3 Sai lầm phổ biến cần tránh khi chọn trường, chọn ngành
Kỳ thi đại học đang sắp đến gần, bên cạnh việc tập trung ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này thì rất nhiều học sinh vẫn còn đang băn khoăn trong việc chọn ngành, chọn trường. Để giúp các bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất, trong bài viết dưới đây Hướng nghiệp GPO sẽ chia sẻ cho bạn những sai lầm cần tránh khi chọn trường, chọn ngành.
1. Chú trọng chọn trường hơn chọn ngành
Hầu hết các sinh viên năm hai, năm ba khi nói về những sai lầm của bản thân đều chia sẻ là cảm thấy hối tiếc vì đã không thực sự tìm hiểu về ngành mình đăng ký mà chỉ đặt mục tiêu vào những trường đạt top cao trong nước. Sai lầm này xuất hiện phổ biến đối với tất cả các học sinh cuối cấp và xuất hiện ngay cả ở các bậc phụ huynh khi tư vấn chọn trường cho con bởi suy nghĩ: “Thi vào đại học rồi tính tiếp” hay “Thi đại học rồi ra trường có bằng thì sẽ có việc”...
Tuy nhiên, các bạn nên hiểu rằng chọn ngành là việc rất quan trọng vì bạn không chỉ học những kiến thức về nó trong suốt 4 năm đại học mà nó còn liên quan đến việc tìm kiếm việc làm sau khi bạn tốt nghiệp. Có những công việc bạn có thể làm trái ngành học như marketing, kế toán hay tiếp viên hàng không. Nhưng phần nhiều công việc mà bạn có thể chọn lại yêu cầu bắt buộc về trình độ học vấn như: giáo viên, bác sĩ, luật sư, dược sĩ… Bởi những công việc này có tính chất rất riêng biệt và thời gian học dài hơn so với các ngành học khác.
Do đó, nếu bạn không lựa chọn đúng ngành ngay từ đầu thì sau này sẽ rất khó khăn khi tìm việc hoặc khi muốn học và thi lại.
2. Chỉ chọn ngành hot
Kế toán, Marketing, Công nghệ thông tin... là những ngành được nhiều bạn đăng ký theo hiệu ứng đám đông mà không tìm hiểu kỹ về các công việc liên quan đến ngành đó như thế nào. Nguyên nhân của suy nghĩ sai lầm này là do chúng ta thường cho rằng: việc học những ngành học hot sẽ giúp bản thân có nhiều cơ hội việc làm, đỡ phải vất vả mà lương lại cao hơn so với các ngành khác.
Nếu bạn đang có suy nghĩ này thì bạn nên dừng lại một chút và tự đặt câu hỏi rằng nếu bạn chọn một công việc mà bạn không thích và theo nó cả đời thì liệu bạn có hạnh phúc? Tiền không phải là tất cả và vật chất không phải là đích đến cuối cùng đối với mỗi chúng ta và nó cũng không giúp ta trở thành người hạnh phúc.
Hơn nữa, đối với những ngành học hot đều có tỷ lệ học sinh theo học rất cao và nếu bạn không có hứng thú với nó hoặc không thực sự tìm hiểu và nghiêm túc với ngành học thì liệu mơ ước có một công việc lương cao sau khi ra trường của bạn có trở thành sự thật khi mà bên cạnh bạn có rất nhiều người tài giỏi và có đam mê thực sự với ngành học đó.
3. Tham khảo những nguồn tin không chính xác
Thông thường học sinh cuối cấp khi phân vân trong việc chọn trường, chọn ngành thường tìm tới người lớn như cha mẹ, người thân trong gia đình hoặc các anh chị cùng trường đang là sinh viên để nhờ tư vấn. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng nếu họ không thực sự đang hoặc đã làm trong một ngành nghề nào đó thì họ cũng không thể có những thông tin chính xác về ngành đó khi tư vấn cho bạn.
Bên cạnh đó, dù hiện nay số lượng ngành nghề rất đa dạng nhưng nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu về ngành học hoặc trường đại học nào đó trong khi mọi người xung quanh không có ai có thể thực sự giúp đỡ thì bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết trên các trang chia sẻ của sinh viên trong trường trên facebook hay những video của chuyên gia chia sẻ về nghề trên youtube.
Một lưu ý nữa mà bạn cần quan tâm đó là nên chọn lọc thông tin của mọi người ngay cả đó là thông tin do anh chị là sinh viên chia sẻ. Bởi, mặc dù bạn có thể có thêm nhiều thông tin hữu ích về giảng viên, chương trình học hay học phí, tuy nhiên những thông tin về công việc liên quan đến ngành học sẽ không hoàn toàn chính xác do họ chỉ đang trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu kiến thức về ngành đó. Chính vì vậy để có thể có những thông tin đầy đủ và chính xác nhất bạn vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của những người đã ra trường và đi làm.
Kết luận
Đại học không phải là cánh cửa duy nhất để mở ra tương lai tốt đẹp tuy nhiên nó lại là con đường ngắn nhất giúp bạn tiến tới thành công. Chính vì vậy, bạn hãy đọc kỹ 3 lưu ý mà Hướng nghiệp GPO đã chia sẻ ở trên để có thể tránh được sai lầm khi chọn trường và chọn ngành nhé.
Đọc thêm: Những sai lầm của phụ huynh khi hướng nghiệp cho con
Minh Châu
Bài viết khác
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày đăng: 04/04/2025 - Lượt xem: 204
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xem thêm [+]Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 336
Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Xem thêm [+]Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 359
Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Xem thêm [+]Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Ngày đăng: 02/04/2025 - Lượt xem: 216
Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Xem thêm [+]10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Ngày đăng: 01/04/2025 - Lượt xem: 187
10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Ngày đăng: 31/03/2025 - Lượt xem: 53
Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: 3 trường đại học yêu cầu xét tuyển môn Văn vào tất cả các ngành
Ngày đăng: 31/03/2025 - Lượt xem: 142
Tuyển sinh 2025: 3 trường đại học yêu cầu xét tuyển môn Văn vào tất cả các ngành
Xem thêm [+]Làm được 3 việc này thì không bao giờ lo thất nghiệp, càng không sợ thiếu tiền tiêu
Ngày đăng: 30/03/2025 - Lượt xem: 378
Làm được 3 việc này thì không bao giờ lo thất nghiệp, càng không sợ thiếu tiền tiêu
Xem thêm [+]Chuyên gia chỉ lỗi khi phỏng vấn xin việc của người Việt
Ngày đăng: 30/03/2025 - Lượt xem: 280
Chuyên gia chỉ lỗi khi phỏng vấn xin việc của người Việt
Xem thêm [+]Người Nhật nêu 4 đặc điểm của lao động Việt Nam
Ngày đăng: 28/03/2025 - Lượt xem: 214
Người Nhật nêu 4 đặc điểm của lao động Việt Nam
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công