Học ngành Tâm lý học ra làm gì?
Từ xa xưa, tâm lý học đã ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của xã hội, kinh tế, đời sống. Trong thời hiện đại, các ứng dụng của ngành Tâm lý học ngày càng được coi trọng nhiều hơn và đây cũng là một trong những chuyên ngành hấp dẫn nhất của khối xã hội. Vậy hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá thêm về ngành nghề thú vị này nhé.
Tâm lý học (Psychology) hiểu một cách đơn giản là chuyên ngành nghiên cứu về khoa học tâm lý, tìm hiểu về các hành vi, tư duy, ý thức, v.v. của các cá nhân hay các nhóm cụ thể dựa trên nghiên cứu các trường hợp điển hình sau đó đưa ra những hệ thống đánh giá tiêu chuẩn. Tâm lý học được áp dụng rất nhiều vào các lĩnh vực cụ thể như y tế, pháp luật, kinh doanh, giáo dục.
Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học sau khi tốt nghiệp ra sao?
I. Tổng quan về ngành Tâm lý học
Tâm lý học có nhiều "nhánh" chuyên sâu như Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tội phạm, Tâm lý học công nghiệp - Tâm lý học tổ chức và một số nội dung khác. Chương trình học ngành Tâm lý học sẽ bao gồm các môn chung như nhau và khi học đến chuyên ngành sẽ khác nhau, tập trung vào việc tìm hiểu cách não bộ xử lý thông tin và biểu hiện thành hành vi cụ thể, từ đó giải thích cho những quyết định, hành vi ở con người.
Những người muốn trở thành các chuyên gia trong ngành Tâm lý học thường có ít nhất là bằng cử nhân và thường học lên cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ.
II. Học ngành Tâm lý học ra làm gì?
Đã có những giai đoạn, ngành Tâm lý học không được coi trọng vì với nhiều người thì "không biết học ngành này ra trường sẽ làm ở đâu, làm gì?", thậm chí còn có những đánh giá phiếm diện rằng ngành học đa phần là lý thuyết, ít tính ứng dụng, do đó nhiều khả năng phải làm trái ngành. Tuy vậy, hiện nay thì Tâm lý học ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ tài năng theo học với cơ hội việc làm đa dạng, rộng mở.
Học ngành Tâm lý học ra trường, bạn có thể làm việc trong các vai trò sau:
- Tâm lý học học đường: Bạn sẽ làm việc trong các trường học, cơ sở đào tạo trên cả nước để hỗ trợ học sinh sinh viên, giáo viên và phụ huynh, đặc biệt là ở những trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, tăng động, v.v.
- Nhà tâm lý học: Vai trò này cần trình độ chuyên môn cao hơn bằng đại học, chủ yếu là tập trung nghiên cứu, ứng dụng tâm lý học và kinh doanh, giáo dục, v.v.
- Trị liệu tâm lý/Tư vấn tâm lý: Những người học chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng có thể phát triển sự nghiệp theo hướng này. Bạn sẽ làm việc ở các bệnh viện, bệnh viện sức khỏe tâm thần, trung tâm hỗ trợ của nhà nước và nhiều nơi khác để tham gia tư vấn và điều trị cho các bệnh nhân.
- Chuyên gia tâm lý: Chuyên gia tâm lý làm việc ở nhiều nơi từ các tổng đài tư vấn đến tư vấn ở các trung tâm, v.v. Vai trò này cần người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm.
- Giảng viên: Tham gia giảng dạy trong trường đại học là một lựa chọn khác cho những ai học Tâm lý học nhưng yêu cầu bắt buộc là bằng Thạc sĩ trở lên.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lớn cũng tuyển Chuyên viên tâm lý để quan tâm đến đời sống của công nhân viên, lắng nghe và tư vấn, giúp đỡ họ để có đủ điều kiện sức khỏe tinh thần làm việc và cống hiến nhiều hơn. Với ngành Tâm lý học tội phạm thì cơ hội công việc sẽ cần phải tham gia các kỳ thi chứng chỉ khác và xin vào các cơ quan nhà nước.
Những việc làm ngành Tâm lý học có thể ứng tuyển sau khi ra trường
III. Những trường đào tạo ngành Tâm lý học tốt nhất hiện nay
Một số trường đào tạo ngành Tâm lý học nổi tiếng trên cả nước là:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TPHCM.
- Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đại học Sư phạm TPHCM.
- Đại học Lao động Xã hội.
- Đại học Sư phạm Đà Nẵng, v.v.
Ở xã hội hiện đại, cạnh tranh nhiều hơn, nhiều áp lực hơn và do đó, các ứng dụng của Tâm lý học cũng có vai trò quan trọng hơn, có thể tác động và thay đổi nhiều lĩnh vực cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Học ngành Tâm lý học, bạn có nhiều cơ hội để tìm việc làm với mức thu nhập tốt.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bảo Anh
Theo Joboko
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý
Học ngành Dược ra trường làm gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì? học trường nào dễ xin việc?
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 219
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Chấm dứt tình trạng đạt trên 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 212
Khi kỳ tuyển sinh đại học 2023 đến gần, vấn đề cộng điểm ưu tiên theo quy chế mới nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Theo Bộ GD&ĐT, cách tính điểm ưu tiên mới sẽ không còn tình trạng thí sinh có điểm xét tuyển trên ngưỡng tuyệt đối hoặc đạt hơn 30 điễm vẫn trượt nguyện vọng.
Xem thêm [+]Đủ điều kiện trúng tuyển đại học sớm, thí sinh cần làm gì?
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 216
Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, thí sinh có thể sử dụng phương thức xét tuyển sớm. Tuy nhiên, kết quả trúng tuyển sớm chỉ là tạm thời.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 212
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Đa dạng phương thức tuyển sinh, trò vùng khó lo hẹp cửa vào đại học
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 205
Trong khi nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp đầu, đang có xu hướng giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp thì đây lại là phương thức xét tuyển chính của học trò vùng khó.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT: Thay đổi để phù hợp – Bài 1: Kỳ thi '2 trong 1' bộc lộ nhiều bất cập
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 207
Qua gần 10 năm tổ chức (kể từ năm 2015 đến nay), kỳ thi tốt nghiệp THPT “2 trong 1” với mục tiêu ban đầu là lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học (ĐH) đã dần bộc lộ bất cập. Việc các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh đã khiến điểm thi tốt nghiệp THPT dần “lép vế”.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 210
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học: Chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 210
Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu phục vụ cho xét tốt nghiệp THPT, nhiều trường ĐH chuyển dần sang sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển
Xem thêm [+]Mùa tuyển sinh 2023: Điều gì là quan trọng nhất khi lựa chọn ngành học?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 223
Vào mùa tuyển sinh, câu chuyện về việc chọn ngành, chọn trường luôn là mối bận tâm của hầu hết thí sinh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 239
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công