4 kỹ năng đảm bảo không bị AI 'cướp' việc làm
Giới công nghệ vừa truyền tai nhau về 6 ngành nghề mà Jack Ma dự đoán sẽ bị Trí tuệ nhân tạo (AI) làm bốc hơi. Vậy AI và robot đang tiếp quản dần nền kinh tế? Máy móc đang cướp tất cả việc làm? Trước khi hoang mang "Robot có thể lấy đi việc làm của tôi không?", hãy tập trung vào những việc robot không thể làm được.
Một cú lan truyền của COVID-19 đã làm chấn động nền kinh tế ở một loạt quốc gia. Và sự đứng vững của một số ngành sử dụng công nghệ cao thay vì nhân lực cho thấy máy tính và phần mềm tự động hóa, AI đã định hình thị trường việc làm thế nào. Ngay lúc này, việc giao dịch, thanh toán, đăng ký dịch vụ... của bạn có thể cũng đang được giải quyết, hỗ trợ bởi chatbots.
Sự thật là rất khó đánh giá tác động thực sự của robot lên công việc chúng ta đang làm. Nhưng một điều chắc chắn: có nhiều kỹ năng robot không thể thay thế con người. Hãy cùng GPO tìm hiểu những kỹ năng này nhé!
1. Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc (EQ) đơn giản là khả năng kiểm soát và thể hiện cảm xúc của bạn, cũng như hiểu và định hình cảm xúc của người khác. Dù là giao tiếp với đồng nghiệp, người sử dụng dịch vụ hay khách hàng riêng, bạn đều cần có mức độ thông minh cảm xúc nhất định.
Tưởng tượng quản lý của bạn không có một tí EQ nào mà xem. Họ sẽ không thể giao tiếp với bạn một cách hiệu quả, không hiểu tại sao bạn phải làm việc từ xa vì lý do cá nhân, và không thể giúp bạn kiểm soát stress. Đơn giản vì họ không hiểu.
Đúng là đã có những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người, nhất là trong các tình huống phức tạp. Chắc chắn, chúng có thể ghi nhận cảm xúc, nhưng xây dựng mối quan hệ và thể hiện sự đồng cảm với khách hàng, với đồng nghiệp lại là câu chuyện khác.
Ngay cả khi không có yêu cầu về EQ trong công việc, lợi thế của bạn vẫn cao hơn nhiều so với một chiếc máy. Khi bạn tương tác với đồng nghiệp, báo cáo trực tiếp với lãnh đạo, quản lý nhân sự cấp dưới... hãy nhớ đến EQ của bạn. Lưu ý những ví dụ điển hình cho thấy EQ cao giúp bạn đạt hiệu quả công việc và đừng ngại đưa vào mục Kỹ năng trong CV cũng như nêu ra trong cuộc phỏng vấn xin việc tiếp theo.
2. Đặt ra đề bài và đi tìm đáp án
Vì robot không thể tận dụng và hiểu tâm lý như con người, chúng sẽ không thể đặt ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề như những chuyên gia thiết kế sản phẩm, quảng cáo, và tiếp thị đang phải làm.
Giả sử bạn tạo một quảng cáo trên Facebook, nhưng mọi người không tương tác với nó. Liệu một máy tính có thể lý giải chuẩn xác nguyên nhân và đưa ra giải pháp không? Nó có thể đưa ra một số công thức và điều chỉnh quảng cáo, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Thông thường, bạn phải hiểu thị hiếu nhóm khách hàng của mình - những gì nảy ra trong đầu của họ.
Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo có thể bao gồm: giải quyết xung đột giữa các nhân viên, giải quyết các mối lo của khách hàng, hoặc thậm chí điều chỉnh các quy trình làm việc nội bộ sao cho hợp tâm tư số đông.
Thử nghĩ về một vài lần bạn đã phải sáng tạo để giải quyết vấn đề. Rà lại quá trình ra quyết định và cách bạn tìm ra giải pháp. Máy móc có thể làm được điều đó không? Chắc là không. Hãy ghi nhớ kỹ năng này khi cập nhật CV.
3. Quản lý (cả công nghệ lẫn nhân lực)
Nhiều công ty đang sử dụng phần mềm và trí tuệ nhân tạo để quản lý nhân sự, sản phẩm, dịch vụ. Sự can thiệp này cho phép nhân viên giảm tải các thao tác thủ công và tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn.
Vì vậy, về mặt kỹ thuật, tự động hóa đã bắt đầu tiếp quản nhiều nơi làm việc - nhưng doanh nghiệp vẫn cần con người giám sát nó. Ví dụ: Kế toán hoặc bộ phận hành chính - nhân sự có thể sử dụng một chương trình để theo dõi doanh thu và chi phí. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chương trình đó bị treo? Khi có lỗi hệ thống? Chủ doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng một phần mềm hoặc quy trình tự động khác ngay không? Không, họ cần một người có chuyên môn để phát hiện sai sót, sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm có sẵn để sửa chữa, kiểm tra thiệt hại.
Để quản lý nhân viên thì máy tính hay tự động hóa đơn giản không thể thay thế con người.
Trên con đường thăng tiến sự nghiệp, hãy ghi nhớ những nhu cầu quản lý này của doanh nghiệp. Làm nổi bật kinh nghiệm trong việc quản lý cả công nghệ và con người sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận ra giá trị của bạn.
4. Giao tiếp
Chắc hẳn bạn đã thấy những tin tức về việc robot giao tiếp với nhau, thậm chí là giao tiếp với con người. Nhưng chúng vẫn không thể hoàn toàn thay thế con người - cả đối nội trong công ty lẫn đối ngoại với đối tác, khách hàng.
Những ngày bạn làm việc tại nhà do cách ly toàn xã hội, hẳn đã thấy việc giao tiếp với đồng nghiệp qua hệ thống tin nhắn tuy có giúp vận hành công việc nhưng không thể hiệu quả và nhanh bằng tương tác trực tiếp (hoặc qua video call). Mà đó mới chỉ là nội bộ.
Khi nói về kỹ năng giao tiếp, cũng cần quan tâm đến kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ; những điều này thường quan trọng như kỹ năng nói của bạn.
Nói một cách đơn giản: Robot không thể giao tiếp như con người với con người được. Một lần nữa, khi muốn thăng tiến trong sự nghiệp, hãy dành thời gian để trau chuốt những kỹ năng mềm trong vô số hoàn cảnh - đặc biệt, hãy làm nổi bật các thành quả lên trong CV.
Kết luận: “Liệu robot có cướp mất việc của tôi không?”
Còn khá xa để dự đoán chính xác cách công nghệ định hình lực lượng lao động. Tự động hóa chắc chắn đã soán ngôi một số công việc, nhưng nó vẫn khó có thể thay thế con người trong một số kỹ năng nhất định.
Vậy nên bạn đừng quá lo lắng. Đầu tiên, hãy tiếp tục tập trung vào công việc và phát triển các kỹ năng chuyên môn của bạn. Thứ hai, hãy lưu ý đến các kỹ năng nói trên khi bạn cập nhật CV của mình. Thứ ba, kể cả khi không cần một công việc mới ngay, hãy cứ mài giũa, nâng cao các kỹ năng liên quan đến công nghệ cao để bạn có thể thích ứng khi cần.
Theo CareerBuilder
>> Xem thêm:
- 7 Kỹ năng khởi nghiệp bạn không được học ở trường
- 9 kỹ năng cần thiết giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực
- 10 cách nâng cấp kỹ năng quản lý
Bài viết khác
Đọc sách giống như chọn bạn đời: Tìm được phương pháp đọc phù hợp nhất mới mong thu được lợi ích
Ngày đăng: 24/02/2021 - Lượt xem: 34
Đọc sách cũng giống như đi giày, giày của người khác, của người nổi tiếng chưa chắc đã vừa chân chúng ta; đọc sách cũng giống như ăn cơm, thức ăn của các nhà dinh dưỡng học chưa chắc đã phù hợp với chúng ta; đọc sách cũng giống như du lịch, cung đường của các nhà lữ hành chưa chắc đã là cung đường tốt nhất với chúng ta. Vì vậy, đọc...
Xem thêm [+]Nữ sinh tốt nghiệp đại học danh giá vẫn thất nghiệp, "cắn răng&đi làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu
Ngày đăng: 24/02/2021 - Lượt xem: 74
"Áp lực đè nặng đến suýt gục ngã, mình không dám đối diện với việc bản thân là đã thất nghiệp. Nhưng vì miếng cơm manh áo, cuối cùng cũng đành cắn rơm cắn cỏ đi làm công nhân vệ sinh môi trường", cựu nữ sinh này tâm sự.
Xem thêm [+]5 thú vui mỗi ngày giúp bạn thành công trong công việc
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 79
Sở thích không chỉ là một hoạt động thú vị để giết thời gian. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, những thú vui nhỏ như đan lát, nấu ăn hay nhiếp ảnh thực sự giúp tăng năng suất làm việc. Nhưng bạn có biết rằng những thú vui dưới đây không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả mà còn là những yếu tố sẽ góp phần vào thành công của...
Xem thêm [+]5 lời khuyên phải nhớ để tránh khởi nghiệp kinh doanh thất bại
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 60
Bất cứ người kinh doanh thành công nào đều phải trải qua những thất bại và kinh nghiệm, nếu nói không có tức là họ đang nói dối. Tuy nhiên làm sao để hạn chế mọi thất bại đáng tiếc, đơn giản là bạn hãy đúc rút từ người khác. Dưới đây là 5 lời khuyên đúc rút từ những bài học thực tế xương máu mà bạn nhất định phải nhớ để tránh...
Xem thêm [+]Bốn hành vi biến người bình thường thành CEO, theo nghiên cứu trên 2.600 nhà lãnh đạo
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 92
Nếu bạn nghĩ rằng tất cả các CEO của Ivy League đều là những cá nhân có thành tích học tập xuất sắc; và họ đã để mắt đến C-suite khi còn trẻ thì bạn đã nhầm. Theo Elena Botelho và Kim Powell, tác giả của cuốn sách The Next Next CEO, cho đến giờ, những CEO tài ba nhất thường không biết rằng họ đã được định sẵn cho vị trí to lớn ấy. Tuy...
Xem thêm [+]Giao tiếp bằng lời nói – kỹ năng mềm quan trọng trong mọi ngành nghề
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 58
Giao tiếp bằng lời nói là trao đổi thông tin giữa các cá nhân và trong tập thể thông qua lời nói. Đây là một trong những cách giao tiếp giữa nhân viên với cấp trên, giữa đồng nghiệp với nhau, và giữa nhân viên với khách hàng.
Xem thêm [+]Những ngành nghề cần nhân lực trong năm 2021
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 52
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (Falmi) vừa đưa ra dự báo cho thấy năm 2021.
Xem thêm [+]4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 83
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, có rất nhiều ngành nghề giúp bạn kiếm thêm thu nhập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và đặc biệt không lo thất nghiệp khi ra trường.
Xem thêm [+]10 kỹ năng mềm không thể thiếu trong lĩnh vực tài chính
Ngày đăng: 18/02/2021 - Lượt xem: 91
Tài chính là lĩnh vực yêu cầu kiến thức nền chắc chắn và các kỹ năng chuyên môn cao. Cùng với đó, khả năng giao tiếp giữa các cá nhân hay còn được gọi là “kỹ năng mềm” cũng quan trọng không kém nếu muốn thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là 10 kỹ năng không thể thiếu dành cho những người đang và có ý định theo đuổi lĩnh vực thú vị...
Xem thêm [+]Kỹ năng làm sếp
Ngày đăng: 17/02/2021 - Lượt xem: 90
Dù chỉ là trưởng nhóm một dự án hay trưởng phòng của hai, ba nhân viên thì bạn vẫn cần phải có một số kỹ năng để chắc chắn rằng "trên bảo dưới phục lăn". Bạn hãy lưu ý những điểm sau.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Đọc sách giống như chọn bạn đời: Tìm được phương pháp đọc phù hợp nhất mới mong thu được lợi ích
- Nữ sinh tốt nghiệp đại học danh giá vẫn thất nghiệp, "cắn răng&đi làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu
- 5 thú vui mỗi ngày giúp bạn thành công trong công việc
- 5 lời khuyên phải nhớ để tránh khởi nghiệp kinh doanh thất bại
- Bốn hành vi biến người bình thường thành CEO, theo nghiên cứu trên 2.600 nhà lãnh đạo
- Giao tiếp bằng lời nói – kỹ năng mềm quan trọng trong mọi ngành nghề
- Những ngành nghề cần nhân lực trong năm 2021
- 4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp