Blogger Giang Vũ: “Những điều có thể bạn chưa biết về Đại học ở Nhật Bản”
Trong những năm gần đây, việc đi du học càng ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh các quốc gia Âu Mỹ thì cũng có rất nhiều bạn chọn đi du học tại Nhật Bản bởi môi trường giáo dục và con người nơi đây. Để giúp các bạn có ước mơ du học Nhật có thêm thông tin hữu ích, trong bài viết dưới đây, Hướng nghiệp GPO sẽ giúp bạn hiểu thêm về đại học ở quốc gia này qua chia sẻ của Giang Vũ - một du học sinh đang và sống tại đây.
Giang Vũ
Giang Vũ tên thật là Vũ Thu Giang sinh năm 1998, Hà Nội. Cô bạn từng học tại THPT chuyên Ngoại ngữ. Ngay sau khi ra trường, Giang đã dành được học bổng 100% học phí sinh hoạt phí cho năm học đầu tiên tại Nhật. Hiện tại, Giang đang là sinh viên năm 3 ngành Kinh doanh Tổng hợp chuyên ngành Business Marketing tại Đại học Quốc tế Josai (Josai International University).
Bên cạnh việc học, hiện nay Giang còn đang sở hữu cho mình một kênh youtube với gần 200.000 người theo dõi. Các video mà cô nàng chia sẻ đều chủ yếu liên quan đến cuộc sống và quá học tập tại Nhật. Trong những chia sẻ của mình, Giang có đề cập đến 5 điều có thể bạn chưa biết về đại học tại Nhật Bản.
1. Không quan trọng việc điểm danh
Nếu như ở sinh viên, một câu chuyện phổ biến của nhiều bạn đó là cảm thấy mệt mỏi vì phải đi học buổi sáng bởi nhiều thầy cô sẽ điểm danh bất chợt đầu giờ, giữa giờ hay cuối giờ học. Tuy nhiên, tại trường Đại học ở Nhật không như vậy mà thay vào đó điểm danh bằng việc quét thẻ sinh viên.
Chính vì vậy mà một bạn có thể quét thẻ cho mình và cho luôn cả bạn bè của mình. Tất nhiên, sẽ vẫn có những giảng viên nghiêm khắc trong việc điểm danh như chính thầy cô sẽ đi quét thẻ cho sinh viên hoặc sẽ điểm danh bằng các bài thi nhỏ lúc cuối giờ.
2. Về việc chuẩn bị nền tảng ngôn ngữ
Việc chuẩn bị cho mình một nền tảng tiếng Nhật không dành cho những bạn du học Nhật nhưng học hệ tiếng Anh hay ngôn ngữ khác bởi trong trường hợp này chương trình học của bạn sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng ngôn ngữ mà bạn đăng ký và bạn chỉ cần biết một chút tiếng Nhật để sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn là học sinh, sinh viên học bằng hệ tiếng Nhật thì mọi chuyện sẽ khác. Bạn chọn học tiếng Nhật tại trường đại học tại Nhật thì những yêu cầu trong việc học của bạn sẽ như một học sinh, sinh viên người Nhật. Chắc chắn sẽ có một số thầy cô hiểu cho du học sinh và sẽ có một hệ quy chuẩn riêng nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ có một đề thi riêng hay một chế độ đãi ngộ nào khác dành cho du học sinh.
Ngoài ra, bên cạnh việc có những chứng chỉ ngôn ngữ thì bạn cần những điều khác nếu muốn học tại các trường Đại học của nước này. Bởi trên thực tế, có những bạn dù có chứng chỉ ngôn ngữ nhưng vẫn không thể nghe, hiểu thầy cô nói gì. Do đó, thay vì đặt nặng vấn đề phải có chứng chỉ ngôn ngữ thì bạn nên dành thời gian để trau dồi những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhiều hơn.
3. Các giờ học tại Nhật rất rất im lặng
Các bạn sinh viên tại Nhật rất ít khi nói chuyện trong giờ. Điều này không phải do các bạn quá tập trung vào việc học mà các bạn tại Nhật có một tinh thần học rất đáng ngưỡng mộ bởi quan điểm của họ đó là: Dù không học cũng không được làm phiền đến người khác.
Đối với những bạn không đặt nặng vấn đề học tập thì thường họ sẽ dùng điện thoại hay ngủ hoặc bất cứ điều gì khác mà không ảnh hưởng hay làm phiền đến những người xung quanh. Do đó, đây là một điều mà bạn nên lưu ý để có thể làm quen với môi trường học ở đây chẳng hạn như tránh việc hỏi bài của bạn cùng bàn trong giờ học.
4. Khó làm thân với những bạn người Nhật
Chắc chắn trong quá trình học tại đây, bạn sẽ thấy có thể dễ dàng làm quen với một số bạn sinh viên người Nhật nhưng hầu hết họ đều là những người đã từng đi du học nước ngoài hoặc đã từng tiếp xúc với rất nhiều các bạn du học sinh đến từ quốc gia khác.
Những bạn sinh viên Nhật bình thường sẽ khá ngại giao tiếp với người khác, và đặc biệt là họ sẽ không bao giờ là người bắt chuyện trước bởi điều này thuộc về văn hóa của người Nhật. Sinh viên Nhật thường sẽ luôn giữ khoảng cách với người khác và thay vì làm quen với những người bạn mới thì họ sẽ hay chơi với một nhóm bạn học chung từ nhỏ. Chính vì vậy, khi du học tại đây bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc mình sẽ tốn khá nhiều thời gian để có thể tìm một người bạn mỗi khi cần tâm sự hay chia sẻ.
5. Sinh viên người Nhật không phải ai cũng đi làm thêm
Ở một số nước châu Âu thường cấm học sinh đi làm thêm, tuy nhiên ở Nhật lại không như vậy. Thường ở Việt Nam, mọi người thường nghĩ rằng những bạn ở Nhật sẽ đi làm thêm nhiều hơn là đi học. Nhưng việc đi làm thêm ít, nhiều hay không đi làm thêm lại phụ thuộc vào yếu tố tài chính, thời gian của mỗi người.
Sinh viên Nhật thường ít đi làm thêm và thậm chí nếu có đi làm thì họ cũng sẽ đi làm với tần suất rất thấp và cũng có rất ít bạn làm hai việc trở lên hoặc làm quá 2, 3 buổi một tuần. Lý do cho việc các bạn đi làm thêm chủ yếu vì họ muốn dành tiền đi du lịch hoặc trang trải cho những sở thích, đam mê hay sinh hoạt phí bởi sinh viên người Nhật thường xa cha mẹ để sống gần trường tiện cho việc đi học.
Tạm kết
Những chia sẻ trên chỉ là những đặc điểm nổi bật về đại học và cuộc sống của sinh viên, du học sinh Nhật. Còn rất nhiều điều lạ và thú vị khác vì vậy đừng ngần ngại việc chọn đi đi học tại quốc gia này bởi có rất nhiều điều khác nữa đang chờ bạn khám phá đấy.
Đọc thêm: Top 5 trường Đại học danh giá nhất Việt Nam
Minh Châu
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 62
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 268
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công