Bạn hiểu gì về các bài kiểm tra tâm lý?
Khám phá bản thân trong đó có kiểm tra tâm lý là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân. Điều đó không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản thân mà còn định hướng con đường tương lai của mình. Kiểm tra tâm lý có thể được thực hiện qua các bài trắc nghiệm và hiện nay các bài trắc nghiệm này luôn có sẵn ở dạng trực tuyến. Nhưng trước khi tiến hành làm trắc nghiệm, bạn đã hiểu gì về kiểm tra tâm lý? Ngay bây giờ hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu nhé!
Đánh giá tâm lý thường được sử dụng nhằm hiểu mục đích và hành vi của một cá nhân, mặt khác chúng cũng dùng để thu thập thông tin về cách mọi người suy nghĩ, cảm thấy và phản ứng của họ trong một tình huống cụ thể. Trong xã hội hiện đại, các bài kiểm tra tâm lý được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ví dụ để đánh giá khả năng học tập và tiến bộ của học sinh, lập kế hoạch nghề nghiệp cho thanh niên hoặc trong quá trình nộp đơn xin việc để xác định mức độ phù hợp của ứng viên. Quy trình đánh giá tâm lý bao gồm: phỏng vấn, quan sát, đánh giá bằng văn bản và các bài kiểm tra chính thức.
Một bài kiểm tra tâm lý đo lường các khả năng khác nhau của một cá nhân trong một lĩnh vực nào đó, các chức năng nhận thức như trí nhớ, khả năng nhận biết không gian hay thậm chí là những đặc điểm tính cách như tính hướng nội. Phần lớn các bài kiểm tra tâm lý này đều dựa trên những lý thuyết tâm lý đã được kiểm nghiệm một cách khoa học. Hình thức của một bài kiểm tra có thể thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính bao gồm các hoạt động giải đố, vẽ, giải quyết vấn đề logic và trí nhớ. Một dạng bài kiểm tra khác đó là thông qua diễn giải tâm lý như bài kiểm tra Rorschach (bài kiểm tra vết mực) cũng có thể cung cấp một số thông tin về tính cách và hoạt động cảm xúc của một người. Các bài kiểm tra tâm lý cũng có thể được thực hiện thông qua quan sát hành vi và tương tác của một người. Dựa trên kết quả, các nhà tâm lý có thể suy luận về khả năng và tiềm năng vốn có của người được kiểm tra.
Các bài kiểm tra tâm lý thường được thực hiện để đánh giá các khía cạnh sau của một cá nhân:
Đánh giá hành vi thích ứng
Đánh giá hành vi thích ứng đo lường các kỹ năng xã hội, xác định khả năng của một người trong hoạt động hàng ngày ở nhà, ở trường, nơi làm việc…và thường được tiến hành cùng với các bài kiểm tra nhận thức.
Đánh giá năng lực
Đánh giá năng lực đo lường khả năng của cá nhân trong việc thực hiện các loại nhiệm vụ khác nhau. Điều này để xác định lĩnh vực mà kỹ năng của họ phát huy tốt nhất. Một số người có thể thuận lợi hơn với các nhiệm vụ đòi hỏi khả năng định lượng, suy luận logic, một số khác thì nổi bật về ngôn ngữ hay tư duy sáng tạo.
Các bài kiểm tra loại này thường được các nhà tâm lý hướng nghiệp sử dụng để đo lường khả năng và xác định cơ hội nghề nghiệp hoặc vai trò công việc mà một người có thể phù hợp. Chúng cũng có thể được các nhà tư vấn nghề nghiệp dùng để hướng dẫn mọi người tiến tới nền giáo dục ở mức độ cao hơn trong lĩnh vực mà họ có khả năng.
Đánh giá nhận thức
Đánh giá nhận thức đo lường khả năng của một người trong giải quyết vấn đề, lý luận, ngôn ngữ, khả năng hiểu và ghi nhớ. Chúng thường được gọi là bài kiểm tra trí thông minh hay kiểm tra IQ. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, một đứa trẻ được làm bài kiểm tra nhận thức để đánh giá khả năng của chúng trong các môn học, cho phép các nhà giáo dục có thể tiếp cận nhiều phương pháp khác nhau để giúp trẻ giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập.
Đánh giá tính cách
Một bài kiểm tra đánh giá tính cách tập trung vào đặc điểm tính cách của một cá nhân. Ví dụ, các bài trắc nghiệm tính cách để đánh giá xem một người là hướng nội hay hướng ngoại, thận trọng hay bộc phát cũng như cách họ phản ứng hay ứng phó với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Mặc dù các bài kiểm tra tâm lý được thiết kế dựa trên các thang đo đã được khoa học kiểm chứng nhưng việc sử dụng kết quả đó để làm tiêu chí độc lập đánh giá một cá nhân có thể dẫn đến những hiểu nhầm bởi vì cần xét đến bối cảnh của người được kiểm tra: môi trường, tình trạng kinh tế - xã hội, sức khỏe thể chất… Các bài kiểm tra có thể dễ dàng được thực hiện nhưng cần lưu ý rằng kết quả không phải là tất cả để dẫn đến các phân tích thực tế về tính cách, năng lực và hành vi của một cá nhân. Tất nhiên, tính cách của bạn là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi bạn đang tìm hiểu xem nghề nghiệp nào phù hợp với mình nhất. Các bài kiểm tra tính cách và nghề nghiệp thường đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và kỹ năng của cá nhân. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn khi lựa chọn nghề nghiệp, nhưng với điều kiện là bạn phải đối chiếu lại nó có đúng với bản thân hay không. Các bài kiểm tra tính cách cũng có thể hữu ích tại những thời điểm chuyển tiếp trong sự nghiệp của bạn. Cho dù bạn đang tìm kiếm công việc đầu tiên hay có ý định chuyển việc, bài kiểm tra có thể là một lựa chọn phù hợp để xác định mục tiêu và lý tưởng của bạn. Nó cũng có thể tiết lộ cho bạn biết những kỹ năng nào giúp bạn trở thành ứng cử viên sáng giá cho một công việc cụ thể.
Thực tế, không có một bài kiểm tra nào cung cấp cho bạn câu trả lời chắc chắn về những gì bạn nên làm trong cuộc sống của mình. “Cuộc sống của chúng ta luôn có vô vàn những ngã rẽ cho bản thân, mỗi một ngã rẽ lại đem tới cho chúng ta những trải nghiệm, những hướng đi mới. Dù là tích cực hay tiêu cực mỗi ngã rẽ đều là những trải nghiệm quý báu hình thành nên những yếu tố thành công sau này..” – Hướng nghiệp GPO. Bạn có thể thử các bài kiểm tra tính cách và nghề nghiệp trực tuyến, miễn phí hoặc có phí nhưng cũng cần lưu ý rằng chúng có thể có hoặc không có giá trị về tính khoa học. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo chúng để hiểu hơn về tính cách và nghề nghiệp của mình.
Dưới đây là một bài kiểm tra tính cách mà bạn có thể tham khảo. Đây là bài trắc nghiệm đặc tính nghề nghiệp Holland được phát triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ John L. Holland. Lý thuyết này phân nhóm mọi người trên cơ sở sự phù hợp tính cách của họ với 6 loại nghề nghiệp khác nhau viết tắt là RIASEC.
Thử bài test và nhận kết quả chi tiết tại đây.
Nhìn chung, các bài kiểm tra tâm lý thường được sử dụng để có cái nhìn sâu hơn về một người cũng như điều gì thúc đẩy hành vi của họ. Việc hiểu rõ tính cách của ai đó có thể làm sáng tỏ phong cách làm việc của họ và các lĩnh vực mà họ phát huy tốt nhất. “Suy nghĩ, sở thích và tính cách của mỗi người là những tổ hợp rất khác nhau tạo nên bạn là cá thể riêng biệt.” – Hướng nghiệp GPO. Vì thế, hãy luôn duy trì sự lạc quan và kiên trì trên con đường mà bản thân đã lựa chọn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Quỳnh Ly
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
TOP 6 bài thi trắc nghiệm nghề nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Khám phá bản thân với 5 bài trắc nghiệm hướng nghiệp nổi tiếng nhất
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghệ Thuật & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 43
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 66
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 80
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 197
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 178
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 215
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công