Tuyển sinh ĐH 2023: Không nên có quá nhiều kỳ thi riêng
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng các trường đào tạo nhiều ngành giống nhau nên kết hợp để cùng tuyển sinh, không nên tổ chức quá nhiều kỳ thi, tạo áp lực, gánh nặng cho thí sinh.
Thi tự luận để đánh giá năng lực của giáo viên tương lai
Chia sẻ với báo chí, GS Nguyễn Văn Minh cho biết, điểm khác biệt lớn nhất về kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội tổ chức là thi 8 môn độc lập. Trong đó, môn Ngữ Văn thi 70% tự luận, 30% trắc nghiệm; các môn còn lại thi 70% trắc nghiệm, 30% tự luận. Các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hiện nay đều thi trắc nghiệm 100%. Theo GS Minh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội quyết tâm giữ thi tự luận và tỷ lệ điểm giữa các phần thi cũng có sự cân đối nhất định. Thi tự luận là bước đầu đánh giá năng lực này của một nhà giáo tương lai.
“Chúng tôi đã thử nghiệm trên hệ thống các trường thực nghiệm trực thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội như Trường THPT chuyên, Trường THPT Nguyễn Tất Thành, kết quả cho thấy thí sinh làm tốt phần trắc nghiệm sẽ vẫn làm tốt phần tự luận”, GS Minh nói.
Về phương hướng tổ chức kỳ thi từ năm 2025, khi thí sinh học chương trình mới bắt đầu tốt nghiệp THPT, GS Minh cho hay trường sẽ có điều chỉnh thích ứng dựa trên nghiên cứu từ lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm để có phương án phù hợp.
Tạo sự thống nhất trong xét tuyển
Đã có gần 10 kỳ thi riêng do các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức để tuyển sinh. GS Minh nhận định, xu hướng là các trường ĐH sẽ dần liên kết với nhau, tạo sự thống nhất trong xét tuyển. “Khi liên kết, các trường sẽ có ngân hàng đề thi phong phú, tạo ra một kỳ thi công bằng, chất lượng”, GS Minh nói. Hiện, một số trường không chỉ liên kết tuyển sinh mà còn công nhận tín chỉ, kết quả đào tạo của nhau.
TS Nguyễn Văn Cường, chuyên gia tư vấn giáo dục độc lập ghi nhận giáo dục ĐH của Việt Nam đang tích cực đổi mới theo xu hướng tăng cường tính tự chủ và hội nhập quốc tế. Tự chủ trong công tác tuyển sinh là một nội dung của tự chủ ĐH. “Nhưng chúng ta hãy hình dung nếu mỗi trường ĐH đều tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng thì không chỉ gây ra sự lãng phí về tài chính mà còn tăng nhiều tải trọng cho xã hội như về giao thông, an ninh trong các kỳ thi. Việc này cũng gây ra gánh nặng tài chính, trách nhiệm và sự lo lắng của cha mẹ trong việc chăm lo, chuẩn bị cho kỳ thi ĐH của con, gây quá tải cho học sinh”, TS Cường nêu quan điểm.
Theo ông, việc các trường ĐH tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng phản ánh sự thiếu tin tưởng của các trường vào kết quả giáo dục và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và cách nhìn nhận chưa đầy đủ dưới góc độ hệ thống về việc tuyển sinh. Đồng thời gây bối rối cho giáo viên khi phải đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục phổ thông trong khi học sinh còn bị phân tâm vào việc chuẩn bị cho kỳ thi ĐH. TS Cường cho rằng, các trường cần một chiến lược để thu hút được nhiều ứng viên phù hợp với đặc thù, mục tiêu đào tạo và mục tiêu phát triển của trường.
Theo tienphong.vn
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 203
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 117
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.
Xem thêm [+]Hàng loạt đại học hot giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 105
Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xem thêm [+]Tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT: Con dao 'hai lưỡi'?
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 99
Hướng tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT lên thành 50% từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT dự kiến đem đến nhiều ý kiến trái chiều. Chuyên gia cho rằng đây là ‘con dao hai lưỡi’ khi có thể tiếp tục tạo đà cho việc ‘lạm phát’ điểm học bạ.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Xét học bạ sớm, giành suất vào đại học
Ngày đăng: 19/05/2023 - Lượt xem: 2981
Nhiều phụ huynh có con học lớp 12 đánh giá cao hình thức nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ, giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Xem thêm [+]Cẩn thận… 'trắng tay' với xét tuyển sớm
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 3908
Theo quy định, trước 17 giờ 00 ngày 8/7, các cơ sở đào tạo mới phải hoàn thành công tác xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công