Dietitian - Chuyên gia dinh dưỡng
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sức khỏe cộng đồng. Đứng trước thực trạng đó, nhu cầu về chuyên gia dinh dưỡng ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy Chuyên gia dinh dưỡng là ai? Hãy tìm hiểu cùng Hướng nghiệp GPO nhé.
Tìm hiểu về Chuyên gia dinh dưỡng
Chuyên gia dinh dưỡng (Dietitian) là người trực tiếp nghiên cứu, tư vấn về lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm, sức khỏe. Họ là những người có chuyên môn sâu về cơ thể con người, cách thức chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện. Nhiệm vụ chính của họ là xây dựng thực đơn dinh dưỡng, tiến hành các can thiệp dinh dưỡng trong điều trị, giáo dục cá thể và cộng đồng về thói quen dinh dưỡng tốt.
Chuyên gia dinh dưỡng được đánh giá là những “nhà chiến lược” cần thiết trong cuộc sống hiện đại, khi con người ngày càng quan tâm tới các vấn đề bảo vệ, nâng cao sức khỏe, cải thiện cuộc sống. Việc phòng bệnh hay chữa bệnh đều cần đến những lời khuyên của những chuyên gia này.
Mô tả công việc
• Khám, điều trị và tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
• Nghiên cứu và đánh giá các vấn đề về dinh dưỡng
• Cung cấp và báo cáo các thông tin dinh dưỡng, lời khuyên về sức khỏe tới cộng đồng
• Triển khai, tổ chức hoạt động dinh dưỡng lâm sàng trong các bệnh viện và lập thực đơn theo bệnh lý
• Phòng ngừa và khắc phục được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của các bệnh nhân trước và sau khi sử dụng các loại thuốc. Đặc biệt là những bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng điều trị bằng thuốc kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, hấp thu chất dinh dưỡng kém đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch. Nhiệm vụ của chuyên gia dinh dưỡng lúc này rất quan trọng để bệnh nhân phục hồi sức khỏe và ăn ngon miệng.
• Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong công tác điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe công đồng
Yêu cầu đối với Chuyên gia dinh dưỡng
Chuyên gia dinh dưỡng là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao. Do vậy, để hoàn thành tốt công việc của mình, chuyên gia dinh dưỡng cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ… cụ thể:
• Về kiến thức: có kiến thức khoa học cơ bản, am hiểu kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng lâm sàng – tiết chế. Nắm rõ các chính sách dinh dưỡng và thực phẩm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân
• Về kỹ năng: có khả năng áp dụng được nguyên tắc, lý thuyết của khoa học dinh dưỡng vào công tác xây dựng kế hoạch điều trị dinh dưỡng, chế độ ăn thích hợp cho các đối tượng cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, có khả năng cung cấp thông tin, kiến thức dinh dưỡng, tư vấn, thuyết phục các cá nhân lựa chọn thực phẩm phù hợp, có lợi cho sức khỏe.
• Về phẩm chất, tính cách: có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận, tỉ mỉ.
Tiềm năng phát triển
Hiện nay, ở Việt Nam, trên 70% số ca tử vong từ bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng. Điều đó cho thấy, chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một yếu tố, nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mãn tính không lây như béo phì, đái tháo đường, ung thư...Trước thực trạng đó, nhu cầu củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt là cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở các tuyến được đánh giá là cấp thiết. Với vai trò, là một chuyên gia dinh dưỡng, đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức, trọng trách vô cùng to lớn đòi hỏi bạn phải nỗ lực, cố gắng từng ngày để hoàn thành sứ mệnh của mình.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Dinh dưỡng có thể làm việc tại tại các Bệnh viện, Phòng khám y tế công cộng, các trung tâm chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức, tổ chức phi chính phủ về sức khỏe…nhằm thiết kế những chương trình dinh dưỡng cho cá nhân và nhóm dựa trên như cầu sức khỏe của bệnh nhân, khách hàng.
Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều chuyên gia dinh dưỡng làm việc trong các trung tâm thể hình, cùng nghiên cứu, xây dựng những chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.
Mức lương trung bình
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng gia tăng, nhu cầu về chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là vấn đề cấp thiết của người dân hiện nay. Do vậy, những cử nhân ngành dinh dưỡng không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng mà còn nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của trang Glassdoor, tại Mỹ, năm 2020 mức lương trung bình của một chuyên gia dinh dưỡng khoảng 51.000 USD/năm tương đương khoảng 1 tỷ 173 triệu VNĐ. Thậm chí, mức lương có thể lên đến 67.000 USD/năm tương đương khoảng 1 tỷ 541 triệu VNĐ.
Theo JobsGo, hiện nay, tại Việt Nam, thu nhập của chuyên gia dinh dưỡng dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như vị trí cấp bậc, mức lương của ngành lên tới 22 triệu đồng/tháng.
Một số cơ sở đào tạo
Dinh dưỡng là một khía cạnh quan trọng của y tế và khoa học. Để trở thành một chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể theo học tại một số cơ sở đào tạo uy tín về lĩnh vực này, cụ thể:
• Đại học Y Hà Nội
• Đại học Y tế Công cộng
• Đại học Y Dược TP.HCM
• Đại học Công nghiệp TP.HCM
• Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Lộ trình học tập và rèn luyện
Trên con đường theo đuổi đam mê, mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, tuy nhiên nhìn chung để trở thành một Chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần trải qua các giai đoạn sau:
• Sinh viên: Thông thường, bạn sẽ có 4 – 5 năm học tập, nghiên cứu và tích lũy kiến thức tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp đào tạo ngành Dinh dưỡng với chương trình cụ thể:
Hai năm đầu: Sinh viên chủ yếu học tập, nghiên cứu các môn học cơ sở ngành tại giảng đường và trong phòng thí nghiệm như: hóa sinh cơ bản, vi sinh vật, thống kê y học…
Hai năm cuối: Trong thời gian này, sinh viên sẽ hoàn thành các môn chuyên ngành như: hóa học dinh dưỡng, bệnh học dinh dưỡng, dinh dưỡng điều trị… Đồng thời, tham gia thăm khám và trực tiếp xử lý các trường hợp bệnh lý tại bệnh viện, phòng khám dưới sự giám sát của bác sĩ, chuyên gia hướng dẫn.
• Thực tập sinh: Thực tập là bước đệm quan trọng, là khoảng thời gian “vàng” giúp bạn hoàn thiện đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức mang trọng trách của một Chuyên gia dinh dưỡng. Đặc biệt, thực tập còn đem lại cho bạn cơ hội cọ sát tại các viện nghiên cứu, bệnh viện, cơ sở y tế… giúp bạn có cái nhìn chân thực nhất về môi trường làm việc thực tế cũng như những định hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai.
• Chuyên gia dinh dưỡng: Dinh dưỡng là ngành học mang tính đặc thù cao do vậy tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng vô cùng khắt khe. Cụ thể, theo quy định của Bộ Y Tế, để trở thành Chuyên gia dinh dưỡng, bạn phải đạt được tối thiểu là bằng (Diploma) Cử nhân dinh dưỡng và một số chứng chỉ hành nghề khác theo quy định của Bộ Y Tế. Vì vậy, với vị trí này, ngoài việc thực hiện công việc khám chữa bệnh, bạn còn phải tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn để có những bước tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.
Lời kết
Chuyên gia dinh dưỡng là ngành nghề đầy tiềm năng và triển vọng. Nếu bạn yêu thích nghề này hãy tích cực tìm hiểu và trau dồi bản thân để phù hợp với nhu cầu thị trường. Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trên là hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công!
Giang Giang
>> Xem thêm:
- Thiết kế đồ họa – ngành học lí tưởng cho teen giàu sức sáng tạo
- Data Analyst và những cơ hội hấp dẫn
- Người thiết kế video game - Video game designer
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1392
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 2024
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”
Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 1517
Ngành Hóa dược luôn là một trong những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học lớn. Lý do là bởi cơ hội việc làm mà ngành này mang lại rất rộng mở và có sự ổn định trong tương lai. Bạn yêu thích hóa dược nhưng băn khoăn không biết ngành hóa dược ra làm gì? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Ngành giải trí - Cơ hội nghề nghiệp trong ngành giải trí
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 6032
Trong xu thế hội nhập với thế giới nói chung, thị trường lao động Việt Nam hiện đăng tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ giải trí trong thời gian gần đây mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ. Vậy, cơ hội đó là gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO theo dõi bài viết sau đây để giúp bạn hiểu thêm...
Xem thêm [+]Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 1917
Những giấc mơ bay bổng thường đẹp. Nhưng nếu không thỏa hiệp với các nhu cầu thực tế mà hết mình theo đuổi ước mơ, liệu có lúc nào bạn rơi vào ngõ cụt của sự nghiệp? Hãy để Hướng nghiệp GPO chia sẻ chút bí quyết để bạn nuôi ước mơ nhé.
Xem thêm [+]Học Ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Ra Trường Làm Gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 2217
Vốn là một lĩnh vực vô cùng rộng, Quản trị Doanh nghiệp có thể mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà quản trị tương lai đó nha! Cùng tìm hiểu xem đó là những định hướng nào, để rồi chọn cho mình một hướng đi thật phù hợp cho bản thân nhé bạn! Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm khóa học Quản trị Doanh nghiệp nếu thật sự yêu thích ngành...
Xem thêm [+]Học ngành Quảng cáo ra trường làm gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 1273
Bạn là người luôn có những ý tưởng độc đáo, khát khao sáng tạo và luôn luôn cập nhật những xu hướng mới? Quảng cáo chính là một mảnh đất “màu mỡ” đang chờ bạn khai thác. Vì vậy, học ngành Quảng cáo ra trường làm gì? làm việc ở đâu, cơ hội thăng tiến ra sao? là những câu hỏi mà đa số các bạn đều thắc mắc khi theo đuổi ngành học này....
Xem thêm [+]Học ngành Tâm lý học ra làm gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 2134
Từ xa xưa, tâm lý học đã ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của xã hội, kinh tế, đời sống. Trong thời hiện đại, các ứng dụng của ngành Tâm lý học ngày càng được coi trọng nhiều hơn và đây cũng là một trong những chuyên ngành hấp dẫn nhất của khối xã hội. Vậy hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá thêm về ngành nghề thú vị này nhé.
Xem thêm [+]Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 3294
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Những trường nào đào tạo, công việc cụ thể là gì, mức lương cao không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ hỏi đặc biệt là những bạn sinh viên đang có nhu cầu theo học. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có những câu trả lời thỏa đáng nhất.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công