Bỏ bớt chứng chỉ, sử dụng nhân lực theo thực tài
Nghị định 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sẽ có hiệu lực từ 10/12/2021. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về thông tin này nhé!
Chứng chỉ được ví như một loại “giấy phép con” mà cơ quan tuyển dụng đặt ra, gây nhiều phiền hà cho người tham gia tuyển dụng. Ảnh: Phạm Đông.
So với Nghị định 101/2017/NĐ-CP trước đó, việc không còn nội dung bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ nhận được sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ nhân viên trên cả nước. Nhiều ý kiến mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất, gây phiền hà, tốn kém cho đội ngũ công chức, viên chức.
“Giảm tải” chứng chỉ
Bày tỏ sự ủng hộ với những điểm mới của Nghị định 89, TS Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng lâu nay nhiều chứng chỉ giống như một barie, một chướng ngại vật trên con đường phát triển, thăng tiến trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Có người ví chứng chỉ như một loại “giấy phép con” mà cơ quan tuyển dụng cứ đặt ra, buộc mọi người phải chuẩn bị sẵn mà không biết bao giờ dùng đến. Điều này gây lãng phí, căng thẳng, nặng nề cho đội ngũ cán bộ. Bởi trên thực tế, với những vị trí việc làm cần đến ngoại ngữ, tin học hay các năng lực khác, khi tuyển dụng người ta đã đặt ra điều kiện, tiêu chí rồi. Những chứng chỉ trên hóa ra thành thừa, mang ý nghĩa làm đẹp hồ sơ hơn là năng lực thực sự của người sở hữu tấm bằng đó.
Cô giáo Phạm Ánh Tuyết (Trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc bộ) cho biết, từ tháng 3/2021, Bộ GDĐT đã chính thức bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên khiến những nhà giáo như mình rất phấn khởi. Bởi là giảng viên dạy ngoại ngữ trong nhà trường, yêu cầu về năng lực ngoại ngữ là không phải bàn. Với việc giảng dạy trực tuyến thời gian qua, tất cả giáo viên trong trường đều chủ động tìm hiểu, nâng cao khả năng, kỹ năng khai thác học liệu trên internet cũng như thuần thục các kỹ thuật xây dựng bài giảng điện tử, ứng dụng các phần mềm hữu ích vào giảng dạy để tăng tương tác giữa thầy trò, khiến tiết học thêm sinh động, lôi cuốn.
“Rõ ràng, khi yêu cầu công việc cần thì bắt buộc nhà giáo phải chuyển động, bổ sung các kiến thức kịp thời để không bị lỗi nhịp chuyển đổi số theo xu hướng thế giới. Còn ỷ lại đã có bằng B, bằng C tin học rồi mà không cập nhật tri thức mới thì cũng làm sao dạy sinh viên được? Các em bây giờ trình độ tin học, ngoại ngữ đều tốt hơn thế hệ trước rất nhiều” - cô Tuyết nói, đồng thời bày tỏ mong muốn Bộ GDĐT và các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát để bỏ bớt những chứng chỉ không cần thiết để giáo viên nói riêng và các cán bộ, công chức, viên chức nói chung được “giảm tải” về mặt hành chính, giấy tờ. Thay vì tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn, việc học tập để thi lấy chứng chỉ này kia để nâng hạng, nâng lương khá mất thời gian, công sức mà tính ứng dụng sau đó không nhiều.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT đồng tình với việc bỏ những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ hay các chứng chỉ nghề nghiệp không cần thiết, mang tính chất hình thức sớm ngày nào tốt ngày đó. Điều này sẽ giúp giảm bớt thủ tục rườm rà, không cần thiết đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thay vào đó là các yêu cầu nâng cao nghiệp vụ, cọ xát thực tế công việc đòi hỏi cần gì thì bổ sung nấy sẽ hữu hiệu hơn.
Ông Nhĩ lấy ví dụ trong quá trình bồi dưỡng giáo viên, cần làm sao để truyền tải kỹ năng thay chương trình, sách giáo khoa mới tới giáo dục phổ thông các cấp. Có thể lựa chọn và đưa các các modun bồi dưỡng thay sách giáo khoa vào bồi dưỡng chứng chỉ hạng của viên chức là giáo viên vừa thiết thực, vừa đảm bảo yêu cầu nâng hạng viên chức gắn với yêu cầu công việc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.
Đánh giá bằng năng lực thực tiễn
Ngành Giáo dục đã “đột phá” với quy định bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ tháng 3/2021. Từ 10/12 tới đây, tất cả các ngành nghề khác cũng bỏ nội dung tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ mà nội dung bồi dưỡng công chức, viên chức chỉ bao gồm: Lý luận chính trị; Kiến thức quốc phòng và an ninh; Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
Đây là yêu cầu cần thiết bởi mỗi vị trí việc làm đòi hỏi các kiến thức, kỹ năng khác nhau, thậm chí mức độ các kỹ năng là khác nhau. Chẳng hạn với công việc liên quan đến giao tiếp, làm việc với nước ngoài thi yêu cầu về ngoại ngữ cũng phải khác so với vị trí cán bộ biên dịch tài liệu. Tính hiệu quả và thực tiễn trong công việc là điều cần phải tính tới
TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ nêu quan điểm, chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức vẫn tồn tại lâu nay. Trong khi đó, với riêng giáo viên, chứng chỉ này đang khiến nhiều người băn khoăn bởi khi tốt nghiệp các trường sư phạm, nhận tấm bằng cao đẳng, đại học sư phạm thì người đó đã đủ tư cách và năng lực, trình độ chuyên môn trở thành giáo viên rồi. Thêm quy định về chứng chỉ này để được công nhận chính thức là giáo viên thì hóa ra các trường sư phạm bấy lâu nay chưa làm trọn chức trách đào tạo giáo viên và phải đợi họ đi làm, lấy được chứng chỉ này mới “nên người“ giáo viên?
Câu hỏi đặt ra là nếu bỏ chứng chỉ này thì cơ sở nào để tuyển dụng, sử dụng? Ông Thang Văn Phúc cho rằng vẫn phải thi để đánh giá, đảm bảo nâng cao chất lượng. Việc bỏ chứng chỉ tiếng dân tộc, ngoại ngữ và tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng chỉ nhằm để giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà còn năng lực thực tiễn vẫn cần được đánh giá bằng thước đo chung. Và tùy từng vị trí khác nhau mà có yêu cầu thi khác nhau.
Theo ông Phúc, công tác cán bộ, công chức, viên chức là công tác con người. Vì thế, các chính sách đưa ra cần phải hết sức cụ thể mới đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Ủy Viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam: Còn “đẻ” ra bằng cấp thì còn chuyện chạy bằng, mua bằng
Việc quy định cán bộ, công chức, viên chức phải thi bằng ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu này, yêu cầu kia là rất hình thức. Nếu còn “đẻ” ra bằng cấp thì sẽ còn chuyện chạy bằng, mua bằng. Sự giả dối này đã gây rắc rối trong xã hội thời gian dài. Vấn đề ở đây không phải là chứng chỉ hay bằng cấp mà là năng lực, hiệu quả thực chất trong công việc. Trong xu thế phát triển hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức mà không có trình độ về ngoại ngữ, tin học thì không thể làm việc được. Trong tương lai, đây là điều bắt buộc mà một cán bộ, công chức, viên chức phải có. Thay vì làm khó nhau bằng cách đưa ra quy định về bằng cấp thì chúng ta hãy hướng đến những việc tích cực hơn như bỗi dưỡng, giúp đỡ họ để đạt được trình độ đó.
Những quy định mới Nghị định 89/2021/NĐ-CP cho thấy Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân. Đây là biểu hiện chính quyền do dân và vì dân của Nhà nước ta nên tôi rất hoan nghênh, mọi người dân đều hoan nghênh. Việc loại bỏ những thủ tục, quy định gây phiền hà, tốn kém cho cán bộ, công chức, viên chức là việc cần làm. Tới đây, mọi người sẽ không phí tiền của, phí thời gian vào việc thi lấy bằng cấp này, chứng chỉ kia.
TS Nguyễn Viết Chức, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội: Loại bỏ “giấy phép con” trong công tác cán bộ
Rà soát, loại bỏ những văn bằng, chứng chỉ mang tính hình thức là việc làm vô cùng cần thiết và hợp lý. Thời gian qua, thực tế đã chứng minh nhiều điều bất cập tồn tại từ những “giấy phép con” trong công tác tổ chức cán bộ. Mà đã là “giấy phép con” thì nó rườm rà, nhiêu khê, kéo theo sự trì trệ, tiêu cực xã hội.
Không những làm trì trệ, phiền hà mà việc đòi hỏi những văn bằng, chứng chỉ không cần thiết còn tạo ra sự chồng chéo trong quản lý. Lẽ ra việc này phải được loại bỏ từ lâu. Quy định phải đúng, phải trúng và phải có tác động đẩy nhanh quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Nếu như quy định làm giảm đi hiệu quả quản lý nhà nước thì quy định để làm gì.
Việc đánh giá cán bộ không chỉ dựa trên văn bằng, chứng chỉ. Vậy đánh giá cán bộ như thế nào? thì đây mới là câu hỏi khó nhất. Việc đánh giá đúng người, đúng việc là vô cùng quan trọng. Đánh giá chất lượng công việc, hiệu quả công việc phải đánh giá trên công việc chứ không phải chỉ trên các loại văn bằng, chứng chỉ. Ở đây, song hành cùng việc loại bỏ các quy định rườm rà trong văn bằng, chứng chỉ, cần phải nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng cũng như đánh giá sử dụng cán bộ, bổ nhiệm cán bộ.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp: Sớm thay đổi tư duy
Sinh viên đi làm thêm đúng ngành học giúp 'ghi điểm' trong mắt nhà tuyển dụng
Đến năm 2025 sẽ có 50% người lao động đạt danh hiệu công dân học tập
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 285
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 255
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công