8 kỹ năng không thể thiếu khi làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là những phẩm chất và khả năng cho phép bạn làm việc tốt với những người khác trong các cuộc trò chuyện, dự án, cuộc họp hoặc hợp tác khác. Mỗi thành viên khi làm việc nhóm cần phải luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất. Hướng nghiệp GPO gợi ý 8 kỹ năng sau đây:
1. Giao tiếp
Giao tiếp là nền tảng của làm việc nhóm hiệu quả. Cho dù bạn đang thực hiện một bài thuyết trình với các bạn cùng lớp hoặc đảm trách một dự án mới tại nơi làm việc, thì điều quan trọng là nói chuyện cởi mở và trung thực với các thành viên trong nhóm của bạn về những kỳ vọng, thời hạn và trách nhiệm. Giao tiếp cởi mở sẽ giúp thúc đẩy niềm tin và tạo nên một môi trường nhóm tích cực. Khi có những bất đồng xảy ra, việc thẳng thắn và tôn trọng trong giao tiếp của bạn với các thành viên khác trong nhóm sẽ giúp vấn đề được giải quyết nhanh chóng.
2. Lắng nghe
Khi đã là một đội, bạn cần biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác, bởi trong chúng ta không ai hoàn hảo cả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót và lắng nghe sẽ giúp phát hiện ra các thiếu sót đó để ý tưởng được hoàn thiện hơn. Hơn nữa, lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe này nhé.
3. Sức mạnh thuyết phục
Trong khi lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, bạn cũng cần kỹ năng thuyết phục để hướng người khác ủng hộ các đề xuất của mình. Các nhóm thường có cách tiếp cận khác nhau để đi đến thỏa thuận, nhưng trong một số tình huống, một thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần phải “đấu tranh” cho quan điểm của mình bằng các lý lẽ và bằng chứng rõ ràng với mục tiêu để nhóm có thể hoạt động hiệu quả nhất.
4. Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
Trong cùng một nhóm, các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên tự đề cao mình, nghĩ rằng mình giỏi hơn và xem thường các thành viên khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.
5. Có trách nhiệm với công việc được giao
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.
6. Sẵn sàng tham gia tích cực
Các nhóm làm việc chỉ thành công khi tất cả các thành viên tham gia đầy đủ vào việc chia sẻ ý tưởng và thực hiện các nhiệm vụ. Những thuộc tính hợp tác này làm cho một thành viên có giá trị hơn nhiều đối với nhóm của mình. Sự tham gia và hợp tác tích cực cũng giúp bạn nhận được sự tôn trọng của các thành viên khác trong nhóm, khiến họ sẵn sàng nghe ý kiến của bạn hơn.
7. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn. Bạn có thể dễ dàng xuôi theo điều mà cả nhóm đã quyết định hoặc một thành viên tin rằng đó là cách hành động tốt nhất nhưng nhưng đôi khi một cách tiếp cận khác hoặc một ý tưởng mới có thể giúp đạt được kết quả tốt hơn. Bằng cách suy nghĩ nghiêm túc về tình huống - xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề, phản ánh những kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe những gì các thành viên khác trong nhóm nói - bạn có thể đạt được một bước đột phá giúp nhóm tiến lên theo những cách mới và thú vị hơn.
8. Đưa ra và nhận lại phản hồi
Học cách chấp nhận những lời chỉ trích và phản hồi là một phần quan trọng làm việc nhóm. Nhiều người sợ các phản hồi tiêu cực hoặc trở nên tức giận khi họ cảm thấy bị chỉ trích, nhưng bạn có thể sử dụng phản hồi này để cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp. Bằng cách lắng nghe những lời chỉ trích một cách hòa nhã, bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc cởi mở và trung thực hơn, nơi các thành viên khác trong nhóm của bạn cảm thấy thoải mái để bày tỏ ý kiến của họ. Chấp nhận những lời chỉ trích không có nghĩa là bạn phải đồng ý với lời phê bình mà chỉ đơn giản là chấp nhận quan điểm của người khác.
Mặt khác, kỹ năng đưa ra phản hồi và phê bình mang tính xây dựng cho đồng nghiệp của bạn cũng rất quan trọng để tạo ra một đội ngũ mạnh mẽ và hiệu quả. Tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ tích cực khi cung cấp phản hồi, vì những từ ngữ tiêu cực có thể khiến người nhận cảm thấy phòng thủ và điều này sẽ cản trở cuộc thảo luận mở.
Kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng đối với hầu hết các công việc nhất là khi muốn tìm việc làm mới, vì vậy đó là một ý tưởng tốt để dành thời gian phát triển các kỹ năng bạn sẽ cần đến. Càng thành thạo các kỹ năng làm việc nhóm, bạn càng có nhiều cơ hội thành công trong sự nghiệp.
Theo Trà Giang - CareerLink
>> Xem thêm:
- 11 kỹ năng đơn giản gây thiện cảm bất ngờ khi giao tiếp
- Đàm phán không bao giờ thất bại với 7 cách siêu đơn giản
- Kỹ năng giao tiếp cần biết: Nói dối đúng lúc, đúng cách
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 14
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 153
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 269
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công