Định hướng nghề nghiệp: chọn nghề theo sở thích hay xu hướng?
Chọn nghề theo sở thích hay xu hướng? Đây hẳn là do dự của khá nhiều bạn khi đứng trước bước ngoặt chọn trường đại học. Chúng ta không ai mong muốn phải hối hận vì đã chọn nghề này, chọn ngành kia. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Chọn nghề theo sở thích hay xu hướng? - Hướng nghiệp GPO
Rất nhiều gia đình hướng nghiệp cho con theo ngành nghề nhất định. Đó có thể là vì tính ổn định hoặc theo xu hướng của xã hội. Tuy nhiên, một số bạn lại không thực sự yêu thích và vui vẻ với sự “sắp xếp” từ cha mẹ. Điều này dẫn đến nhiều kết quả không tốt trong quá trình học tập cũng như tìm việc.
Do đó, chính các bạn học sinh phải là người làm chủ được bản thân, hiểu được bản thân để đưa ra lựa chọn. Việc đón nhận sự giúp đỡ, lời khuyên từ mọi người không có nghĩa là bạn quên đi đam mê thực sự của mình. Vậy chúng ta nên chọn nghề theo sở thích hay xu hướng?
Có nên chọn nghề theo sở thích?
“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”, đây là câu nói truyền cảm hứng quen thuộc chúng ta đều từng được nghe. Không sai, đam mê chính là động lực để bạn vững bước trên con đường mình chọn. Có đam mê, giữ được đam mê, tin vào đam mê sẽ giúp con người vượt qua khó khăn.
Có phải bạn luôn có hứng học những môn mình thích hơn là những môn học bắt buộc? Khái niệm “làm điều mình thích theo cách mình yêu” thì luôn rất “thơ”, tạo niềm vui, sự hứng thú. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không thể lạm dụng chúng.
Thực tế có rất nhiều bạn đam mê theo cảm hứng. Sự yêu thích với một điều gì đó dễ dàng bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, đặc biệt là trước sự phát triển của mạng xã hội, sự xuất hiện của những thần tượng, Idol, người nổi tiếng,… Qua quá trình tiếp cận, những điều này sẽ quyết định phần nào tới lựa chọn nghề nghiệp bản thân.
Các bạn học sinh không nên dễ dàng xác định đam mê của mình. Bạn có thể đang bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố bên ngoài. Hơn nữa đam mê là không đủ, liệu bạn có năng lực để thực hiện và theo đuổi đến cùng?
Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của việc xác định bản thân yêu thích điều gì. Tuy nhiên hãy khôn ngoan, tỉnh táo nhìn nhận xem sự yêu thích của mình có hợp lý hay không. Do đó, bạn cần nghiêm túc đánh giá năng lực bản thân, nhu cầu của xã hội trước khi quyết định.
Xu hướng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp?
Bạn có thể vô cùng đam mê, vô cùng xông pha vì một công việc nào đó. Tuy nhiên xã hội lại thực sự không có nhu cầu về ngành nghề này. Vậy bạn có sẵn sàng trở thành một “nghệ sĩ nghèo” hay không?
Hiện nay, chúng ta nhận thấy được sự phát triển vượt bậc của công nghệ, toàn cầu hóa. Có thể kể đến một số ngành nghề “hot” như:
- Công nghệ thông tin, tự động hóa
- Kỹ thuật xây dựng ứng dụng công nghệ hiện đại
- Các ngành liên quan đến công nghệ sinh học
- Tài chính/ đầu tư Marketing
- Khối ngành quản trị …
Nhưng có một vấn đề xảy ra đối với ngành mang tính “thời thượng” đó là sự quá tải nhân lực. Khi các bạn ồ ạt chạy theo những khối ngành “hot”, sau khi ra trường có thể xảy ra dư thừa. Điều này dẫn đến nhiều bạn thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành trái nghề.
Lựa chọn nghề nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì?
Kết hợp giữa sở thích và xu hướng
Đây là lúc các bạn học sinh cần thực sự nghiêm túc suy nghĩ về bản thân và xã hội. Bạn cần cân bằng được hai yếu tố này để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Hãy sẵn sàng một tờ giấy, chiếc bút để liệt kê ra vài điều sau:
- Bạn yêu thích những ngành nghề, lĩnh vực nào?
- Bạn cảm thấy mình có năng lực trong môn học nào?
- Đâu là những ngành nghề đang có xu hướng phát triển?
Nếu chuyên ngành bạn đam mê đang có tiềm năng phát triển tốt thì xin chúc mừng, bạn hãy tiếp tục con đường của mình.
Nếu lĩnh vực bạn yêu thích không nằm trong “list” xu hướng? Đừng lo, luôn có cách giải quyết để hài hòa. Hãy tìm hiểu sâu hơn một chút về các mảng nhỏ hoặc liên quan đến đam mê của bạn. Từng ngóc ngách trong đó sẽ là con ngõ dẫn đến lời giải. Ví dụ như bạn đam mê vẽ tranh, đam mê bút chì và giấy nhưng không chắc có thể sống tốt với nghề. Vậy tại sao không thử nghĩ đến ngành thiết kế đồ họa, kiến trúc,…?
Một điều quan trọng khác là đừng quên tham khảo ý kiến của các bậc tiền bối: thầy cô, cha mẹ, anh chị, người trong nghề,… Có rất nhiều Group chuyên môn trên các trang mạng xã hội mà bạn nên cân nhắc xin lời khuyên.
Nắm rõ thuyết con nhím trong định hướng nghề nghiệp
Nắm rõ thuyết con nhím trong định hướng nghề nghiệp - Hướng nghiệp GPO
Biểu đồ thuyết con nhím có lẽ không quá xa lạ với nhiều người. Năm 2001, thuyết con nhím đã được biết đến nhiều hơn nhờ xuất hiện trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại”. Tác giả Jim Collins đã hoàn thiện hơn biểu đồ này để mọi người dễ dàng ứng dụng.
Thuyết cũng nhắc đến ba yếu tố quan trọng trong hướng nghiệp: thứ bạn thích, thứ bạn giỏi và thứ xã hội cần. Sự giao thoa của mỗi yếu tố đều mang lại kết quả khác nhau. Chỉ khi chúng ta hoàn toàn kết hợp được cả ba thì đó mới là nghề nghiệp lý tưởng.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
Gen Z và định hướng nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 67
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 82
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 101
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 214
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 188
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 185
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 204
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 211
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công