[CG-YẾN ĐỖ] HEADHUNTER - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Nghề headhunting - chuyên gia săn đầu người, họ làm những việc gì?
Khái niệm headhunter - nghể săn đầu người và chuyên gia săn đầu người đã xuất hiện khá lâu trên thế giới xuất phát từ những nước Mỹ, Âu nhưng mới du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ trước cùng với làn sóng đầu tư của các công ty có vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Thay vì tự tìm kiếm nhân sự, đặc biệt là những nhân sự cao cấp, các công ty đã qua công ty thứ ba chuyên tuyển dụng, am hiểu thị trường và nguồn nhân lực nội địa, có nguồn ứng viên dồi dào tuyển giúp mình các vị trí mà công ty mình cần. Các công ty khách hàng tập trung năng lượng còn lại vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Xu hướng này ngày nay càng trở nên phổ biến, không chỉ dừng lại ở các vị trí quản lý cao cấp như trước đây mà còn mở rộng ra tất cả các vị trí mà công ty có nhu cầu và có khả năng chi trả dịch vụ cho công ty tuyển dụng.
Headhunter có thể hiểu là làm công việc của người tuyển dụng nhưng khác với chuyên viên tuyển dụng nội bộ. Trong các công ty, chuyên viên tuyển dụng nội bộ chỉ thực hiện các yêu cầu tuyển dụng cho đơn vị mình. Headhunter phải thực hiện cùng lúc nhiểu đơn hàng tuyển dụng, nhiểu vị trí cho các công ty khác nhau. Tùy từng quy mô của các công ty tuyển dụng mà một headhunter có thể phụ trách một hay nhiểu nhóm (account) khách hàng, một hay nhiểu nhóm đơn vị khách hàng theo ngành nghể. Headhunter cũng chính là nhân viên kinh doanh mà sản phẩm bán chính ở đây là CV, là các ứng viên. Headhunter vừa phải tìm “nguồn hàng” phù hợp và bán các “nguồn hàng” đó cho khách hàng có nhu cầu. Headhunter cần phải chủ động tìm kiếm và mở rộng khách hàng (các công ty có nhu cầu tuyển dụng) để có thêm những đơn hàng tuyển dụng cho mình và công ty của mình.
Các headhunter cần phải thấu hiểu khách hàng (các công ty có nhu cầu tuyển dụng) và vị trí mà mình được yêu cầu tuyển dụng. Headhunter nhiều khi còn đóng vai chuyên viên tuyển dụng nội bộ, viết mô tả công việc theo yêu cầu của khách hàng sau khi đã nhận thông tin đơn hàng, mô tả vị trí bằng lời từ khách hàng. Dựa trên những yêu cầu này, headhunter bắt đầu tìm kiếm, kết nối, khớp nối các ứng viên với yêu cầu của khách hàng để tìm ra ứng viên phù hợp nhất cho khách hàng. Headhunter còn là người điều phối các cuộc gặp, phỏng vấn giữa khách hàng và ứng viên, hỗ trợ quá trình đàm phán các chế độ giữa khách hàng với ứng viên và quá trình bắt đầu đi làm của ứng viên. Thông thường, qua thời hạn bảo hành ứng viên (thường là 2 tháng) khi ứng viên kết thúc thời gian thử việc tại công ty khách hàng thì thương vụ coi như thành công, nhiệm vụ của headhunter với deal đó coi như hoàn thành.
>>Mô tả công việc của Headdunter
Headhunter mang lại giá trị gì cho khách hàng (công ty và ứng viên)?
Với các công ty có nhu cầu tuyển dụng (khách hàng), headhunter sẽ thu hút, tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn, làm các bài test cần thiết để lựa chọn ra những ứng viên phù hợp nhất cho khách hàng phỏng vấn lần cuối cùng. Khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, chi phí (quảng cáo) cho quá trình tuyển dụng. Tùy theo khách hàng, headhunter cũng được yêu cầu hỗ trợ trong quá trình đàm phán các gói chế độ đãi ngộ như lương thưởng, phụ cấp, v.v với ứng viên. Điều này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tăng lợi thế đàm phán.
Với ứng viên, headhunter hỗ trợ đắc lực và mở rộng kênh tìm việc. Đặc biệt, với tình trạng và xu hướng nhảy việc nhiều như hiện nay trên thị trường lao động, việc dừng chân làm việc ở mỗi công ty lâu nhất từ 3 đến 5 năm cho thấy mỗi người lao động có ít nhất 6 đến 10 lần thay đổi công việc trong cuộc đời 30 năm đi làm của mình. Khi kinh nghiệm và tuổi đời của ứng viên càng cao, ứng viên càng cần đến sự hỗ trợ của headhunter để sàng lọc và tìm kiếm những công ty “xứng tầm” với mình. Với kinh nghiệm dày dặn làm việc với các công ty, thấu hiểu thị trường, headhunter chính là những cây cầu nối đắc lực để ứng viên và khách hàng gặp nhau.
Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, môi trường làm việc của headhunter
Khác với chuyên viên tuyển dụng nội bộ, headhunter cần yêu cầu đặc biệt về các kỹ năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục, đàm phán, tức kỹ năng của nhân viên kinh doanh bên cạnh kỹ năng chuyên môn của tuyển dụng nhân sự là sàng lọc, phỏng vấn đánh giá. Headhunter không nhất thiết phải được đào tạo hay xuất thân từ các khối trường đào tạo về nhân sự. Các bạn có thể tốt nghiệp ở những ngành khác, có kinh nghiệm và tố chất của người làm kinh doanh, học thêm các khóa đào tạo về nghiệp vụ tuyển dụng, cộng thêm với sự chịu khó rèn luyện thì các bạn hoàn toàn có thể trở thành những headhunter chuyên nghiệp. Tại GPO, chúng tôi có các khóa đào tạo về nghiệp vụ tuyển dụng để các bạn yêu nghề tuyển dụng, muốn trở thành nhà tuyển dụng giỏi và headhunter chuyên nghiệp có thể tham gia. Chi tiết các bạn vui lòng truy cập địa chỉ website: http://gpo.vn/vi/dao-tao/
Cũng giống như đa phần các công việc văn phòng khác. thời gian chủ yếu của headhunter là làm việc tại văn phòng, đẩy quảng cáo tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, sàng lọc và khớp nối ứng viên, hỗ trợ khách hàng phỏng vấn. Tuy nhiên, để có nhiều khách hàng và ứng viên, headhunter phải chủ động tìm kiếm, gặp gỡ, giao lưu (networking), tham gia các hội thảo, sự kiện để mở rộng nguồn khách hàng và ứng viên cho mình. Có nhiều ứng viên cao cấp không đến công ty tuyển dụng để phỏng vấn mà yêu cầu gặp gỡ ở một điểm khác nào đó ngoài công ty tuyển dụng và công ty khách hàng, headhunter phải bố trí thu xếp tới địa điểm hẹn.
Một headhunter chuyên nghiệp không chỉ nắm chắc và hiểu quy trình tuyển dụng, các kênh thu hút ứng viên, cách soạn mô tả công việc, đăng quảng cáo tuyển dụng, kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên mà còn cần có kiến thức chuyên sâu về ngành lĩnh vực mà mình chuyên tìm kiếm nhân sự. Tùy theo từng công ty dịch vụ tuyển dụng mà phạm vi của headhunter được phân chia theo ngành nghề, mỗi headhunter sẽ phụ trách một vài mảng nhất định. Headhunter có kinh nghiệm, có tầm nhìn lớn và kỹ năng về nhân sự tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng và ứng viên.
Ngoài việc đơn thuần thực hiện các đơn hàng tuyển dụng, headhunter giỏi còn có thể tư vấn cho khách hàng các chiến lược sử dụng nguồn nhân lực trong các giai đoạn, các phương án sử dụng phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Khách hàng có thể có hoặc không sử dụng dịch vụ headhunt tại thời điểm đó nhưng điều quan trọng là kiến thức, sự hiểu biết và việc đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết của headhunter chuyên nghiệp sẽ kéo khách hàng quay lại khi có nhu cầu tuyển dụng.
Đối với ứng viên, headhunter không chỉ đơn thuần là phỏng vấn, đánh giá, đôi khi headhunter giỏi còn đóng vai trò là người tư vấn nghề nghiệp cho ứng viên trước mỗi bước ngoặt của cuộc đời họ, phân tích giúp họ nên ở lại công ty hiện tại để phát triển sự nghiệp hay chuyển sang chỗ mới. “Trong suốt quá trình thực hiện đơn hàng của mình, tôi đã nhiều lẩn khuyên ứng viên nên ở lại và phát triển sự nghiệp ở công ty hiện tại khi tôi thấy công ty đó có nhiều cơ hộ phát triển hơn là sang công ty mới nơi mà ứng viên phải bắt đẩu lại từ đẩu. Nhiều mối quan hệ bạn bè sâu sắc đã dẩn hình thành và hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc phát triển khách hàng sau này. Ứng viên cũng trở thành người bạn tâm giao và thường gọi điện để xin tư vấn của tôi mỗi khi họ có khó khăn hay vướng mắc trong công việc. Ứng viên đã trở thành những người bạn, những khách hàng tốt của headhunter”, chị Yến chia sẻ.
Thách thức của nghề headhunter
Headhunter là công việc tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên, người trong cuộc là những nhân chứng sống mang lại những trải nghiệm thực tế về khó khăn mà những headhunter gặp phải. “Trải qua gần 20 năm làm trong nghề chúng tôi đã gặp không ít khó khăn và thách thức khi thời cuộc luôn thay đổi, công việc này không có bất cứ một chuẩn mực nào, chúng tôi phải làm việc linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng.
Với đối tượng “săn đón”, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn khi “theo đuổi” họ. Có những đối tượng phù hợp với vị trí tuyển dụng về kiến thức và kỹ năng đôi khi lại không phù hợp với yêu cầu về phong thủy từ phía khách hàng chẳng hạn. Có những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ như vậy nhưng để giải quyết nó đòi hỏi bạn phải trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn và áp dụng kỹ năng mềm thật linh hoạt mới có thể làm hài lòng khách hàng”, chị Yến Đỗ bộc bạch.
Ngoài ra, như chia sẻ ở trên, headhunter cũng là nhân viên kinh doanh nên nhiều khi, vài ba tháng các bạn chưa kiếm được hợp đồng, chưa tuyển dụng thành công vị trí nào. Những bạn mới vào nghề, non kinh nghiệm, kỹ năng và quan hệ thậm chí hàng năm cũng chưa kiếm nổi hợp đồng. Khi đó, có nhiều bạn hay chán nản, bỏ cuộc và bỏ nghề. Những bạn kiên trì và theo nghề trở thành những headhunter giỏi và có thu nhập rất cao.
Một vài kinh nghiệm bỏ túi dành cho headhunter
Khách hàng đã qua headhunt có nghĩa là họ đã tin tưởng và yêu cầu headhunter kiểm tra thông tin đầy đủ, đảm bảo đó là những người có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt. Để làm tốt việc này, kinh nghiệm kiểm tra thông tin ứng viên là: Có thể kiểm tra qua nhiều kênh như sếp cũ, khách hàng và đồng nghiệp của các ứng viên. Ngoài ra, bạn có thể tự kiểm tra qua các kênh thông tin cá nhân như facebook, mạng xã hội.
Hãy chú ý đến thuật ngữ “khách hàng shopping” để phân tích nhu cầu thực sự của khách hàng, phân bổ thời gian hợp lý và làm việc hiệu quả. Điều này có nghĩa là, có những khách hàng không có nhu cầu tuyển dụng thật sự hoặc không có nhu cầu dùng dịch vụ headhunt, đã có ứng viên nội bộ nhưng lại luôn yêu cầu headhunter cung cấp ứng viên nhằm khai thác kinh nghiệm của ứng viên để đúc kết cho công ty mình để so sánh kiểm chứng năng lực ứng viên nội bộ, thu thập thông tin thị trường thông qua các buổi phỏng vấn hoặc những ngày thử việc ngắn hạn. Với những trường hợp này, headhunter cần hết sức tỉnh táo và khéo léo để tránh mất thời gian của chính cá nhân mình và ứng viên.
Giữ chữ tín với khách hàng là một điều rất quan trọng của nghê’ này. Headhunter chuyên nghiệp cần giữ chữ tín với mọi khách hàng bao gồm cả công ty tuyển dụng và ứng viên. Headhunter chuyên nghiệp cần chọn lọc, phỏng vấn, kiểm tra thông tin kỹ lưỡng của ứng viên trước khi gửi cho khách hàng, tránh tình trạng “CV Forwarder - người chuyển CV”. Ngay từ những lần đầu tiên khi giao dịch, nếu headhunter đưa ra được cho khách hàng những ứng viên phù hợp nhất (đã tin tưởng) thì lần sau khách hàng sẽ tin tưởng vào headhunter, thương vụ sẽ dễ thành công hơn. Headhunter cần tiếp tục duy trì và phát triển chữ tín và chất lượng dịch vụ của mình để gìn giữ và phát triển khách hàng trung thành.
Xu hướng và cơ hội cho nghề headhunt
Với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp và độ chuyên môn hóa cao hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng qua bên dịch vụ thứ ba là các công ty tuyển dụng làm dịch vụ. Những vị trí trung bình lương từ 1.000 USD. Những vị trí cao cấp như các Giám đốc nhân sự, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc nhà máy, Giám đốc bệnh viện lương tới vài ngàn, thậm chí 10.000 USD/tháng. Khi đó, phí tuyển dụng và thù lao cho headhunter không hề nhỏ. “Ở những vị trí cao cấp như CFO (giám đốc tài chính), CEO (giám đốc điều hành), CIO (giám đốc công nghệ thông tin) thì chính các ông trùm phải ra tay, nghĩa là quản lý cấp cao của nhà tuyển dụng phải vào cuộc, kết hợp với headhunter thật chặt chẽ. Cân nhắc, chọn lựa cũng đã khó nhưng thuyết phục và mời được những người có mức lương từ 5.000 đến 10.000 USD lại càng là một việc muôn phần khó hơn. Và thành quả của những thành công đó không hề nhỏ khi phần hoa hồng cho những vị trí cao cấp này luôn luôn xứng đáng với công sức của headhunter bỏ ra”, chị Yến chia sẻ thêm.
Để thành công được ở những vị trí này, hầu hết các headhunter giỏi đều nắm trong tay danh sách thật dài các trưởng phòng, giám đốc, trưởng bộ phận “có tiếng” trên thị trường. Thậm chí, các headhunter còn biết rõ những buồn vui liên quan đến công việc, sự thăng tiến và có mối quan hệ ngoài công việc với họ, để đôi khi phải bật ra câu nói quen thuộc: “Bạn còn cảm thấy hài lòng với công việc cũ không, có muốn thử sức nữa không?” như là lời nói đầu tiên với các ứng cử viên này. Mỗi bước đi của ứng cử viên và của khách hàng đều có sự theo dõi, chia sẻ đặc biệt của các thợ săn. Đối với những câu chuyện buồn vui của từng ứng cử viên, các thợ săn đều phải lắng nghe và chia sẻ vừa như một chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào từ tài chính, bất động sản... cuối cùng là như một chuyên gia tư vấn tâm lý.
Tài sản lớn nhất của headhunter giỏi và chuyên nghiệp không chỉ dừng lại ở mức thù lao cho mỗi thương vụ nhận được mà còn là mối quan hệ rộng rãi với khách hàng ở mọi ngành nghề và mọi cấp độ. Đây chính là khối tài sản vô giá đối với headhunter trên con đường sự nghiệp của mình.
Lời khuyên của chuyên gia đối với những bạn muốn học và theo nghề
Trước hết, các bạn cần hiểu rõ quy trình tuyển dụng và các yêu cầu tuyển dụng cũng như khách hàng cần tuyển dụng. Để theo nghề và làm tốt nghề, các bạn cần đặc biệt trau dồi và rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng quản trị thời gian, kỹ năng networking. Bền bỉ, kiên trì và không ngại sự từ chối là một trong những tố chất cần có để thành công của nghề sales nói chung và headhunter nói riêng. Bạn không thành công đôi khi không phải vì bạn không có năng lực, không làm được mà bởi vì bạn bỏ cuộc quá sớm.
- Theo chia sẻ của chuyên gia Yến Đỗ (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại) -
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 20
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 89
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 91
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 87
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 113
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 175
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 126
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 241
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 330
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 223
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công