Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghệ Thuật & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland
Với những ông bố bà mẹ có con thuộc nhóm Nghệ thuật, họ sẽ an tâm hơn rất nhiều lần khi con mình cũng có những đặc tính của nhóm Quản lý. Có thể dùng ẩn dụ ‘làn gió nâng cánh chim đại bàng’ để nói về cách mà các đặc tính thuộc nhóm Quản lý giúp cho một bạn trẻ nhóm Nghệ thuật hoàn thành được giấc mơ của mình. Vậy cần hướng nghiệp cho con như thế nào nếu con thuộc 2 nhóm này? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông qua bài viết này nhé!
Mở đầu
Những người có đặc tính nghề nghiệp của cả hai nhóm Nghệ thuật và Quản lý là những người khá thú vị. Họ luôn nổi bật trong đám đông. Họ có một sự tự tin mạnh mẽ và dễ dàng ảnh hưởng người làm việc chung với họ. Họ thuộc phái hành động và sẽ nhanh chóng thực hiện những mơ ước của bản thân hay của người khác thay vì ngồi suy nghĩ và lo lắng bâng quơ.
Hướng nghiệp GPO xin dành bài viết này để nói về tổ hợp nhóm Nghệ thuật – Quản lý, những điểm yếu và mạnh tự nhiên của họ cũng như lĩnh vực nghề nghiệp có thể phù hợp với những đặc tính nghề nghiệp mà họ có. Mong rằng bài viết sẽ mang lại một góc nhìn chuyên môn cho các bạn có những đặc tính nghề thuộc hai nhóm này. Xin lưu ý, hai người có cùng tổ hợp này chưa chắc đã hoàn toàn giống nhau vì sự khác biệt ở mức độ và đặc điểm bên trong mỗi nhóm sẽ tạo thành một tổ hợp hoàn toàn khác biệt ở mỗi người. Vì vậy, Hướng nghiệp GPO đề nghị người đọc phân tích và suy nghĩ kỹ để cá nhân hoá những chia sẻ sao cho phù hợp với mỗi người nhất có thể. Nếu có chỗ nào không đồng ý thì cứ bỏ qua và xem bài viết này như một nơi để tham khảo.
Nhóm Nghệ thuật và Quản lý – Khi sự bay bổng và hành động gặp nhau
Đặc điểm của nhóm Nghệ thuật là mong muốn được tự do thể hiện bản thân, với trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và lòng yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên, con người hay sự vật quanh họ. Trong khi đó đặc điểm của nhóm Quản lý là sở thích làm kinh doanh và nghĩ đến việc kiếm tiền từ rất sớm. Họ thường biết rõ mình muốn gì cũng như có khả năng lãnh đạo và thuyết phục người khác (bạn bè đồng lứa) tin theo mình. Họ là người năng động, có tham vọng, và giao tiếp tốt. Họ xem trọng sự thành công trong những vai trò quản lý lớp/nhóm.
Những đặc điểm thường thấy ở những ai có cả hai nhóm Nghệ thuật và Quản lý là:
- Họ thường nổi bật trong đám đông vì khả năng sáng tạo, sự sôi nổi cũng như năng lực giao tiếp tốt với người quen hay lạ.
- Họ có sự tự tin mạnh mẽ vào khả năng của bản thân và dễ dàng thuyết phục cha mẹ, bạn bè, người tiếp xúc với họ tin vào khả năng của họ.
- Khi có những ý tưởng mới, họ rất giỏi trong việc thuyết phục người khác theo ý mình và không ngại là người đứng ra để bắt đầu ý tưởng ấy. Họ thích hành động và ghét phải suy nghĩ quá nhiều trước khi thực hiện một ý tưởng sáng tạo mới.
- Họ không thích sự bình thường và không ngần ngại nổi bật hay khác với đám đông, nhưng họ làm điều ấy với sự tự tin và thoải mái đến nổi người xung quanh ít khi bài xích họ vì sự khác người của họ.
- Họ có khả năng cân bằng giữa giấc mơ bay bổng của sự sáng tạo, lòng yêu cái đẹp với mong muốn làm giàu và có một đời sống vật chất thoải mái.
Giống như hai mặt của một đồng tiền, đi kèm với những điểm mạnh trên là một số điểm yếu mà các em thuộc tổ hợp Nghệ thuật và Quản lý phải học cách đương đầu bao gồm:
- Họ rất liều lĩnh. Khi đã muốn làm điều gì, họ sẽ làm ngay lập tức và ít khi chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu những điểm mù có thể xảy ra của kế hoạch hành động.
- Họ dựa trên trực giác để ra quyết định. Và không phải lúc nào trực giác cũng chính xác. Có rất nhiều khi, trực giác cần xác minh từ 5 giác quan để đảm bảo quyết định không lệch hướng.
- Cái tôi của họ rất lớn và họ thường biết mình muốn gì nên họ ít khi chịu nghe lời khuyên của người khác. Có thể nói đây là những người có khi phải đâm đầu vào tường rất nhiều lần trước khi chấp nhận mình đã sai.
Nuôi dưỡng theo tự nhiên
Nhóm bạn trẻ có đặc điểm nghề của hai nhóm Nghệ thuật và Quản lý, nếu được tạo điều kiện từ những ngày còn nhỏ, sẽ rất thành công trong các ngành đòi hỏi sự sáng tạo như thiết kế, quảng cáo, thời trang, biểu diễn, … Đặc biệt, họ sẽ nổi bật rất nhanh trong các vị trí cần khả năng quản lý hoặc sẽ ra ngoài khởi nghiệp sau một thời gian dài làm việc trong tổ chức. Điều cần lưu ý là cha mẹ cần tập cho họ tự quan sát được những điểm mù nêu trên, cho phép họ liều lĩnh và làm lỗi, đồng thời giúp họ học được từ những bài học ấy để phát huy tốt nhất các điểm mạnh tự nhiên của bản thân.
Khi còn nhỏ, họ cần cha mẹ và thầy cô:
- Cho phép họ biểu hiện sự khác biệt và cái tôi của họ một cách tự nhiên
- Cho phép họ ra quyết định và mắc lỗi để học từ những quyết định ấy thay vì cố gắng ngăn chặn họ. Những bạn trẻ này vấp ngã sớm thì sẽ có lợi hơn vì những bài học lúc còn nhỏ ít đắt giá hơn sau này
- Giúp họ phân tích những thông tin đến từ trực giác và 5 giác quan khi họ ra quyết định; giúp họ quan sát sự thiếu kiên nhẫn và tìm hiểu thông tin khi ra quyết định – đây là điểm mù rất lớn của họ
- Giúp họ hiểu cái tôi rất lớn của họ và tập lắng nghe những lời khuyên bảo từ những người có kinh nghiệm, chuyên môn, và kiến thức trong lĩnh vực họ thiếu
- Lắng nghe những ước mơ của họ, đồng hành khi họ thất bại, và mỉm cười khi họ thành công
Ở tuổi dậy thì, những bạn có đặc điểm của hai nhóm Nghệ thuật và Quản lý cần được hỗ trợ để:
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của mình và sống cùng những đặc điểm ấy
- Hiểu được các điểm yếu do những đặc điểm tự nhiên mang lại và học cách bổ túc các điểm yếu ấy
Cơ hội nghề nghiệp
Theo bản đồ thế giới nghề nghiệp của ACT và mạng nghề nghiệp O*net của Mỹ, một số công việc phù hợp cho những người có hai nhóm Nghệ thuật và Quản lý bao gồm:
- Nhóm ngành thuộc khối Nghệ thuật ứng dụng (Thị giác): Nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ, Họa sĩ minh họa, Nhà thiết kế web, Nhà thiết kế quảng cáo, Nhà thiết kế trò chơi
- Nhóm ngành thuộc khối Nghệ thuật (Viết và Nói): Nhà văn, Nhà biên kịch, Phóng viên, Biên tập viên video và phim ảnh, Phát thanh viên truyền hình, Chuyên gia quan hệ công chúng
- Nhóm ngành thuộc khối Nghệ thuật Sáng tạo và Trình diễn: Biên đạo múa…
- Nhóm ngành thuộc khối Quản lý trong ngành sáng tạo: Giám đốc âm nhạc, Giám đốc sân khấu, Nhà sản xuất, Quản lý tài năng
- Nhóm ngành thuộc khối Marketing trong ngành sáng tạo: Nhân viên kinh doanh công ty quảng cáo, Trưởng phòng Marketing
Trên đây chỉ là một số ít ví dụ nghề nghiệp mà những người thuộc hai nhóm Nghệ thuật và Quản lý có thể thấy phù hợp với họ. Các bạn trẻ hãy lưu ý rằng còn rất nhiều ngành nghề khác phù hợp không kém. Do đó, khi trải nghiệm, thay vì để ý tên ngành nghề, bạn hãy để ý các đặc tính của ngành nghề ấy sao cho chúng phù hợp với cả hai nhóm Nghệ thuật và Quản lý là được.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo chame.rmit.edu.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Xã hội & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland
Kỹ sư công nghệ hóa - Kỹ sư "đa zi năng" và những điều cần biết
KOL là gì? Làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp?
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 40
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 107
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 103
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 97
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 118
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 179
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 134
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 247
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 347
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 229
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công