ đâu thì có xu hướng hoàn thành chúng gấp 1.2 đến 1.4 lần những người khác không?
2. Yếu Tố Phá Hỏng Quyết Định
Điều gì khiến bạn phải đành lòng từ bỏ những cơ hội tốt, những con người tốt, các mối quan hệ và cách sống tốt?
Điều gì khiến bạn thấy khó chịu về những ngành nghề nhất định?
Điều gì khiến bạn cảm thấy không thích một ai đó ngay từ cái nhìn đầu tiên?
Tất cả những câu chuyện đời sống mà bạn đã nghe qua, câu chuyện nào bạn cảm thấy kém thu hút nhất?
Dựa theo câu chuyện của riêng bạn, điều gì mà bạn chắc chắn bạn sẽ không bao giờ muốn có trong đời?
Hãy cố gắng suy nghĩ chi tiết nhất có thể.
Biết được điều gì đóng vai “kẻ phá hỏng quyết định" và điểm xuất phát của chúng có khả năng sẽ tiết lộ thêm các giá trị cuộc sống cho bạn.
Và nếu bạn từng cảm thấy như có thứ gì đó không ốn về những gì bạn làm, nhưng bạn không thể biết được chính xác tại sao, rất có thể bạn đang đi ngược lại với giá trị của mình.
Một lần nữa, lấy giấy bút ra và bắt đầu một danh sách những yếu tố phá hỏng các giao dịch mà bạn có thể nghĩ đến.
3. Điều Kiềm Chân Bạn
Đọc viễn tưởng của mình và nghĩ thử xem: Tại sao bạn chưa thể chạm đế nó? Hoặc điều gì khiến bạn dừng làm những điều bạn muốn? Điều gì đứng giữa ngáng đường bạn và tương lai bạn mong muốn?
Đây không phải lúc bạn dùng để đánh giá hay đổ lỗi cho bản thân, nhất là các trường hợp mất kiểm soát.
Điều quan trọng là phải nói thật cụ thể về những trở ngại bạn gặp phải để có thể vượt qua chúng.
Nếu bạn đã nghĩ rằng thiếu động lực và/hoặc thiếu thời gian là điều ngăn bạn làm những gì bạn muốn làm, thì hãy suy nghĩ lại.
Điều ngăn cản bạn, rất có thể là nỗi sợ hãi.
Nhưng đừng khắt khe với chính mình quá.
Nỗi sợ không phải điều xấu. Chúng tồn tại là để bảo vệ bạn. Nếu không có nỗi sợ và những phản ứng của cơ thể với các tình huống nguy hiểm, chúng ta có lẽ đã không tồn tại.
Hiện tại, có hai loại sợ hãi đang tồn tại: sợ hãi khi đối diện với tình huống cụ thể và sợ hãi trong tâm lý.
Nỗi sợ tình huống là yếu tố giúp bạn và cơ thể an toàn khi gặp phải nguy hiểm.
Nỗi sợ tâm lý thì lại không liên quan đến các tình huống nguy hiểm trước mắt và cụ thể. Chúng là nỗi sợ về những điều có thể sẽ xảy ra.
Chúng ta đều có loại sợ hãi này. Chúng có thể lớn và nhỏ, được thể hiện ra hoặc không. Và chúng có thể “hợp lý” hoặc không.
Cảm thấy sợ hãi là điều rất bình thường, nhưng nếu bạn để cho nỗi sợ tâm lý (sợ những điều hoặc/và những tình huống có thể không xuất hiện ngay trước mắt hoặc xảy ra ngay lập tức) kiểm soát các quyết định của bạn, hãy coi chừng.
Bạn có thể sợ gặp phải thất bại. Có lẽ bạn không bắt đầu hành động vì bạn sợ rằng bạn sẽ không được thành công.
Hoặc có khả năng bạn đang sợ thành công vì bạn biết cuộc đời của mình sẽ thay đổi khi thành công, và bạn sợ những thay đổi đó.
Vậy...bạn sợ điều gì?
Bạn sợ những lời ra tiếng vào của người xung quanh?
Đó là gì?
Hãy nhắm mắt. Nghĩ về nó. Khi bạn sẵn sàng, hãy ghi lại danh sách các nỗi sợ của bạn.
Bài Tập Chuyên Sâu Khác?
Bạn có thể tải miễn phí quyển sách Ngừng Cảm Thấy Lạc Lối, trong đó, tôi sẽ đi sâu hơn về điều này và cho bạn những lời nhắc nhở, đặt ra câu hỏi có thể giúp bạn tìm ra những gì bạn muốn và bắt đầu bước tiến mới.
Lời kết
Thấu hiểu chính mình có nghĩa là hiểu được cảm xúc và phản ứng, quy tắc, giá trị, điều mình mong muốn và lý do đằng sau chúng.
Nó cũng là biết về điểm yếu, nỗi sợ, và những thiếu sót của bản thân. Chúng ta đều là con người, và chúng ta đều có một suy nghĩ bình thường Tất cả chúng ta đều là con người và chúng ta đều có quyền chia sẻ những điều đó.
Điều quan trọng không phải là loại bỏ tất cả; nếu nhận thức được chúng, bạn có thể chiếm quyền kiểm soát và yêu cầu trợ giúp khi bạn cần.
Bên cạnh đó, theo tôi, hiểu rõ bản thân chính là chìa khóa để bạn thiết lập các mục tiêu bền vững, vì chỉ khi bạn biết sâu trong trái tim mình muốn gì, bạn mới có thể kiên định với mục tiêu của mình dù nó có khó khăn đến đâu.
Hãy tự tặng mình một món quà trong quá trình khám phá bản thân bằng việc viết nhật ký. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về việc này và tập duy trì thói quen viết nhật ký khoảng 5-10 phút mỗi ngày.
“Mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo khi sự hiểu biết và lối sống chân thực trở nên quan trọng hơn vẻ ngoài đẹp đẽ”. - Alan Cohen.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
7 cuốn sách hay về tiềm năng con người giúp bạn khám phá khả năng của chính bản thân mình
9 quyển sách hay về nỗi sợ hãi khiến bạn nhìn thẳng vào chính mình
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công