Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Hiện một bộ phận sinh viên cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn chật vật trên hành trình tìm công việc như mong muốn.
Sau 4 năm miệt mài đèn sách, Đồng Thị Thanh Hà (24 tuổi, Hưng Yên) tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh bằng giỏi tại một trường đại học kinh tế ở Hà Nội. Với nữ sinh, tấm bằng chính là minh chứng cho những năm tháng học hành nghiêm túc.
Ngay sau khi ra trường, Thanh Hà bắt đầu lao vào hành trình nộp hồ sơ, đi phỏng vấn rồi nhận về hàng loạt cái lắc đầu từ chối. "Em cứ nghĩ chỉ cần vùi đầu vào học thật tốt lý thuyết, thi điểm cao, đạt bằng giỏi là sẽ dễ xin việc, nhưng hóa ra, các công ty chẳng quan tâm nhiều đến điều đó. Họ hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm thực chiến, cách xử lý tình huống… mà em thì lúng túng, chẳng biết trả lời thế nào", Thanh Hà kể lại.
Dù được người quen giới thiệu vào vài công ty, cô nàng vẫn không thể trụ lại khi liên tục bị đánh giá chưa phù hợp với yêu cầu công việc. Nhìn sang những người bạn học từ các trường không mấy tên tuổi, thậm chí tốt nghiệp bằng khá lại đậu phỏng vấn và có việc làm ổn định, mức đãi ngộ hấp dẫn, Thanh Hà không khỏi chạnh lòng.
Từng ôm giấc mơ trở thành quản lý kinh doanh tại doanh nghiệp lớn, giờ đây cô nàng chỉ mong có được công việc ổn định, từng bước gây dựng lại hành trình sự nghiệp bản thân.
Tốt nghiệp loại giỏi, nhiều sinh viên ra trường vẫn chật vật xin việc. (Ảnh minh hoạ)
Nguyễn Hoài Nam (23 tuổi, Hà Nội), cử nhân ngành Marketing cũng chật vật tìm việc dù tốt nghiệp loại giỏi. Từ khi còn là sinh viên, nam sinh đặt mục tiêu học thật tốt để có bằng đẹp, tin rằng đó sẽ là "chiếc vé thông hành" để bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, phát triển sự nghiệp vững vàng. Giống như Thanh Hà, thực tế khiến Hoài Nam vỡ mộng.
“Em nộp hồ sơ khắp nơi nhưng rất ít nơi gọi phỏng vấn. Có chỗ nhận xét em nắm vững kiến thức chuyên môn, nhưng lại thiếu kỹ năng mềm, không có kinh nghiệm thực tế, yếu Ngoại ngữ. Có chỗ đồng ý nhận nhưng mức lương lại quá thấp" , Nam chia sẻ.
Hiện, Nam làm nhân viên bán hàng cho một công ty về thực phẩm chức năng. Dù biết lựa chọn này rất khó khăn, khiến gia đình buồn lòng nhưng chàng trai không còn đường nào khác. Nhìn lại chặng đường đã qua, Hoài Nam nhận thấy nếu thời sinh viên biết chủ động thực tập, trải nghiệm nhiều hơn thay vì chỉ tập trung học lý thuyết, có lẽ hành trình xin việc đã dễ dàng hơn.
Thực tế sau tốt nghiệp đại học, nhiều sinh viên vỡ mộng khi bước vào thị trường lao động. Không ít tân cử nhân bằng giỏi chấp nhận làm công việc không liên quan gì tới ngành nghề được đào tạo, hay lao động phổ thông và thậm chí là thất nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
Theo ông Bùi Thế Anh, Phó Giám đốc một công ty kỹ thuật tại Hải Phòng, xã hội ngày nay đã có nhiều thay đổi trong cách nhìn nhận về giá trị của tấm bằng đại học.
"Trước kia, tấm bằng cử nhân là niềm mơ ước và là lợi thế cạnh tranh thực sự trên thị trường lao động. Ai có bằng đại học đều được xem là người có học thức, khả năng đảm nhận công việc chuyên môn, thậm chí còn là bảo chứng cho sự thành công. Nhưng giờ đây, việc vào đại học đã trở nên phổ biến đồng nghĩa với việc giá trị của tấm bằng cũng không còn mang tính phân loại cao như trước", ông Thế Anh nói.
Theo vị này, trong bối cảnh tuyển dụng hiện đại, doanh nghiệp không còn đánh giá ứng viên chỉ dựa trên học lực hay tấm bằng đẹp mà ưu tiên người có khả năng thực thi công việc, tinh thần học hỏi và thái độ tích cực. Không chỉ là chuyện học kiến thức trong sách vở, mà còn phải rèn luyện khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, xử lý tình huống và thích ứng với thay đổi. Đó mới là điều các nhà tuyển dụng cần ở các tân cử nhân.
"Chúng tôi từng tiếp xúc với nhiều ứng viên có bằng cấp ấn tượng nhưng lại thiếu sự linh hoạt, thiếu kỹ năng cơ bản, thậm chí không biết cách trình bày ý tưởng rõ ràng và rất tiếc, họ không được chọn" , ông Thế Anh nói, bằng cấp chỉ là một phần, còn năng lực thật sự và khả năng thích ứng mới là yếu tố quyết định người đó có trụ lại được trong thị trường lao động hay không.
Nhiều tân cử nhân chật vật trên hành trình tìm công việc như mong muốn. (Ảnh minh hoạ)
Đồng quan điểm, thầy Đinh Ngọc Sơn, nguyên Phó trưởng Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng việc quá đề cao bằng cấp khiến nhiều người học chỉ chăm chăm đạt điểm số cao, mà quên mất việc rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Ngay từ bậc phổ thông, áp lực điểm số từ phụ huynh đè nặng lên vai học sinh. Từ đó, nhiều môi trường giáo dục cũng phải tìm cách đáp ứng nhu cầu thi cử, làm đẹp học bạ thay vì chú trọng vào năng lực học thực.
Một người có điểm số cao, tốt nghiệp bằng giỏi, không có nghĩa là sẽ làm việc tốt. Nhiều ngành nghề cần cả kiến thức chuyên môn lẫn tay nghề và kỹ năng mềm. Vì vậy, không nên lấy bằng cấp làm thước đo duy nhất để đánh giá năng lực của một người.
Theo thầy Sơn, từ gia đình, nhà trường, xã hội đến các đơn vị tuyển dụng, tất cả cần có cái nhìn đồng bộ và thực chất hơn về giá trị của tấm bằng đại học. "Một tấm bằng giỏi hay xuất sắc có thể giúp bạn cộng điểm trong mắt nhà tuyển dụng, chứ không phải yếu tố quyết định thành công trong phỏng vấn hay xin việc sau này" , thầy Sơn nhấn mạnh.
Theo Kim Nhung/VTC
Bài viết khác
Chọn ngành thông minh để không lỡ nhịp thị trường lao động
Ngày đăng: 20/07/2025 - Lượt xem: 105
Chọn ngành thông minh để không lỡ nhịp thị trường lao động
Xem thêm [+]Ngành học ‘đi tắt đón đầu’ trong lĩnh vực vận tải, cơ hội việc làm rộng mở: 5 cơ sở đào tạo, điểm chuẩn ở mức trung bình khá là đỗ
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 139
Ngành học ‘đi tắt đón đầu’ trong lĩnh vực vận tải, cơ hội việc làm rộng mở: 5 cơ sở đào tạo, điểm chuẩn ở mức trung bình khá là đỗ
Xem thêm [+]Ngành học không lo thất nghiệp, điểm chuẩn chỉ từ 16 điểm, ra trường lương 25 triệu/tháng, doanh nghiệp thi nhau săn đón
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 235
Ngành học không lo thất nghiệp, điểm chuẩn chỉ từ 16 điểm, ra trường lương 25 triệu/tháng, doanh nghiệp thi nhau săn đón
Xem thêm [+]Ngành nghề từng được dự báo dễ thất nghiệp vì đào thải mạnh, đăng ký xét tuyển năm nay nên biết để cân nhắc
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 127
Ngành nghề từng được dự báo dễ thất nghiệp vì đào thải mạnh, đăng ký xét tuyển năm nay nên biết để cân nhắc
Xem thêm [+]5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 221
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Xem thêm [+]Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 92
Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Xem thêm [+]Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 215
Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Xem thêm [+]Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 136
Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Xem thêm [+]Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 1134
Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Xem thêm [+]Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 67
Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công