Tích hợp nhiều ngành đại học, mở ra ngành học mới "chưa từng có"
Người học không chỉ được trang bị kiến thức chuyên sâu của một ngành mà còn được tiếp nhận thêm kiến thức liên ngành, những kỹ năng để thích ứng với nhiều môi trường công việc khác nhau. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về thông tin này nhé!
ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ có tổng 572 chương trình đào tạo các loại
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo được quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 để giảm tối đa sự chồng chéo, trùng lặp giữa các ngành đào tạo, mở thêm nhiều ngành học mới.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho biết, việc quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo giúp giảm tối đa sự chồng chéo, trùng lặp giữa các ngành đào tạo trong ĐHQGHN, tránh nguy cơ đầu tư dàn trải, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực đào tạo trong ĐHQGHN; tạo sự liên thông trong cùng đơn vị và giữa các đơn vị trong ĐHQGHN nhằm phát huy sức mạnh của từng đơn vị và sức mạnh tổng hợp của ĐHQGHN.
Việc quy hoạch này cũng giúp ĐHQGHN tìm tòi, phát triển các ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm, độc đáo, tiên phong mang thương hiệu của ĐHQGHN.
Theo quy hoạch này, với số chương trình hiện có và số chương trình được quy hoạch, đến năm 2025, ĐHQGHN sẽ có tổng 572 chương trình đào tạo các loại, trong đó có 192 chương trình đại học, 225 chương trình đào tạo thạc sỹ và 155 chương trình đào tạo tiến sỹ.
So với các chương trình đang đào tạo hiện tại, danh mục này có thêm rất nhiều ngành mới. Trong đó bậc đại học có 67 ngành được quy hoạch, bậc thạc sỹ có 118 ngành và bậc tiến sỹ có 55 ngành.
Đặc biệt, có 58 ngành đào tạo thí điểm bậc đại học, 102 ngành thí điểm bậc thạc sỹ và 43 ngành thí điểm bậc tiến sỹ. Những ngành thí điểm là những ngành chưa có tên trong danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và đã được đánh mã số. Những ngành thí điểm này là "đặc sản" trong đào tạo của ĐHQGHN.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trong những giai đoạn trước, nhiều ngành thí điểm sau đó đã được đưa vào danh mục của Nhà nước và triển khai đào tạo trong toàn quốc, được khẳng định và đánh giá cao như thạc sĩ và tiến sĩ Đo lường đánh giá trong giáo dục, kỹ sư Công nghệ - Kỹ thuật xây dựng - Giao thông, kỹ sư Tự động hóa và Tin học, Công nghệ Hàng không - Vũ trụ; cử nhân Khoa học dữ liệu, kỹ sư Năng lượng, Vật liệu và Linh kiện nano, An ninh phi truyền thống, Biến đổi khí hậu, ... Những ngành và chuyên ngành thí điểm là kết quả của hoạt động nghiên cứu và hội nhập quốc tế, thể hiện sự tiên phong dẫn dắt trong hệ thống giáo dục đại học của ĐHQGHN.
Nhiều ngành khoa học ngày càng có tính liên ngành và xuyên ngành xuất hiện (Ảnh: VNU).
Nhiều ngành học mới xuất hiện
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, mỗi ngành, chuyên ngành ra đời đều có vai trò, chức năng nhất định đối với sự phát triển biện chứng của kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn tới, cho đến năm 2025, có lẽ chưa có ngành nào thực sự "biến mất". Song, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, của cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với đó là sự thay đổi, gia tăng về cả yêu cầu và nhu cầu của con người, nhiều ngành khoa học ngày càng có tính liên ngành và xuyên ngành, thậm chí có sự xóa nhòa ranh giới của một số ngành, kèm theo là nhiều chương trình đào tạo phải có sự đổi mới linh hoạt: có thể là sự đan cài vào nhau, có thể là sự chuyển hóa, có thể là sự phân chia, cũng có thể có thể là sự tích hợp.
Sự "ứng biến" này, cũng như sự trưởng thành của các nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQGHN là cơ hội và là nền tảng cho sự ra đời các chương trình đào tạo mới mang tính liên ngành, liên lĩnh vực. Từ đó kéo theo sự tái cấu trúc của các đơn vị và sự phát triển về đội ngũ và tiềm lực KHCN của ĐHQGHN trong thời gian tới.
Một số ngành/chuyên ngành đào tạo sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới ở ĐHQGHN như: Trí tuệ nhân tạo, Quản trị công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Quản trị năng lượng và Phát triển bền vững, Logistic, Thiết kế công nghiệp và Đa phương tiện, Quản lí đô thị và công trình (thông minh), Công nghệ tài chính và kinh doanh kĩ thuật số, … Các ngành kỹ thuật - công nghệ, các ngành liên quan đến nhu cầu nhân lực của cách mạng công nghiệp 4.0 chiếm tỷ trọng khá lớn trong các ngành mới được quy hoạch của ĐHQGHN trong thời gian tới.
Triết lí giáo dục STEM và khai phóng lên ngôi
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, rất nhiều thay đổi lớn đã được dự đoán trong cách sống và cách làm việc của con người.
Giáo dục STEM, khả năng thích ứng và hội nhập, tầm nhìn, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, gắn với phát triển bền vững, cùng với ngoại ngữ và kỹ năng mềm là những chìa khóa quan trọng cho sự thành công của mỗi cá nhân cũng như đánh giá thành công của giáo dục đại học.
Mô hình phát triển của trường đại học cũng có sự thay đổi, trước đây hay nói đến đại học nghiên cứu tiên tiến, ngày nay không chỉ có thể, mà nghiên cứu - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột trong cấu thành của một trường đại học trong kỷ nguyên CMCN 4.0.
Vì vậy, thời gian tới, sẽ có sự thay đổi không chỉ về danh mục các ngành nghề, mà kéo theo là thay đổi cấu trúc chương trình, hình thức tổ chức quản lý đào tạo, cũng như nền tảng kiến thức, kỹ năng, chuẩn đầu ra, đương nhiên kéo theo cả sự đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương thức tuyển sinh đầu vào, và từ đó cũng mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp và tương lai cho người học, và cả cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, triết lí giáo dục STEM và khai phóng có lẽ sẽ là triết lí phù hợp cho nền giáo dục trong thời gian tới. Theo đó, người học không chỉ được trang bị kiến thức chuyên sâu của một ngành mà còn được tiếp nhận thêm kiến thức liên ngành, những kỹ năng để thích ứng với nhiều môi trường công việc khác nhau, có cơ hội làm việc trong môi trường hội nhập toàn cầu.
Với xu hướng này, các chương trình đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực có lẽ sẽ là lựa chọn của nhiều người học. Bên cạnh đó, các ngành về kĩ thuật, công nghệ cũng sẽ phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của cuộc CMCN 4.0.
"Danh mục quy hoạch ngành, chuyên ngành của ĐHQGHN giai đoạn 2021-2025 đã đón đầu và thể hiện rõ nét xu hướng nói trên. Nếu cộng cả các ngành, chuyên ngành mang tính liên ngành và các ngành, chuyên ngành thuộc khối ngành kĩ thuật - công nghệ thì nhóm này chiếm đến khoảng 60% danh mục" - GS Đức chia sẻ.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đại dịch Covid-19 thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học
Muốn trở thành nước công nghiệp phát triển, giáo dục phải là quốc sách hàng đầu
Tháo gỡ những “rào cản” về tự chủ cho 2 Đại học Quốc gia
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 33
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 56
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 281
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công