4 việc quan trọng để lựa chọn nghề phù hợp nhất
Nhiều bạn trẻ mới ra trường chông chênh trên con đường tìm kiếm sự nghiệp. Họ luôn tự hỏi làm sao để biết mình thích nghề gì? Cầm tấm bằng giỏi trên tay nhưng nhiều người vẫn bối rối không biết phải làm gì tiếp theo. Có người chọn đi theo sự sắp đặt của gia đình, người thì cứ nơi nào nhận thì làm. Đây thực tế là kịch bản xảy ra với rất nhiều người. Vậy phải làm sao để biết mình thích gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Thực trạng lựa chọn việc làm của giới trẻ hiện nay
Những áp đặt về việc tìm được công việc tốt phải là công việc bạn đam mê
Có hằng hà sa số những lời khuyên về việc theo đuổi đam mê. Ví dụ như “Có đam mê là có tất cả”, “Làm công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào”… Có thể nói, đam mê hay nói cách khác là niềm yêu thích dành cho một điều gì đó nhất định đang bị thần thánh hoá một cách quá mức. Có thời điểm lướt mạng xã hội đâu đâu cũng thấy châm ngôn theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.
Nghe thì rất hay, và cũng không hề sai. Tuy nhiên điều này vô tình tạo ra áp lực cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ, khi chưa biết đam mê của bản thân là gì. Họ có thể sẽ nghĩ rằng, đến đam mê còn không có thì sao có thể kiếm được việc làm tốt. Từ đó dẫn đến sự bế tắc, tự ti, thậm chí nhiều người bị áp lực kiếm việc dẫn đến trầm cảm…
Thực trạng cách lựa chọn việc làm của giới trẻ hiện nay
Tạm bỏ qua những câu nói đầy cảm hứng thôi thúc người ta đi kiếm đam mê. Chúng ta đều nhận ra thực trạng làm trái ngành nghề không còn quá xa lạ. Số lượng sinh viên lựa chọn việc làm đúng ngành học và phù hợp với sở thích cực kỳ ít. Thậm chí ngược lại, rất nhiều người đã và đang làm trái nghề hoặc làm một công việc bản thân không hề yêu thích. Tuy nhiên họ vẫn làm, vẫn có kết quả công việc tốt.
Những điều trên có thể bắt đầu từ việc bạn không hiểu được chính mình. Những buổi định hướng nghề nghiệp, những đợt tư vấn việc làm chủ yếu tập trung giới thiệu ngành học, môi trường học. Chưa có một hoạt động nào thực sự giúp sinh viên khám phá bản thân phù hợp với cái gì. Nói đơn giản là, họ chỉ vẽ ra những hướng đi cho tương lai của bạn. Việc lựa chọn hướng đi nào đúng với từng người thì là câu chuyện vẫn còn bỏ ngỏ.
Vì sao nhiều bạn trẻ không biết mình yêu thích nghề gì?
Câu hỏi thoạt nghe có vẻ ngang trái, khó trả lời. Tuy nhiên việc nhiều bạn trẻ khó khăn trong việc xác định công việc mình đam mê cũng do tác động của nhiều yếu tố không ngờ tới. Vậy cụ thể là gì?
Sự sắp đặt, định kiến
Những áp đặt từ gia đình luôn là rào cản sự nghiệp lớn với nhiều người trên hành trình theo đuổi đam mê. Một phần có lẽ do lịch sử và truyền thống cha truyền, con nối từ ngàn xưa đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều phụ huynh. Đời ông bà, cha mẹ làm gì thì đều mong muốn đến đời con cháu phải nối nghiệp. Nếu không làm theo sẽ bị coi như thất đức, muốn chối bỏ gia đình dòng tộc…
Một trường hợp khác là gia đình có điều kiện khá giả. Họ xuất phát từ tình yêu thương con, không muốn con chịu khổ nhưng lại thể hiện thái quá. Họ định sẵn con đường sự nghiệp cho con, yêu cầu con chỉ cần làm theo. Họ không quan tâm con mình có yêu thích công việc đó hay không mà chỉ cần con ổn định.
Chính vì vậy, bản thân những người này sẽ khó hoặc không thể biết mình thích gì, muốn gì. Một phần họ không được sống vì bản thân, một phần họ không có động lực để phấn đấu.
Không có mục tiêu phấn đấu rõ ràng
Đây là kiểu người như thế nào cũng được, không có động lực tìm kiếm hay phấn đấu. Họ không xác định được giá trị của bản thân và cũng không mong muốn gì. Chính vì thế khi hỏi làm sao để biết mình yêu thích nghề gì cũng sẽ không biết. Đặc điểm những người nằm ở nhóm này là phần lớn đều không thực sự nổi trội về một lĩnh vực nào đó. Kỹ năng, kiến thức thậm chí thái độ đều rất bình thường.
Không thực tế
Đây là trường hợp những người có sở thích, có đam mê nhưng vẫn không kiếm được việc. Lý do bởi họ không thực tế. Những điều họ thích quá xa vời thực tiễn. Vì thế sở thích chỉ là sở thích, để thoả mãn tinh thần mà thôi.
Ví dụ như một người yêu thích ca hát và mong ước trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Họ sẵn sàng làm tất cả vì đam mê, không ngại khó khăn. Tuy nhiên điều troéo ngoe là giọng hát không tốt. Nhiều người nói hát không hay thì luyện tập sẽ được, khổ luyện thành tài. Tuy nhiên trong công việc vẫn luôn có cái gọi là 1% tố chất. Thực tế, nếu bạn đã cố gắng 99% nhưng không thành công nghĩa là bạn nên tìm cho mình một phương án khác.
Chạy theo xu hướng
Có những bạn muốn học ngành này, muốn theo nghề này chỉ vì độ “hot”. Đương nhiên có những lời giải thích cho lựa chọn này. Ngành nghề đang hot thì sẽ có nhu cầu nhân lực lơn. Nhân sự ngành đó sẽ không lo mất việc. Tuy nhiên chứa chắc cứ nghề dễ xin việc, dễ kiếm tiền là phù hợp với bạn. Nó chỉ khiến bạn càng lún sâu vào vòng xoáy nhảy việc, nghỉ việc. Từ đó luôn chìm trong suy nghĩ không biết mình muốn gì, thích làm nghề gì.
Làm sao để biết mình thích nghề gì? 04 việc quan trọng để lựa chọn nghề nghiệp
Như vậy chúng ta đều thấy, việc bạn đam mê hay yêu thích gì ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn. Xác định được điều này sẽ giúp bạn định hướng được sự nghiệp và đưa ra những quyết định chính xác. Vậy làm sao để biết mình thích nghề gì?
Điểm mạnh, hạn chế của bạn
Bạn sinh ra để làm những thứ bạn giỏi, không phải những thứ bạn thích. Đừng tin vào những lời như con người không có giới hạn, hay bạn có thể trở thành bất kỳ ai bạn muốn. Sự thực, con người không phải thần thánh. Chúng ta luôn có những giới hạn không thể vượt qua. .
Không phải tự nhiên các nhà khoa học phân biết người thiên não trái, não phải. Họ cũng không thừa thời gian nghiên cứu và đưa ra hệ thống 16 loại tính cách con người. Chưa kể hằng hà sa số các bài test IQ, EQ – 2 chỉ số được rất nhiều các công ty lớn đang ngày ngày dùng để tuyển nhân sự. Những công cụ này được sinh ra để giúp bạn xác định điểm mạnh, điểm yếu và hướng đi phù hợp cho mỗi người.
Hãy theo đuổi những việc bạn có khả năng thực hiện. Người có IQ thấp, không cẩn thận nhưng đam mê làm bác sĩ. Liệu họ có thể theo học những kiến thức y học phức tạp đến thế. Chưa kể chẳng ai muốn đặt sức khỏe, tính mạng của mình cho một bác sĩ như vậy.
Thấu hiểu bản thân, thay đổi tư duy
Cố giáo sư Warren Bennis – một chuyên gia về lãnh đạo quản lý đã từng chia sẻ, thấu hiểu bản thân đến nay vẫn là vấn đề khó khăn nhất của đời người. Làm được điều đó, bạn sẽ có thể đạt được thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Hiện nay, nhiều công ty sử dụng những bài trắc nghiệm tính cách khi tuyển dụng. Những bài trắc nghiệm tưởng như đơn giản này thực chất lại rất phức tạp. Đó là kết quả của rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học tổng hợp lại. Mục đích của nhà tuyển dụng khi sử dụng cách này để nhằm xác định ứng viên có phù hợp với môi trường làm việc hay không. Đây cũng là một công cụ hay ho và hữu ích cho bạn để bước đầu tìm hiểu nhiều hơn về bản thân.
Tuy nhiên, điểm mạnh, điểm yếu hay tính cách cũng không quan trọng bằng tư duy của bạn. Muốn tìm được công việc mình giỏi, lại phù hợp với mình không hề đơn giản. Tự dối lòng và thói quen “đổ lỗi” chính là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn việc ta không thể chạm đến những khả năng tuyệt vời của mình. Vì thế, hãy thay đổi nhé!
Trải nghiệm thực tế
Tìm ra công việc phù hợp với khả năng và sở thích của mình là một chặng đường dài. Vì vậy đừng lười biếng. Khi có cơ hội hãy thử càng nhiều việc càng tốt. Bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn, thử thách bằng công việc mà bạn thấy phù hợp với năng lực, sở trường.
Sau mỗi trải nghiệm, bạn nên xem xét mặt mạnh và hạn chế của mình. Đồng thời nghiên cứu thị trường tuyển dụng để nhìn nhận cơ hội cho mình một cách có chiến lược.
Bồi đắp kiến thức và kỹ năng
Không ít người tìm thấy công việc đúng đam mê nhưng không đủ trình độ để đón nhận nó. Nếu xác định được mình thích gì, bạn phải ý thức mình cần chứng minh được bản thân phù hợp với nó. Hãy học hỏi, trau dồi kỹ năng, thậm chí “nằm gai nếm mật” sẵn sàng cống hiến cho đam mê đó.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo blog.topcv.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Câu chuyện hướng nghiệp: Nếu chọn nghề trước?
Định hướng nghề nghiệp: chọn nghề theo sở thích hay xu hướng?
Xu hướng chọn nghề của giới trẻ trước những biến đổi của xã hội
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1933
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4829
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1414
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1566
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2971
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2105
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2215
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4176
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 25455
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1786
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công