Thực trạng của nghề kế toán hiện nay
Kế toán là một trong những ngành có rất nhiều sinh viên theo học hiện nay. Thế nhưng có không ít bạn trẻ chỉ chọn học theo phong trào, không quan tâm đến việc mình có hợp với nghề hay không, tính chất công việc như thế nào? Để không phải “vỡ mộng” về sau, bạn cần phải biết được những thực tế này trước khi quyết định theo học nghề kế toán.
Làm trái nghề
Bạn hãy suy nghĩ thử 10 người từng học kế toán, nghề nghiệp hiện giờ của họ là gì? Câu trả lời chắc chắn là đa phần trong số đó sẽ làm trái nghề. Mặc dù nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán luôn ở mức cao cho nhiều lĩnh vực khác nhau: Sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, xuất nhập khẩu… thế nhưng rất nhiều sinh viên chuyên ngành kế toán ra trường mỗi năm vẫn không thể tìm được việc làm, dẫn đến phải làm trái nghề, hay thất nghiệp, đi làm công nhân.
Nguyên nhân của thực trạng này là do ứng viên không đáp ứng được yêu cầu công việc của các công ty, doanh nghiệp. Khi kiến thức còn mông lung, thiếu nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Có không ít doanh nghiệp khi tuyển dụng kế toán thường yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc, vì thế mà nhiều bạn sẽ không tìm được việc làm. Trước khi tốt nghiệp ra trường, bạn sẽ có vài tháng thực tập thực tế. Đó là quãng thời gian vô cùng quý giá nên các bạn phải tận dụng học việc, tích lũy cho mình những kinh nghiệm cần thiết để dễ xin việc sau này.
Áp lực công việc cao
Không như mặc định của nhiều bạn, kế toán là công việc bàn giấy, an nhàn, sáng 8 giờ có mặt ở công ty chiều 5h thì bấm vân tay chấm công ra về. Thực tế, kế toán là nghề đòi hỏi bạn phải có khả năng chịu được áp lực công việc cao.
Công việc ngày bình thường có thể chỉ xử lý những hóa đơn, chứng từ thanh toán, nhưng đến thời điểm như cuối tháng, cuối quý, cuối năm, khối lượng công việc cần xử lý là rất lớn, nếu không có sự phân phối thời gian hợp lý, nhân viên kế toán nhiều khi phải mang việc về nhà làm, làm việc mò mẫm như “cú đêm” thời kì ôn thi đại học, không có thời gian nghỉ cuối tuần… Đó là chưa kể đến thời điểm quyết toán thuế, có rất nhiều hồ sơ, sổ sách kế toán cần phải chuẩn bị, xử lý… Do đó, đòi hỏi người làm nghề phải có khả năng chịu được áp lực công việc cao. Chính yếu tố này cũng khiến cho nhiều kế toán sau vài năm theo nghề thì quyết định đổi nghề.
Tuy nhiên, không phải vị trí kế toán nào cũng chịu áp lực như nhau. Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán công nợ… thường sẽ chịu áp lực công việc cao hơn các vị trí kế toán viên khác.
Nghề kế toán có nhiều rủi ro
Kế toán là một trong những nghề ẩn chứa nhiều rủi ro bởi hoạt động kế toán trong mỗi doanh nghiệp luôn chịu sự chi phối các chính sách của pháp luật. Nắm trong tay quyền xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp, nếu không am hiểu luật pháp, hiểu luật nhưng cố tình lách luật, phạm luật vì cái lợi đồng tiền trước mặt, người kế toán sẽ dễ gặp nhiều rủi ro.
Với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, sẽ có những người ra trường xin được việc nếu có khả năng chuyên môn hoặc khả năng làm việc tốt, cũng có những người sẽ không xin được việc đúng ngành có thể do khả năng chuyên môn không tốt. Nên nếu bạn đã quyết định theo ngành này thì nên tập trung học thật tốt chuyên môn của mình thì khả năng kiếm được việc sau khi ra trường sẽ tốt hơn.
Tạm kết
Kế toán là một nghề cần thiết và có nhu cầu nhân lực đều đặn do lượng doanh nghiệp thành lập liên tục nhưng các bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi chọn nghề nhé. Hướng nghiệp GPO hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn.
Bài viết khác
22 công việc có nguy cơ chậm phục hồi sau đại dịch Corona
Ngày đăng: 20/12/2020 - Lượt xem: 73
Đại dịch Corona đã đã gây ra những thay đổi rất lớn đối với cuộc sống cá nhân và công việc của chúng ta. Điều đó thể hiện ở chỗ học sinh và sinh viên phải chuyển sang hình thức học tập trực tuyến, nhân viên văn phòng chuyển sang làm việc tại nhà và rất nhiều người phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp dài hạn.
Xem thêm [+]Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết Nghề nào cho em 2020
Ngày đăng: 17/11/2020 - Lượt xem: 289
Chiều ngày 14/11, Lễ Tổng kết và trao giải trực tuyến cuộc thi viết Nghề nào cho em 2020 ứng dụng trường quay ảo 3D đã diễn ra, kết nối trực tiếp các điểm cầu từ Ban tổ chức, Ban giám khảo, Quý khách mời, Tác giả và Quý khán giả.
Xem thêm [+]Vài tip giúp bạn nghiên cứu một công ty đúng cách
Ngày đăng: 12/11/2020 - Lượt xem: 129
Nghiên cứu các nhà tuyển dụng tiềm năng là rất quan trọng để tìm kiếm việc làm hiệu quả. Nghiên cứu này hữu ích vào ba thời điểm quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm: đầu tiên khi bạn quyết định loại nhà tuyển dụng bạn muốn làm việc, sau đó khi bạn sẵn sàng nộp đơn và cuối cùng là khi bạn đang phỏng vấn và kiến thức của bạn...
Xem thêm [+]Những thời điểm tìm việc thuận lợi nhất trong năm
Ngày đăng: 28/09/2020 - Lượt xem: 239
Khi nào bạn nên tập trung vào việc tìm kiếm việc làm? Liệu có một mùa tuyển dụng cụ thể nào không? Thật ra thì tất cả mọi việc đều có một mùa riêng của nó, bao gồm cả tìm kiếm việc làm. Các ứng viên thường tự hỏi rằng liệu có thời điểm nào tốt nhất trong năm để tìm kiếm việc làm hoặc thăng tiến sự nghiệp của bản thân hay...
Xem thêm [+]5 kỹ năng người trẻ cần có để thành công
Ngày đăng: 27/08/2020 - Lượt xem: 1150
Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng, quyết định 75% sự thành công của bạn. Vậy bạn đã sở hữu những kỹ năng gì để cải thiện cuộc sống của chính mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 5 kỹ năng không thể thiếu để thành công nhé!
Xem thêm [+]20 nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất năm 2021
Ngày đăng: 13/08/2020 - Lượt xem: 115
Theo điều tra, khảo sát của Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) về nhu cầu đào tạo về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm, đáp ứng thị trường lao động, năm 2021, có 20 nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng cao.
Xem thêm [+]Năm 2021: Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung ở trình độ nào?
Ngày đăng: 13/08/2020 - Lượt xem: 85
Theo kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động của Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), năm 2021, nhu cầu tuyển dụng lao động ở các trình độ có sự khác biệt.
Xem thêm [+]Góc nhìn toàn cảnh về xuất khẩu lao động của Việt Nam
Ngày đăng: 29/05/2020 - Lượt xem: 424
Hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã đem lại cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc với mức thu nhập hấp...
Xem thêm [+]Chân dung nghề xuất nhập khẩu
Ngày đăng: 29/05/2020 - Lượt xem: 445
Những năm gần đây, ngành xuất nhập khẩu đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng, ngành này được dự đoán là ngành hot với nhu cầu nhân lực lớn trong tương lai.
Xem thêm [+]Kinh doanh thực phẩm tươi sống online: Ngành nghề lên ngôi thời dịch Covid-19
Ngày đăng: 17/04/2020 - Lượt xem: 268
Trong thời điểm nhiều ngành nghề bị "đóng băng" do dịch Covid-19, dịch vụ kinh doanh thực phẩm tươi sống online lại rất được ưa chuộng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người dân có xu hướng lựa chọn mua sắm thực phẩm tươi sống thông qua hình thức online như vậy? Trong tương lai, loại hình kinh doanh thực phẩm tươi sống online sẽ có cơ hội phát triển...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài
- Ngành ngôn ngữ học chưa bao giờ ngừng hot với mức lương lên đến 15 triệu đồng
- Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc
- Những thói quen xấu phá hỏng mối quan hệ của bạn
- Để Internet không "nuốt chửng" năng suất làm việc của bạn
- [Bài sưu tầm] Nhảy việc: Thời điểm nên không nên
- Ngành Kỹ thuật hàng không
- Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô