Danh mục nhóm ngành nghề
Tin nổi bật
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Hướng nghiệp GPO nhận thấy rằng dù theo học một ngành học, một chương trình đào tạo hay việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng đều cần tới sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chúng ta - những thế hệ tài năng của đất nước cần phải làm gì để có thể “định hướng nghề nghiệp”, “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” một cách đúng đắn nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Rất nhiều bạn học sinh luôn trăn trở nên học ngành gì, hay băn khoăn học trường này thì sau làm nghề gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của việc học chính là tìm kiếm một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bạn cần nhớ khi chọn nghề chính là sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Muốn vậy, bạn phải được tư vấn hướng nghiệp ngay từ đầu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hơn nữa, sự mông lung khi con cái định hướng tương lai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp xu hướng nghề nghiệp thay đổi. Mỗi ngày xu hướng việc làm lạii thay đổi chóng mặt, những loại hình nghề nghiệp mới mọc lên như nấm. Các ngành nghề truyền thống không còn thu hút và phù hợp. Thật khiến cho các bậc phụ huynh và con cái đau đầu trong việc định hướng.
Học sinh cuối cấp trung học phổ thông đang bước vào thời điểm gấp rút với các kỳ thi thử với các bài kiểm tra đánh giá thang điểm. Ắt hẳn các vị phụ huynh và các thí sinh sẽ không ít hoang mang trong thời gian này. Ngoài việc ôn thi trên lớp thì việc cha mẹ cùng con chuẩn bị một lộ trinh kĩ càng và xem xét các phương thức thi, tuyển sinh là vô cùng cần thiết.
Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và bạn thường nhận được lời khuyên lắng nghe hoài bão, đam mê để có lựa chọn công việc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng mất phương hướng, không biết mình thích gì cũng không có đam mê, sở thích nào đặc biệt xuất hiện khá phổ biến ở các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Vậy lựa chọn nghề nghiệp thế nào nếu như bạn chưa tìm thấy đam mê của mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cuốn sách là lời chia sẻ thiết thực, cũng như một lời động viên chân thành từ các chuyên gia giúp các bạn trẻ cân nhắc, suy nghĩ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp phía trước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Bạn biết gì về nghề MC
Ngoài những người thích làm ở nhóm nghề hoạt động chính, tức là 8 tiếng mỗi ngày bạn sẽ trải qua công việc đó, dần đều như thế. Thì cũng có một số người không như vậy, đơn giản là họ không thích việc bị bó hẹp trong không gian làm việc của mình.
Lĩnh vực hoạt động về nghệ thuật chính là lựa chọn của những ai không thích một công việc quá khuôn mẫu và gò bó. Vậy nên có thể dễ dàng lí giải được tại sao ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm kiếm về “ MC”. Một công việc khá thú vị cho những ai đã và đang đam mê về nghệ thuật của ngôn từ.
MC là gì?
MC là viết tắt của từ Master of Ceremonies hay còn gọi là người dẫn chương trình. Cụ thể hơn là người sẽ dẫn dắt một chương trình cụ thể nào đó, như một đại diện phát ngôn giúp cho chương trình được diễn ra suôn sẻ và thành công.
Muốn trở thành một MC bạn cần có những kĩ năng gì?
Chúng ta không thể bắt đầu một công việc hay tiếp cận được với nó nếu như chưa tìm hiểu kĩ. Có thế nói người dẫn chương trình không phải là một nghề quá xa lạ đối với chúng ta, chỉ là rất ít được đề cập đến và cũng rất ít người định hướng về nó, không có một trường lớp hay chuyên ngành nào cụ thể để nghiên cứu chuyên sâu hơn về nghề này. Tuy nhiên nếu bạn thích, cứ tự tin về quyết định của mình và theo đuổi nó, Tự tìm tòi và trau dồi những kĩ năng cần thiết để có thể đạt được ước mơ. Vậy muốn trở thành một người MC (hay người dẫn chương trình) bạn cần có những yếu tố và kĩ năng nào?
1. Tiếng nói sân khấu
Đầu tiên là giọng nói nếu bạn may mắn sở hữu một chất giọng tốt, đó chính là một gia tài quý giá mà bạn may mắn có được vì không phải ai cũng có thể như thế. Tuy nhiên nếu không sở hữu điều đó, bạn cũng có thể tập bằng cách nghe nhiều những bài đọc trên radio, nghe giọng đọc của những phát thanh viên để bước ban đầu có thể đọc theo. Giọng đọc tốt và truyền cảm là một trong những yếu tố đầu tiên giúp bạn có thể tự tin đứng trước đám đông và truyền đạt lại cho người nghe tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và chính xác nhất. Phát âm chuẩn đem lại hiệu ứng tích cực cho việc nắm bắt nội dung của chương trình đến người nghe.
2. Nghệ thuật diễn cảm
Ngoài việc có một chất giọng tốt thì việc biểu cảm trong giọng nói cũng là một trong những yếu tố góp phần mang lại hiệu quả và làm thu hút người nghe hơn. Cho nên hãy luyện tập bằng cách bỏ một tí cảm xúc vào bài nói của mình, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều
3. Phong cách sân khấu
Không cần bạn phải có một ngoại hình quá ưa nhìn, tuy nhiên phong cách thời trang và hình ảnh bạn xuất hiện trước mọi người là một điều nên lưu tâm. Việc để mắt đến phong cách xuất hiện của mình là điều mà bạn nên làm khi muốn trở thành một MC chuyên nghiệp. Những trang phục phải lịch sự, nhã nhặn, đặc biệt là phải phù hợp với từng loại chương trình mà bạn dẫn dắt. Bên cạnh đó là việc diễn đạt bằng cử chỉ, từ cách di chuyển trên sân khấu đến cả biểu cảm khuôn mặt cũng phải thể hiện được nét riêng của nghệ thuật dẫn chương trình.
4. Nghệ thuật biên soạn lời dẫn
Bất kỳ một chương trình nào muốn thực hiện được cần phải có nội dung được biên soạn. Ở kĩ năng này sẽ giúp bạn nắm bắt được những kĩ năng biên soạn nội dung kịch bản dẫn chương trình, trau chuốt ngôn từ và cách sử dụng ngôn ngữ chính xác tránh mắc phải những lỗi sai không cần thiết trong quá trình diễn ra chương trình.
5. Phương pháp phối hợp
Nghe đến phối hợp chúng ta nghĩ ngay đến số lượng, tức là một chương trình nếu bắt buộc phải có 2 MC thì kĩ năng phối hợp sẽ được vận dụng trong tính huống này. Điều này đòi hỏi sự nhịp nhàng và phối hợp ăn ý giữa cả hai ngườiNếu vận dụng tốt tất cả những kĩ năng trên thì bạn đã đến gần hơn với người dẫn chương trình rồi đấy. Vai trò của người dẫn chương trình giống như một nhạc trưởng, để có một bản giao hưởng thật hay, người nhạc trưởng phải là người nắm rõ tất cả những kĩ năng về thanh nhạc và là một phần quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của buổi trình diễn đó.
Với MC cũng vậy, họ là những người dẫn dắt cả một chương trình, tập trung sự chú ý của mọi người và không phải tự nhiên mà ở tất cả các chương trình người ta luôn cần một người MC. Vì họ chính là điểm then chốt giúp chương trình được diễn ra một cách thành công và tốt đẹp, là bộ mặt đại diện cho chương trình đó.
Hãy chuẩn bị từng bước một và khi có cơ hội hãy nắm bắt nó cứ thế tiến đến mục tiêu cuối cùng. Trở nên thành công và mọi người sẽ có một cái nhìn khác về lựa chọn của bạn. Tự tin với quyết định của mình luôn là một chìa khóa quan trọng để mở ra thành công.
Phạm Thị Thu Hiền
Bài viết khác
- Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao(1338 lượt xem)
- Sức bật ngành sư phạm(942 lượt xem)
- Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?(2927 lượt xem)
- Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam(1886 lượt xem)
- Ngành thiết kế mỹ thuật số - nghệ thuật số ra trường làm gì?(1716 lượt xem)
- Ngành học xây dựng cầu đường – Học gì, làm gì?(1280 lượt xem)
- Học điện lạnh ra làm gì? Học điện lạnh có tương lai không?(2052 lượt xem)
- Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”(1462 lượt xem)
- Ngành giải trí - Cơ hội nghề nghiệp trong ngành giải trí(5457 lượt xem)
- Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo(1866 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công