Tư vấn hướng nghiệp vào mùa: “Biết mình, biết ta”
Để thu hút người học, các trường ĐH-CĐ tung ra ngành học mới, tên gọi mỹ miều với nhiều phương thức tuyển sinh. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) chia sẻ với Báo GD&TĐ về một số lưu ý với sĩ tử trước mùa tuyển sinh 2021.
Liệu cơm gắp mắm
Trước mùa tuyển sinh, ông có lời khuyên nào dành cho thí sinh?
Giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng, giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động. Tuy nhiên, hiện giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, đặc biệt là học sinh THPT còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục thực hiện, tháo gỡ.
Chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh, trước hết các em cần giữ gìn sức khỏe, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Khi có đủ sức khỏe, HS mới thực hiện được việc học tập tốt và chọn lựa ngành nghề tương lai của mình. Chọn trường, chọn ngành nghề là việc lớn, liên quan đến tương lai bản thân, các em cần bình tĩnh, không nóng vội và chuẩn bị kỹ. Chọn đúng trường, ngành nghề, sở trường, các em có cơ hội học tập ổn định. Nếu chọn không đúng trường, ngành sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập và lập nghiệp.
Quan trọng nhất, các em biết “liệu cơm gắp mắm”, nghĩa là việc chọn trường, ngành cần dựa vào khả năng bản thân, sở trường, khả năng tài chính và mục tiêu phấn đấu trong tương lai. Khi định hình được, các em sẽ chọn trường đào tạo chất lượng, theo học ngành nghề yêu thích và hoạch định tương lai nghề nghiệp một cách rõ ràng. Các em cần tìm hiểu, lắng nghe tư vấn, biết mình biết ta để không… nhầm đường từ phút ban đầu.
Theo ông, thí sinh cần tìm hiểu như thế nào để nhận diện, chọn trường, ngành phù hợp?
Như tôi đã chia sẻ ở trên, học sinh, nhất là ở cấp THPT cần sớm quan tâm đến việc chọn trường, ngành nghề cho bản thân. Việc này không khó, vì hiện trong trường đã có hoạt động tư vấn, hướng nghiệp. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu, lắng nghe tư vấn từ những người đi trước, từ thầy cô giáo, phụ huynh.
Các em cần tìm hiểu kỹ về nhà trường, ngành học. Cụ thể là đầu vào thế nào, quá trình học tập, giá trị bằng cấp, học phí, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp và chất lượng cuộc sống khi làm việc. Các em cần tìm hiểu một cách thấu đáo, có như vậy mới chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp. Thực tế, có học sinh chọn được trường, ngành nghề nhưng học phí quá cao, quá khả năng của gia đình.
Nên cân nhắc trên cơ sở hoàn cảnh, năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân để lựa chọn trường, nghề nghiệp phù hợp. Các em cần tránh tình trạng lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính hoặc thích chọn các nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền… mà không cần biết có phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú, điều kiện bản thân và nhu cầu của thị trường lao động hay không.
Tư vấn hướng nghiệp trong trường học
Giữa danh tiếng của trường, độ “hot” của ngành nghề và sở trường, năng lực bản thân, thí sinh nên cân nhắc điều gì?
Khi bản thân xác định rõ hoàn cảnh gia đình, năng lực, sở trường, sức khỏe… sẽ xác định được động cơ học tập. Học sinh cần tìm hiểu những ngành nghề mà mình yêu thích để từ đó tự ước lượng, đánh giá một phần nào đó về việc chọn lựa nghề nghiệp bản thân cho tương lai. Bên cạnh đó, các em cũng phải tự nhận thức được khả năng của mình để có quyết định chính xác nhất trong khâu chọn lựa nghề nghiệp. Ngoài ra, các em cũng nên tìm hiểu kỹ nhu cầu lao động của thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay.
Chọn ngành nghề phù hợp chính là bí quyết quan trọng trong việc phát huy giá trị tài năng, đồng thời làm thỏa mãn đam mê của các em. Thực tế hiện nay, một số học sinh lớp 12 nhưng vẫn chưa có thông tin tiếp cận về việc lựa chọn ngành nghề, chưa được tham gia hướng nghiệp. Điều này khiến các em dễ chọn sai nghề, sai trường khiến tương lai khó có thể kiếm được việc làm như ý muốn. Nếu tập trung đến “nhãn”, “mác” của trường đó hoặc theo sự áp đặt của phụ huynh mà quên rằng người học là mình và tương lai của mình, các em sẽ khó theo đuổi đường dài với nghề.
Để không bị nhiễu loạn trước những thông tin tư vấn, định hướng, theo ông thí sinh cần phải làm gì?
Học sinh THPT chỉ mới ở lứa tuổi trưởng thành, chưa trải nghiệm nhiều nên việc chọn trường, ngành nghề tương lai phải có sự hướng dẫn của người đi trước. Cụ thể là thầy cô giáo, phụ huynh và vai trò tư vấn của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, các chuyên gia…
Hiện có nhiều kênh tư vấn và không khó để tìm kiếm, tuy nhiên, học sinh phải biết chọn lọc, căn cứ vào nhu cầu của bản thân. Các em cần chọn lọc kênh tư vấn chính thống do ngành Giáo dục tổ chức hoặc thông qua hoạt động tư vấn của nhà trường, thầy cô giáo, anh chị đi trước. Với các kênh thông qua Internet, mạng xã hội cần chọn lọc kênh chính thống, người tư vấn có uy tín…
Tới đây, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Sở sẽ mời các trường, chuyên gia uy tín tham gia, qua đó giúp các em xác định được mục tiêu học tập; chọn trường, ngành nghề trong tương lai, tránh tình trạng mạnh ai nấy tư vấn khiến học sinh bị rối, thậm chí nhầm đường trong việc chọn trường, nghề.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo cantho.edu.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP – Dành cho những ai chưa xác định được NGHỀ HỌC & NGHỀ LÀM
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công