Tranh luận giữa kỹ năng và kiến thức: Đâu là vấn đề chúng ta cần quan tâm?
Đối với mỗi người học, sự phát triển song song giữa kiến thức và kỹ năng đòi hỏi chúng ta phải tự tìm tòi và định hướng cho mình phương pháp học đúng đắn. Tuy nhiên, giữa kỹ năng và kiến thức, liệu chúng ta có thể xác định được đâu mới là yếu tố quan trọng hơn? Hôm nay, Hướng nghiệp GPO sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Gần đây, các cuộc tranh luận công khai giữa “kỹ năng so với kiến thức” đưa đến việc cần đánh giá lại quan điểm của chúng ta về giáo dục. Nhiều người có xu hướng ủng hộ “các kỹ năng mới” trong khi số khác thể hiện thái độ rõ ràng đối với ưu thế của kiến thức lý thuyết và các môn học. Vậy ý nghĩa của cuộc tranh luận này là gì?
Rõ ràng, quan điểm về những gì nên dạy xác định hành động và sự tham gia vào quá trình học tập của giáo viên và học sinh cũng như mô hình tổng thể của việc xây dựng thời khóa biểu ở trường. Những thay đổi không thiết thực trong chương trình giáo dục đã làm hạn chế năng lực của hệ thống giáo dục trong cuộc sống. Nhận định rằng “tri thức nhân loại liên tục thay đổi” hoàn toàn đúng nhưng các lý thuyết và nguyên tắc cơ bản vẫn rất quan trọng, đóng vai trò làm nền tảng trong hầu hết các lĩnh vực.
Sự phát triển không ngừng của tri thức nhân loại đã khiến nhiều người cho rằng việc tập trung vào “kiến thức cốt lõi” không còn cần thiết, thay vào đó “các kỹ năng” mới là trọng tâm thật sự của giáo dục. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với lý thuyết đã được thiết lập trong tâm lý học. Lý thuyết này đề cập đến các lược đồ hay tiến trình liên tục đóng vai trò then chốt trong tâm trí của một cá nhân để xác định và tổ chức kiến thức. Điều đó có nghĩa là kiến thức mà một cá nhân nắm giữ sẽ xác định danh tính (bạn là ai) và năng lực (bạn có thể làm được gì). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách thức mà tư duy bậc cao hoạt động phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn tài nguyên nhận thức đã có trong trí nhớ dài hạn, bao gồm các khái niệm, nguyên tắc và kiến thức cơ bản. Lập luận này không nhằm bác bỏ “kỹ năng” mà để giúp chúng ta nhận định lại khi tranh luận về tầm quan trọng giữa “kiến thức” và “kỹ năng” cũng như việc đặt chúng lên bàn cân là không hợp lý. Việc phân chia như hai đối cực giữa một bên (kiến thức, học tập, lý thuyết) và một bên (kỹ năng, kết quả, ứng dụng) không phản ánh được mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục. Giáo dục phải tạo ra một con người tự tin với kiến thức của mình, có khả năng suy nghĩ và liên kết kiến thức với nhau, sau đó là phân tích, áp dụng, tương tác và sáng tạo. Ví dụ, chúng ta vẫn thường cho rằng các kiến thức toán học như nguyên hàm, tích phân hay sự đồng biến, nghịch biến của hàm số chẳng giúp ích gì trong thực tiễn. Thực tế, đó không phải là ý nghĩa của việc học toán. Toán học không cần bạn phải xét tính đơn điệu của một hàm số mà nó giúp bạn học được khả năng xác định vấn đề và tư duy một cách có hệ thống. Suy cho cùng, chúng ta cần kết quả nhưng quá trình để đi đến kết quả và những kiến thức rút ra được từ quá trình đó mới là mục đích thật sự. Bạn có thể lựa chọn học cao hơn hay không tùy thuộc vào năng lực và định hướng của bạn nhưng giáo dục phổ thông với kiến thức nền tảng là cần thiết để phát triển các khả năng toàn diện. Với kiến thức cơ bản, khi áp dụng vào thực tiễn và tư duy một cách hiệu quả bạn mới có thể khám phá ra những tri thức mới. Như vậy, mấu chốt của vấn đề ở đây không phải là “kỹ năng so với kiến thức” mà là khả năng nhận thức trong quá trình học tập (bao gồm học tập ở trường và ngoài xã hội).
Theo các nghiên cứu khoa học, quá trình xử lý thông tin ở con người dựa trên việc biến đổi thông tin, lưu trữ thông tin và lấy thông tin từ bộ nhớ. Các mô hình xử lý thông tin của nhận thức như trí nhớ và sự chú ý chỉ ra các quá trình diễn ra trong tâm trí tuân theo một trình tự rõ ràng. Quan điểm của các nhà tâm lý học cho rằng việc học tuân theo cách thức của hoạt động suy nghĩ con người và hình thành nên bản đồ nhận thức. Quá trình xử lý nhận thức thường bị ảnh hưởng bởi các lược đồ (một khuôn khổ tinh thần của những niềm tin và được phát triển bởi kinh nghiệm). Khi chúng ta già đi, chúng trở nên chi tiết và tinh vi hơn. Lược đồ có thể hiểu như là khung nhận thức giúp con người tổ chức và giải thích thông tin. Vì vậy, kiến thức nền tảng hình thành nên những niềm tin ban đầu. Để có thể tiếp cận và vận hành bất cứ hoạt động nào, trước hết bạn phải nhận thức và định nghĩa được chúng. Các lược đồ giúp chúng ta giải thích thông tin đến một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này giúp cá nhân không bị choáng ngợp bởi lượng thông tin khổng lồ đến từ môi trường bên ngoài. Nó còn được gọi là phương pháp tiếp cận nhận thức. Hiểu biết nhận thức cũng chỉ ra rằng hành vi của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi học tập và kinh nghiệm. Mọi người học hỏi từ những người khác và các yếu tố bên trong của mỗi cá nhân. Hành vi của một người là kết quả của quá trình học tập đến từ nhận thức của bản thân đối với môi trường. Vì vậy, hiểu được khái niệm này sẽ giúp bạn vận dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tiễn cả trong quá trình học và tại nơi làm việc. “Một khi việc hiểu về những nơi, những môi trường đang sống và sắp đến, mỗi người tự khắc hình dung, chuẩn bị tinh thần để thích nghi với chúng.” – Hướng nghiệp GPO.
Bây giờ, hãy nhớ lại khoảng thời gian đi học của chúng ta. Chắc hẳn, không ít lần chúng ta phải đối mặt với một khái niệm hay chủ đề không thể hiểu được cho dù bạn đã cố gắng thế nào đi chăng nữa. Nhưng trải qua một thời gian, khi nhìn lại, chúng ta có thể giải thích điều đó một cách dễ dàng. Tại sao? Đó là cách tư duy con người hoạt động. Các lý thuyết về nhận thức khuyến khích chúng ta thường xuyên “suy nghĩ lại về tư duy của mình” như một phương tiện giúp con người hiểu rõ một khái niệm hoặc vấn đề mà họ gặp khó khăn. Học tập giúp người học có được cách nhìn mới về bản thân. Học tập là chìa khóa để mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng của bản thân. Nhận thức giúp chúng ta điều chỉnh và thích nghi với môi trường theo thời gian. Có thể thấy, sự học không thể tách rời trong chuyến hành trình của cuộc đời. “Việc học tập suốt đời nhằm thu hút được sự quan tâm và nâng cao nhận thức của công chúng thường vẽ ra nhiều mặt của vấn đề và việc bàn luận về chúng đòi hỏi vô vàn nỗ lực.” – Hướng nghiệp GPO.
Như vậy, chúng ta có thể áp dụng điều này vào quá trình học như thế nào?
- Thứ nhất, tập trung vào tiến trình học hơn là kết quả.
- Thứ hai, tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Thứ ba, thường xuyên tư duy lại.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Quỳnh Ly
Theo ybox.vn
Xem thêm bài viết tại:
Chu kỳ bán rã kiến thức và lý do chúng ta phải học tập không ngừng
Học một kiến thức mới chỉ cần 20 giờ?
Kỹ năng cứng là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng
17 quyển sách kỹ năng làm việc hay giúp bạn làm ít được nhiều
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 34
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 57
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 281
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 165
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 264
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 320
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công