Trường đại học lý giải việc xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ
Mùa tuyển sinh 2022, nhiều trường đại học ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS. Đại diện một số trường lý giải về vấn đề này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Theo dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của Đại học Kinh tế Quốc dân, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có thể đăng ký xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường.
Cụ thể, trường dành 10-15% trong số 6.100 chỉ tiêu để xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia TP.HCM và 15-20% để xét tuyển kết hợp chứng chỉ này với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6, đạt IELTS 5.5, TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng L&R 785, S 160 & W 150) trở lên.
Đại học Ngoại thương cũng đưa ra phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ dành cho thí sinh hệ chuyên và không chuyên hoặc kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với SAT, ACT, A-Level.
Trường cũng xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Hai phương thức này chỉ áp dụng cho các chương trình dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ưu tiên xét tuyển thẳng đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.0 trở lên vào ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh tới 30% chỉ tiêu của ngành.
Năm nay, Đại học Thủy lợi dự kiến xét tuyển thẳng thí sinh có học lực năm lớp 12 đạt loại khá và có chứng chỉ tiếng Anh từ 5.0 trở lên.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, những em có chứng chỉ IELTS (academic) quốc tế 6.0 trở lên (hoặc tương đương) được đăng ký xét tuyển tài năng vào các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế - Quản lý theo hình thức xét tuyển kết quả, thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn.
Ngoài ra, thí sinh có chứng chỉ IELTS (academic) 5.0 trở lên có thể sử dụng để quy đổi điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07 và các tổ hợp xét tuyển theo kỳ thi Đánh giá tư duy (thông qua hệ thống quy đổi của trường).
TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, ĐH Ngoại thương - nhận định, chứng chỉ IELTS là cách thức để đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên và lựa chọn IELTS thì sinh viên có thêm cơ hội thể hiện năng lực tiếng Anh của mình.
“Từ phía nhà trường có nhiều phương thức lựa chọn sinh viên, tuy nhiên vẫn phải xét IELTS với các tiêu chí năng lực khác chứ không phải đây là tiêu chí duy nhất đủ. Ví dụ ở Đại học Ngoại thương, xét vào chương trình tiên tiến và chất lượng cao, tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào là điều bắt buộc. Thí sinh sẽ dùng tiếng Anh bằng IELTS hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển", TS Vũ Thị Hiền nói.
Về vấn đề tranh cãi xét tuyển bằng IELTS liệu có gây thiệt thòi cho thí sinh ở khu vực nông thôn và miền núi không, TS Vũ Thị Hiền cho rằng việc tích lũy chứng chỉ IELTS không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Tuy nhiên, mỗi phương thức có chỉ tiêu riêng chứ không phải tuyển sinh 100% chỉ tiêu bằng chứng chỉ ngoại ngữ.
"Không phải bạn nào có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng sẽ lấy đi hết cơ hội của bạn khác. Mỗi phương thức có chỉ tiêu riêng và các bạn phải tự cạnh tranh công bằng với nhau. Những thí sinh khác vẫn còn cơ hội vào ngành học mình mong muốn với phương thức khác như xét điểm thi tốt nghiệp THPT hay xét điểm thi đánh giá năng lực", bà Hiền nói.
Còn theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc tuyển sinh ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM - hiện nay, các trường đại học có xu hướng ưu ái cho thí sinh theo học chương trình bổ sung tiếng Anh vì việc này có nhiều ưu điểm.
Đầu tiên, đây là những thí sinh thực sự có hiểu biết về ngành nghề, cơ hội việc làm và chương trình trong trường đại học. Mặt khác, do được học tiếng Anh tốt nên khi vào đại học, thí sinh có cơ hội tiếp cận tài liệu, giao tiếp và có cơ hội hội nhập cao hơn.
Về việc nhiều ý kiến cho rằng ưu ái thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ khiến em khác không có điều kiện tiếp xúc học tiếng Anh thiệt thòi, ông Sơn cho rằng điều này là có nhưng không nhiều. Bởi vì, những học sinh vùng sâu, xa cũng có những ưu tiên khác như được cộng điểm vùng miền.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, những thí sinh như vậy vẫn có nhiều cơ hội để xét tuyển bằng phương thức khác và các em vẫn phải học tập tốt tiếng Anh vì môn này với một số ngành nghề cũng có tiêu chuẩn nhất định cho đầu ra, nếu không đạt, sinh viên không thể tốt nghiệp
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo zingnews.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1938
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4834
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1417
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1568
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2974
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2110
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2217
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4181
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 25472
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1790
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công