Dạy học đại trà qua truyền hình cho học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến
Theo khảo sát nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc tổ chức dạy học trực tuyến trong những ngày đầu của năm học mới 2021-2022 gặp nhiều khó khăn. Ngay bây giờ hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật trong bài viết dưới đây nhé!
Nhiều nơi tổ chức dạy học trực tuyến chưa thực sự hiệu quả do hệ thống đường truyền Internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí chất lượng không tốt, đặc biệt là tình trạng nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập hoặc không có mạng Internet. Nhằm đảm bảo cơ hội được học tập cho tất cả học sinh, nhất là học sinh nghèo, nhiều ý kiến đề nghị Bộ GD&ĐT cần tổ chức thêm phương án dạy học đại trà qua truyền hình cho học sinh phổ thông.
Theo thống kê sơ bộ, TP Hồ Chí Minh hiện thiếu khoảng 77.000 máy tính để học sinh học trực tuyến. Tại nhiều địa phương thuộc vùng khó khăn có khoảng 50-70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến, nhiều thôn bản không có mạng Internet… Tại Kiên Giang, có khoảng 100.000 học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến; tỉnh Cà Mau có khoảng hơn 10.000 gia đình khó khăn cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến nhưng ngành giáo dục địa phương cũng mới chỉ vận động hỗ trợ được 500 điện thoại thông minh cho các gia đình đặc biệt khó khăn.
Nhằm khắc phục tình trạng học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến, bên cạnh việc vận động các tổ chức xã hội trên địa bàn cùng chung tay giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Sở GD&ĐT Nghệ An còn chia lịch học các cấp tiểu học, THCS và THPT theo các khung thời gian cố định trong ngày để các anh chị, em trong cùng một gia đình có thể “luân phiên” học trực tuyến trên cùng 1 thiết bị.
Còn tại Hà Nội, phong trào “máy tính cho em” tiếp tục được ngành giáo dục Thủ đô phát động rộng rãi với phương châm “không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”. Ở các huyện ngoại thành như Đông Anh, Ba Vì, Hoài Đức, nơi điều kiện của phụ huynh học sinh nhìn chung còn khó khăn hơn so với khu vực nội thành, Phòng GD&ĐT cũng đã phát động phong trào quyên góp trang thiết bị học tập trực tuyến để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là đối với học sinh đầu cấp.
Tại huyện Ba Vì (Hà Nội), sau một thời gian phát động, đã có hơn 200 thiết bị gồm điện thoại thông minh, máy tính, ipad kịp thời được gửi tới những học sinh khó khăn. Huyện Hoài Đức cũng kêu gọi ủng hộ được 29 chiếc điện thoại thông minh để kịp thời gửi đến các em học sinh. Những nỗ lực của ngành giáo dục các địa phương trong việc hỗ trợ thiết bị cho học sinh nghèo đủ điều kiện học trực tuyến thật đáng ghi nhận song những kết quả ban đầu này vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với nhu cầu thực tế.
Để không đánh mất cơ hội học tập cho học sinh không đủ thiết bị học trực tuyến, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức dạy học đại trà qua truyền hình cho học sinh phổ thông, đặc biệt là cấp THCS và tiểu học.
TS Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học-cao đẳng Việt Nam cho biết: Hiện nay, ngành giáo dục vẫn dành ưu tiên áp dụng đại trà phương thức dạy học trực tuyến cho cả 3 cấp học của giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến trên thực tế chỉ mang lại thuận lợi cho một bộ phận nhỏ học sinh có điều kiện. Các hạn chế của phương thức dạy học này là gây khó khăn lớn cho gia đình và học sinh ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong việc mua sắm thiết bị dạy học; tạo áp lực cho học sinh cả về phương diện sức khoẻ, tâm lý nếu duy trì việc ngồi học trước máy tính, điện thoại trong thời gian dài.
Trong khi đó, dạy học qua truyền hình là phương thức dạy học truyền thống đã được triển khai rất phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Phương thức này có ưu việt là dễ tiếp cận tới tận từng người học, bất kể giàu nghèo, có chi phí thấp nếu tận dụng được hệ thống mạng lưới truyền hình sẵn có từ Trung ương đến địa phương.
Đồng quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, bên cạnh phương thức dạy học trực tuyến, cần quan tâm tới phương thức dạy trên truyền hình dù tương tác kém hơn học trực tuyến nhưng khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với những gia đình nghèo. Với các học sinh còn nhỏ thì học trên truyền hình là giải pháp thậm chí còn tốt hơn học trên điện thoại di động.
Các ý kiến cũng đề nghị Bộ GD&ĐT phải chủ trì phối hợp với Bộ TT&TT làm việc với các Đài truyền hình trung ương nhằm rà soát lại độ bao phủ, khả năng dành thời lượng phát sóng các bài giảng truyền hình, các đài địa phương có phương án tiếp sóng để có diện bao phủ tốt nhất, đến nhiều học sinh nhất, kể cả những em có điều kiện học trực tuyến.
Đặc biệt, cần lưu ý một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày, nhất là bậc tiểu học và phải thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp với phương thức học trực tuyến, học qua truyền hình.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, dạy học trực tuyến là phương thức chính, dạy học trên truyền hình sẽ là phương thức bổ trợ quan trọng nhất, đặc biệt là đối với lớp 1 và lớp 2.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hiện nay, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng video bài giảng dạy trên truyền hình cho một số môn học ở các lớp 1, 2, 6. Đối với các lớp còn lại, Bộ lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng. Ngoài ra, ở những nơi khó khăn về dạy học trực tuyến, trên truyền hình, các nhà trường sẽ thực hiện phát phiếu học tập đến học sinh để đảm bảo việc học không bị gián đoạn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
THÙY DƯƠNG
Theo cand.com.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Những bí quyết giúp làm việc tại nhà mùa dịch hiệu quả
Những ứng dụng giúp học online hiệu quả
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 55
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 280
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công