Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng: Cần sự chủ động từ trường đại học
Thiếu nhân lực trình độ cao
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đây cũng là một trong những thách thức quan trọng mà cuộc CMCN 4.0 đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành kinh tế thâm dụng đầu vào giá trị kinh tế thấp sang nền kinh tế công nghệ cao. Tuy nhiên, điều đáng bàn và đáng quan tâm là Việt Nam đang quá thiếu nhân lực có trình độ cao.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đây là điểm yếu Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục khi các thỏa ước kinh tế cùng xu hướng dịch chuyển nhân lực chất lượng cao trong khối ASEAN đã chuyển động (Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN). Những hạn chế cố hữu và là điểm trừ của nguồn nhân lực Việt Nam, theo PGS.TS Nhựt, nằm ở 3 khía cạnh: Một là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thứ hai là năng suất lao động, thứ ba là kỹ năng nghề nghiệp. Tuy vậy, điều đáng lo ngại, hệ thống giáo dục đại học lại chưa đáp ứng được ba vấn đề trên một cách hiệu quả.
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam mới nhất cũng cho thấy: Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam cũng chỉ đạt 3,39/10 điểm, xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng…
Thẳng thắn nhìn nhận về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết: Số lượng công việc cần lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, trong khi thứ hạng chỉ số lao động có chất lượng của Việt Nam còn đứng ở vị trí thấp.
Ảnh minh họa/ INT
Ví dụ điển hình là ngành Công nghệ thông tin. Ước tính mỗi năm, nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng đều đặn gần 50%, trong khi thực tế với 500.000 ứng viên công nghệ thông tin ra trường chỉ có 8% đáp ứng được nhu cầu này. Thực tế này cho thấy, chất lượng nguồn lao động đặc biệt là ngành Kỹ thuật hiện đang trở thành đòi hỏi bức thiết. Còn theo các bản báo cáo của Vietnamworks, có gần 15.000 nhân sự trong ngành Công nghệ thông tin Việt Nam được tuyển dụng trong năm 2016; đến cuối năm 2018, ngành này thiếu hụt khoảng 70.000 người và đến năm 2020 sẽ là 500.000 người…
Giải pháp nào để sớm có nguồn nhân lực cao?
Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Không những vậy, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.
Do đó, để sớm định hình và có lực lượng lao động chất lượng trình độ quốc tế, theo TS Lê Chi Lan - Trường ĐH Sài Gòn, liên kết đào tạo trình độ đại học là biện pháp khả thi nhất hiện nay để cung cấp được nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng. Trong đó, những chương trình liên kết quốc tế cần được chú trọng thực hành, sử dụng ngoại ngữ, tích hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều ngành học. Đặc biệt, các trường ĐH cần chú trọng, cải thiện mối quan hệ hợp tác toàn diện với các cơ quan chính quyền, với doanh nghiệp và với các cơ sở giáo dục trên địa bàn của mình.
"Nhân lực đạt trình độ quốc tế được nhận diện qua 5 yếu tố: Thứ nhất được đào tạo toàn diện, thứ hai có ngoại ngữ và kiến thức về quốc tế, thứ ba có kết nối với doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế, thứ tư có khả năng học tập suốt đời, và cuối cùng có tinh thần khởi nghiệp." - PGS.TS Vũ Hải Quân - Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM.
Cũng chung quan điểm các trường ĐH phải giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và tạo ra nguồn lao động có khả năng cạnh tranh với nhân lực các nước trong khu vực, TS Bùi Văn Danh - Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn cho rằng: Ngoài đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục, thiết kế lại chương trình giảng dạy bậc học phổ thông theo hướng tiếp cận với những gì thế giới đang và sẽ thực hiện, các trường ĐH cần phải xác định rõ thế mạnh nội tại của mình, chuyên tâm vào đào tạo các chương trình thuộc thế mạnh ấy theo hướng thật sự chất lượng, tiệm cận với các chuẩn mực của thế giới thay vì chạy theo việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng tràn lan nhưng thiếu thực chất.
Do đó, để tạo được nguồn nhân lực này, TPHCM và các trường ĐH phải ngồi lại, cùng nhau xây dựng một trung tâm cải tiến công nghệ. Bên cạnh việc kiện toàn hệ thống cơ sở vật chất, trung tâm nghiên cứu, TPHCM và các trường cần hình thành một mô hình đại học dựa trên nền tảng công nghệ, giúp chia sẻ những tài liệu, tài nguyên mà TP có thể dễ dàng sử dụng. Từ đó đào tạo nhân lực theo đơn đặt hàng.
Tại hội nghị nhân lực mới đây do TPHCM tổ chức, ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TPHCM cũng nhìn nhận, đội ngũ nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, nó không chỉ đóng vai trò chủ đạo, nòng cốt trong việc giúp TPHCM nói riêng, cả nước nói chung sớm bước vào tiến trình hội nhập quốc tế, mà còn giúp nguồn nhân lực Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất lao động với các nước trong khu vực.
Và để làm được việc đó, Bí thư Thành ủy TPHCM tin rằng, nếu mỗi TP hoặc địa phương có một chương trình đồng bộ trong đào tạo, khuyến khích và thu hút trí thức theo hướng tinh lọc, trên các lĩnh vực cụ thể trong một giai đoạn nhất định (5 năm hoặc 10 năm) Việt Nam sẽ sớm có được đội ngũ nhân lực chất lượng.
Anh Tú - Giáo dục và Thời đại.
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công