Xu hướng đào tạo nhân lực truyền thông quốc tế
Truyền thông quốc tế (International Communication) đang là ngành đang hot hiện nay. Tuy còn tương đối mới nhưng đã thu hút được đông đảo sinh viên theo học trên cả nước. Đây là ngành được đánh giá là xu hướng nghề nghiệp trong tương lai của Việt Nam, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0. Bản thân truyền thông là một nghề năng động, có thu nhập cao, được tự do sáng tạo với tư duy rộng mở nên hấp dẫn nhiều bạn trẻ.
Trong thời đại số, truyền thông là môi trường khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content). Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành người sản xuất và phát tán thông tin. Chính điều này khiến cho thông tin trên môi trường truyền thông trở nên phức tạp hơn với sự lan truyền của tin tức giả.
Thầy Nguyễn Đồng Anh – Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại – Học viện Ngoại Giao
Đặc biệt, “truyền thông quốc tế” không chỉ đơn thuần là truyền thông xã hội mà thông tin của nó phải mang tính định hướng, chính xác thông điệp rõ ràng. Bởi vậy, để thành công trong lĩnh vực này, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như kịp thời đổi mới ngay từ khi tiến hành đào tạo cử nhân ngành truyền thông quốc tế.
1. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho truyền thông quốc tế hiện nay
Khái niệm “Truyền thông quốc tế” bao hàm trong nó những thuật ngữ gần gũi dùng để chỉ một số nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể như “thông tin đối ngoại” hay “báo chí đối ngoại”. Vì vậy, trong nghiên cứu khoa học, các thuật ngữ “quan hệ quốc tế”, “thông tin đối ngoại”, “quan hệ quốc tế trong lĩnh vực báo chí truyền thông” hay “báo chí đối ngoại” là những khái niệm gần gũi nhưng có nghĩa hẹp hơn so với khái niệm nhưng có nghĩa hẹp hơn so với khái niệm “truyền thông quốc tế” dùng để chỉ một hoạt động có tính chất định hướng của một quốc gia…
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của truyền thông quốc tế, lực lượng truyền thông, báo chí, thông tin đối ngoại cần phải được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra cả về chất lượng và số lượng. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi năm, ngành truyền thông quốc tế, báo chí đối ngoại cần một lực lượng lớn những người có hiểu biết chuyên môn và năng lực thực thi nhiệm vụ, thích nghi với môi trường số hóa toàn cầu.
Tuy nhiên, khảo sát thực tế ở một số cơ sở đào tạo bậc đại học ở nước ta, trong những năm vừa qua và quá trình phân tích thực trạng nguồn nhân lực cho thấy một số thực trạng là: Việt Nam hiện đang có khá nhiều cơ sở đòa tạo có thể cung cấp nguồn nhân lực cho truyền thông quốc tế nhưng lại không có một tiêu chuẩn chung, chưa nói đến tiêu chuẩn đó là cao hay thấp, có đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không.
Ban đầu, đó là hệ thống các trường đào tạo chuyên về ngoại ngữ. Hầu hết các cơ quan, tổ chức sử dụng nhân lực lấy tiêu chí ngoại ngữ để tuyển chọn nhân sự. Ngoại ngữ được coi là như công cụ đồng thời cũng là chuyên môn. Một số trường đã và đang đào tạo chuyên ngành quốc tế, chuyên ngành truyền thông, chuyên ngành thông tin đối ngoại với cách tiếp cận là kết hợp giữa ngoại ngữ với nghiệp vụ quốc tế, nghiệp vụ truyền thông, báo chí.
Chính vì thế, nguồn nhân lực thực sự có đủ hai yếu tố: ngoại ngữ chuyên ngành và báo chí truyền thông thì chưa đáp ứng được nhiều. Hầu hết các đơn vị sử dụng nhân lực sau đó đều phải đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức, kỹ năng cho yêu cầu công việc chuyên môn là truyền thông quốc tế.
2. Những vấn đề đặt ra trong đào tạo chuyên ngành truyền thông quốc tế
Để chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, bắt kịp với nhu cầu thực tế, thì cần phải đặt ra những yêu cầu cụ thể trong quá trình đào tạo:
Yêu cầu kiến thức cần và đủ
Một cử nhân báo chí ngành truyền thông quốc tế và thông tin đối ngoại cần được trang bị những hiểu biết cơ bản về báo chí Việt Nam và quốc tế. Đó là: có cái nhìn lịch sử đúng đắn về những vấn đề báo chí Việt Nam và thế giới. Xuất phát từ những nhận thức chính trị cơ bản, cần phân biệt những quan niệm, quan điểm về lịch sử báo chí để có được cách tiếp cận hiện đại và đúng đắn nhất. Thông qua đó, bộc lộ thái độ chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng ứng phó trước những biến cố của đời sống chính trị báo chí trong nước và trên thế giới.
Tập trung đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu
Đặc thù của báo chí đối ngoại là tính quốc tế hóa cao, vì vậy, trong kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên chuyên ngành cần phải có được cách tiếp cận tương xứng với tầm của báo chí quốc tế. Đó là việc sử dụng những thiết bị kỹ thuật sẵn có, bắt nhịp với cách thức làm báo hiện đại trong những môi trường hiện đại, tiếp cận các nguồn thông tin mở của kho tri thức thế giới bằng nhiều ngôn ngữ, loại hình phương tiện khác nhau.
Giải quyết một số yếu tố bất cập trong thực tiễn đào tạo của ngành truyền thông quốc tế
Chương trình đào tạo hiện nay mặc dù đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều đến việc đào tạo kỹ năng báo chí, đặc biệt là ứng dụng trong báo chí đối ngoại, truyền thông quốc tế. Các môn học nghiêng về lý luận và lý thuyết mà ít dành thời gian cho thực hành. Thời lượng các môn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Một số môn rèn luyện kỹ năng báo chí được đưa vào chương trình hoặc đi sâu vào kỹ năng sáng tạo tác phẩm thuộc các loại hình báo chí… thì thời lượng lại quá ít. Bên cạnh đó, các trang thiết bị cho việc đào tạo chuyên ngành hầu như không có, sinh viên chủ yếu “học chay”. Đội ngũ giảng viên về báo chí, truyền thông quốc tế còn mỏng.
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo truyền thông quốc tế
Trước hết, đó là khâu tuyển chọn đầu vào cho chuyên ngành học đặc thù. Hiện nay, trong kì thi THPT Quốc gia, các trường tuyển chọn sinh viên thông qua các tổ hợp điểm xét tuyển. Và trong xu thế báo chí truyền thông phát triển đa dạng, có nhiều yếu tố công nghệ hiện đại thì việc tuyển chọn sinh viên khối D (gồm ba môn: Toán, Ngữ Văn và Ngoại Ngữ) là phù hợp. Điểm xét tuyển đầu vào càng cao thì chất lượng sinh viên đầu vào càng tốt và đảm bảo mặt bằng đồng đều.
Nguồn đào tạo cũng cần được chú trọng hơn
Có thể tuyển chọn các cán bộ có ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong hoạt động ngoại giao để đào tạo các học phần truyền thông báo chí và ngược lại. Để làm sao có thể có được đội ngũ nhân lực “3 trong 1”, vừa có kiến thức chuyên môn cao, vừa có kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế dày dăn.
“Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng, quy mô và nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực truyền thông nói chung và truyền thông quốc tế nói riêng đang có chuyển biến mạnh mẽ. Để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công việc, chuyên ngành đào tạo truyền thông quốc tế cần phải liên tục vận động để bắt kịp các xu hướng của thời đại”.
Thầy Nguyễn Đồng Anh nhận phỏng vấn của Jewish TV News
Về trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc đào tạo
Các cơ sở đào tạo cần được trang bị các thiết bị cần thiết để thực hành tác nghiệp truyền thông giống như trong các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, ví dụ như hệ thống máy ảnh, máy quay phim, trường quay studio, mạng Internet… Hoặc cần có ké hoạch phối hợp để có thể sử dụng các trang thiết bị của cơ quan báo chí, truyền thông trong việc đào tạo thực tập, thực hành.
Về đội ngũ giảng viên
Bổ sung đội ngũ giảng viên báo chí, nhất là các giảng viên vừa có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động ngoại giao, vừa có thực tiễn báo chí đối ngoại, truyền thông, để có thể vừa giảng dạy lý thuyết, vừa chia sẻ những kinh nghiệm thực tế. Các giảng viên cũng cần được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Cơ sở đào tạo cần hỗ trợ để các giảng viên có điều kiện nâng cao trình độ ngoại ngữ như đi học tập trung hoặc thực tập tại các tòa soạn, cơ quan báo chí, truyền thông trong nước và nước ngoài…
Về chương trình và phương thức đào tạo
Tăng cường thời gian thực hành và thực tập cho sinh viện tại các cơ quan báo chí, truyền thông đối ngoại, đổi mới hình thức thực tập, thực hành, thi kiểm tra đánh giá kết quả, thay đổi các hình thức thi tốt nghiệp mang tính đặc thù riêng cho sinh viên chuyên ngành truyền thông quốc tế. Tăng cường và mở rộng việc học gắn với hành thông qua tổ chức các sản phẩm báo chí, nhất là báo chí đối ngoại, như làm các bài báo Tiếng Anh. Ngoài ra, có thể mở rộng việc đào tạo sinh viên ngành truyền thông quốc tế bằng các ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Pháp,…
Vấn đề phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và cơ quan tiếp nhận: Tăng cường phối họp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông đối ngoại để giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập nghề nghiệp, gắn lý thuyết với thực tiễn ngay trong quá trình học tập.
4. Xu hướng và tính ứng dụng trong đào tạo truyền thông quốc tế
Trong số các xu hướng nổi bật của môi trường truyền thông toàn cầu hiện nay, các xu hướng liên quan đến ứng dụng công nghệ như số hóa, tự động hóa, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), dữ liệu lớn (Big Data), trí thông minh nhân tạo (AI)… đang ngày càng trở nên quan trọng. Những xu hướng này ảnh hưởng đến quy trình tác nghiệp, quy trình tạo ra những thông điệp truyền thông hiện đại. Chính vì thế, nó cũng tạo nên những xu hướng mới trong đào tạo nhân lực truyền thông quốc tế hiện đại.
Trong đó, ứng dụng rõ rệt nhất mà các cơ sở đào tạo truyền thong quốc tế đều đang hướng tới đó là: nâng cao chất lượng tổ chức thực hành, thực tập, giúp sinh viên làm quen, thích nghi với những biến đổi chóng mặt của công nghệ, công cụ truyền tải thông điệp, truyền thông, tạo ra những sản phẩm vùa hấp dẫn về nội dung, vừa sinh động về hình thức truyền tải, thân thiện, hiệu quả với công chúng.
Bên cạnh việc thường xuyên sử dụng ngoại ngữ (như tiếng Anh) trong biên dịch, biên tập các tác phẩm, sản phẩm báo chí đối ngoại, sáng tạo các tác phẩm báo chí bằng tiếng Anh, gán với việc thường xuyên tiếp cận, phỏng vấn người nước ngoài, sử dụng kiến thức về ngoại giao, về đối ngoại trong việc tổ chức các sự kiện truyền thông đối ngoại, tọa đàm… sinh viên, đặc biệt là sinh viên Học viện Ngoại Giao cũng được tiếp cận với nhiều công nghệ báo chí, truyền thông mới.
Trong các môn học như: Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế sản phẩm truyền thông… sinh viên được tiếp cận bài giảng bằng công nghệ AR ( thực tế tăng cường), được tiếp xúc với công nghệ làm báo, sáng tạo các tác phẩm truyền hình 3D, trường quay ảo (Real-time Virtual Studios), Báo chí dữ liệu (Data Journalism), tương tác ( Interactive), di động (Mobile), thực hành làm quen, ghi hình với máy quay chuyên nghiệp, drone (máy bay không người lái); sáng tạo nên những sản phẩm truyền thông như: Media – kit, Tạp chí điện tử, TVC (quảng cáo truyền hình)… với quy trình gần gũi thực tế. Tuy thời lượng dành cho các môn học này còn chưa nhiều, các thiết bị cũng chưa đầy đủ, cập nhật, nhưng đã phần nào cho thấy khả năng thích nghi với các xu hướng mới trong đào tạo nhân lực truyền thống quốc tế hiện đại.
Đảng và Nhà nước có chủ trương chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho truyền thông quốc tế, thể hiện trong các văn bản, nghị định (Chỉ thị 26/CT – TW của Ban Bí thư, Nghị định 72/2015/NĐ – CP của Chính phủ…). Việc xác định rõ nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho công việc này là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các cơ sở đào tạo. Do đó, cần xây dựng các khung chương trình đào tạo chuẩn mực cho các chuyên ngành đào tạo truyền thông quốc tế. Kết hợp tốt giữa đào tạo truyền thông quốc tế, truyền thông đối ngoại, thông tin đối ngoại với các chuyên ngành ngoại ngữ.
Việc xây dựng nội dung, xác định phương pháp trong giảng dạy, học tập và thực hành là những yếu tố quan trọng nhất nhằm tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực cho truyền thông quốc tế trong tương lai. Muốn đạt được hiệu quả của đào tạo như mong muốn thì cần chú trọng đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp đồng thời chú trọng các điều kiện kĩ thauatj hiện đại, cập nhât. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của truyền thông quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Theo Thầy Nguyễn Đồng Anh
Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại
Học viện Ngoại Giao
[PLinh] - [Nghiên cứu: Xu hướng đào tạo Truyền thông Quốc tế]
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1261
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2692
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1772
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”
Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 1397
Ngành Hóa dược luôn là một trong những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học lớn. Lý do là bởi cơ hội việc làm mà ngành này mang lại rất rộng mở và có sự ổn định trong tương lai. Bạn yêu thích hóa dược nhưng băn khoăn không biết ngành hóa dược ra làm gì? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Ngành giải trí - Cơ hội nghề nghiệp trong ngành giải trí
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 4979
Trong xu thế hội nhập với thế giới nói chung, thị trường lao động Việt Nam hiện đăng tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ giải trí trong thời gian gần đây mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ. Vậy, cơ hội đó là gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO theo dõi bài viết sau đây để giúp bạn hiểu thêm...
Xem thêm [+]Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 1794
Những giấc mơ bay bổng thường đẹp. Nhưng nếu không thỏa hiệp với các nhu cầu thực tế mà hết mình theo đuổi ước mơ, liệu có lúc nào bạn rơi vào ngõ cụt của sự nghiệp? Hãy để Hướng nghiệp GPO chia sẻ chút bí quyết để bạn nuôi ước mơ nhé.
Xem thêm [+]Học Ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Ra Trường Làm Gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 2039
Vốn là một lĩnh vực vô cùng rộng, Quản trị Doanh nghiệp có thể mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà quản trị tương lai đó nha! Cùng tìm hiểu xem đó là những định hướng nào, để rồi chọn cho mình một hướng đi thật phù hợp cho bản thân nhé bạn! Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm khóa học Quản trị Doanh nghiệp nếu thật sự yêu thích ngành...
Xem thêm [+]Học ngành Quảng cáo ra trường làm gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 1166
Bạn là người luôn có những ý tưởng độc đáo, khát khao sáng tạo và luôn luôn cập nhật những xu hướng mới? Quảng cáo chính là một mảnh đất “màu mỡ” đang chờ bạn khai thác. Vì vậy, học ngành Quảng cáo ra trường làm gì? làm việc ở đâu, cơ hội thăng tiến ra sao? là những câu hỏi mà đa số các bạn đều thắc mắc khi theo đuổi ngành học này....
Xem thêm [+]Học ngành Tâm lý học ra làm gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 1961
Từ xa xưa, tâm lý học đã ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của xã hội, kinh tế, đời sống. Trong thời hiện đại, các ứng dụng của ngành Tâm lý học ngày càng được coi trọng nhiều hơn và đây cũng là một trong những chuyên ngành hấp dẫn nhất của khối xã hội. Vậy hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá thêm về ngành nghề thú vị này nhé.
Xem thêm [+]Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 3042
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Những trường nào đào tạo, công việc cụ thể là gì, mức lương cao không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ hỏi đặc biệt là những bạn sinh viên đang có nhu cầu theo học. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có những câu trả lời thỏa đáng nhất.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công