Danh mục nhóm ngành nghề
Góc cuộc thi
Công việc của những huấn luyện viên nghề nghiệp hoặc cố vấn nghề nghiệp, nhà tư vấn hướng nghiệp là giúp mọi người tìm ra con đường sự nghiệp tối ưu của họ
Chiều ngày 14/11, Lễ Tổng kết và trao giải trực tuyến cuộc thi viết Nghề nào cho em 2020 ứng dụng trường quay ảo 3D đã diễn ra, kết nối trực tiếp các điểm cầu từ Ban tổ chức, Ban giám khảo, Quý khách mời, Tác giả và Quý khán giả.
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Ở đây có ai muốn làm nghề dịch vụ không ...
Dạo gần đây, tôi đang mê mẩn một bộ phim truyền hình mang hơi hướng khoa học viễn tưởng của Hàn Quốc mang tên “Alice”. Bộ phim kể về một tổ chức bí ẩn có khả năng du hành thời gian, đưa những người từ tương lai trở về quá khứ để sửa chữa sai lầm của bản thân cũng như bảo vệ những người mà họ yêu thương.
Tôi tốt nghiệp với chuyên ngành ngôn ngữ Anh - tiếng Anh Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật. Nhưng hiện tại tôi đang làm một ngành nghề khác: không phải một phiên dịch, không phải là thông dịch viên. Dưới đây là hành trình tôi chọn nghề.
Mỗi khi đến mùa “tuyển sinh” thì việc lựa chọn nghề nghiệp, trường học bắt đầu trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết
Bạn biết gì về Kế toán công nợ?
Bạn hay nghe nhiều về thuật ngữ “kế toán công nợ”, nhưng bạn có thật sự hiểu “kế toán công nợ là gì?”. Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, xin mời các bạn đọc bài chia sẻ dưới đây, bạn sẽ hiểu thế nào là “kế toán công nợ”.
Kế toán công nợ là gì?
Kế toán công nợ là một vị trí kế toán phần hành trong doanh nghiệp, đảm nhận nhiệm vụ theo dõi, quản lý công nợ phải thu của khách hàng và phải trả cho nhà cung cấp. Tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có 1 hoặc nhiều vị trí kế toán công nợ chuyên trách hoặc do kế toán tổng hợp kiêm nhiệm vai trò xử lý công nợ.
Công việc của kế toán công nợ
Theo dõi quản lý công nợ phải thu của khách hàng
Trường hợp công ty của bạn đã xuất bán hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng hay hoàn thành công trình cho chủ đầu tư, đã viết hóa đơn bán hàng và thực hiện kê khai thuế mà khách hàng chưa thanh toán hay chỉ mới thanh toán một phần và số tiền cần phải thu đó chính là công nợ phải thu.
Để theo dõi công nợ, kế toán cần căn cứ vào 3 loại hồ sơ sau:
- Hóa đơn bán hàng.
- Phiếu thu tiền.
- Giấy báo có của ngân hàng (để biết khách hàng nào thanh toán vào tài khoản ngân hàng).
Kỹ năng quản lý và thu hồi công nợ:
- Soạn thảo chính sách chi trả công nợ rõ ràng: yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, quy định việc thanh toán cần phải thực hiện đúng thời hạn, áp dụng mức phạt nếu thanh toán chậm.
- Xây dựng quy trình thu hồi nợ chi tiết: cá nhân phụ trách, cách thức gửi email, văn bản đề nghị thanh toán, gọi điện thoại nhắc nhở… Với những khoản nợ khó đòi, cần đưa ra giải pháp xử lý cụ thể.
- Với một khách hàng đã nhận được email và văn bản đề nghị thanh toán nhưng vẫn chưa chịu thanh toán, cần phải gọi điện thoại để trao đổi trực tiếp. Nếu khách hàng “dùng dằng” quá lâu, yêu cầu khách đưa ra cam kết thời gian thanh toán cụ thể.
- Cần nắm thông tin về lịch sử giao dịch thanh toán của từng khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách nợ để có giải pháp xử lý công nợ hiệu quả.
- Lưu trữ cẩn thận tài liệu mọi liên hệ, giao dịch với khách hàng: email, văn bản, biên bản làm việc... làm chứng cứ nếu cần kiện cáo về sau.
Theo dõi quản lý công nợ phải trả cho nhà cung cấp
Công ty của bạn mua nguyên vật liệu, hàng hóa từ các nhà cung cấp và đã nhận hàng, hóa đơn nhưng chưa thanh toán hay mới chỉ thanh toán một phần, số tiền cần phải trả đó chính là công nợ phải trả.
Kế toán thực hiện việc theo dõi – quản lý công nợ dựa vào:
- Hóa đơn mua hàng đầu vào
- Phiếu chi tiền
- Báo cáo tồn quỹ tiền mặt
Thường thì mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định về thời gian cụ thể chi trả công nợ cho các nhà cung cấp. Nếu công ty của bạn vẫn hoạt động bình thường, không có vấn đề gì phát sinh thì đến thời điểm định kỳ, kế toán cần xử lý và thực hiện việc chi trả công nợ đúng hẹn cho các nhà cung cấp để giữ uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, vì lý do khách quan nào đó mà doanh nghiệp của bạn chưa thể thanh toán cho nhà cung cấp thì kế toán công nợ cần có cách trì hoãn hợp lý để họ không làm khó.
Để hoàn thành tốt công việc của một kế toán công nợ, ngoài việc am hiểu kiến thức chuyên môn, bạn cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp khéo léo để có thể đòi được nợ khách hàng và hoãn nợ cần trả cho nhà cung cấp khi cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được kế toán công nợ là gì? Career.gpo.vn chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.
Bài viết khác
Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc(27 lượt xem)
Ngành Kỹ thuật hàng không(60 lượt xem)
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô(60 lượt xem)
Tìm hiểu về nghề Lễ tân(64 lượt xem)
Tìm hiểu về nghề Trợ lý hành chính(49 lượt xem)
Chiropractor - Bác sĩ chỉnh hình(33 lượt xem)
6 Kỹ năng cần có để trở thành doanh nhân thành đạt(105 lượt xem)
Dietitian - Chuyên gia dinh dưỡng(283 lượt xem)
Người thiết kế video game - Video game designer(76 lượt xem)
Lập Trình Game Mobile Chuyên Nghiệp(98 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài
- Ngành ngôn ngữ học chưa bao giờ ngừng hot với mức lương lên đến 15 triệu đồng
- Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc
- Những thói quen xấu phá hỏng mối quan hệ của bạn
- Để Internet không "nuốt chửng" năng suất làm việc của bạn
- [Bài sưu tầm] Nhảy việc: Thời điểm nên không nên
- Ngành Kỹ thuật hàng không
- Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô