Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Những trường nào đào tạo, công việc cụ thể là gì, mức lương cao không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ hỏi đặc biệt là những bạn sinh viên đang có nhu cầu theo học. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có những câu trả lời thỏa đáng nhất.
Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm là một trong số những ngành hot và được rất nhiều người lựa chọn, bởi hiện nay vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được chú trọng nhất. Đây cũng là ngành có nhiều cơ hội việc làm nên nếu bạn đang có ý định theo học thì hãy tìm hiểu về ngành này và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Học công nghệ thực phẩm ra trường làm gì? có những trường nào đào tạo tốt?
1. Hiểu thế nào về ngành công nghệ thực phẩm?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản về công nghệ thực phẩm đó là chuyên ngành liên quan đến công nghệ, nghiên cứu, chế biến thực phẩm. Những vấn đề về bảo quản, kiểm tra, đánh giá chất lượng, sáng chế, chế tạo thực phẩm đều thuộc công nghệ thực phẩm.
Hay chúng ta có thể hiểu công nghệ thực phẩm là những giai đoạn sơ chế, chế biến, sản xuất đồ ăn thức uống theo bất cứ những dây chuyền công nghệ nào đó để đưa ra kết quả là sản phẩm cuối cùng. Tất cả những sản phẩm trải qua công nghệ thực phẩm đều cần đảm bảo đầy đủ những yếu tố an toàn và dinh dưỡng.
Đây là một ngành mới, ban đầu nghe công nghệ thực phẩm có nhiều người cảm thấy ngành không có gì đặc sắc nhưng thực tế đây là ngành giúp các bạn cón thể thỏa sức sáng tạo và mày mò ra những điều mới mẻ. Sự linh hoạt và năng động của các bạn sinh viên rất phù hợp cho công việc này. Bởi ngoài những giờ học lý thuyết các bạn sẽ được thực hành thực tế với những thí nghiệm liên quan để có thêm nhiều hơn những kỹ năng và kinh nghiệm để nghiên cứu được sản phẩm đúng chuẩn chất lượng.
2. Ngành công nghệ thực phẩm học gì?
Khi theo học ngành công nghệ thực phẩm các bạn sẽ được học đầy đủ những kiến thức chuyên ngành theo đúng mảng mình học. Với những giáo trình chuyên sâu về các vấn đề như:
- Kiến thức về dinh dưỡng: Chuyên ngành là công nghệ thực phẩm nhưng hầu hết những thực phẩm được sản xuất ra đều cung cấp cho người dùng. Chính vì thế kiến thức về dinh dưỡng của cơ thể con người các bạn cũng cần nắm vững để ứng dụng cho thực tế.
- Kiến thức về Vi sinh học thực phẩm và hóa sinh học: Với chuyên ngành này các bạn sẽ phải tìm hiểu và nghiên cứu ra những cách cũng như các chất để ngăn ngừa hư hỏng cho sản phẩm mà vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Kiến thức về công nghệ chế biến: Chuyên ngành này phổ biến hơn rất nhiều những ngành khác vì kiến thức sẽ không nhiều nhưng thực tế và máy móc sẽ khó hơn. Nhưng nếu bạn chú ý theo học thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và nằm vững kiến thức dễ dàng hơn.
- Kiến thức về Quản lý chất lượng: Việc kiểm định chất lượng, theo dõi chất lượng sản phẩm đòi hỏi bạn cần có kiến thức cơ bản về hóa sinh học cũng như kết hợp với những kỹ năng quản lý để có kết quả làm việc tốt nhất.
- Kiến thức về An toàn thực phẩm và phân tích thực phẩm: Tất cả những kiến thức và thành phần về thức ăn chắc chắn sẽ cần nắm vững để có thể đánh giá chất lượng an toàn đảm bảo kết quả tốt nhất cho người dùng.
Chương trình đào tạo khi theo học ngành công nghệ thực phẩm
3. Học công nghệ thực phẩm ra làm gì?
Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm thường được đào tạo với đầy đủ những kiến thức giúp các bạn có thể làm việc về lĩnh vực thực phẩm. Sau khi ra trường các bạn có thể đảm nhiệm được rất nhiều những công việc liên quan dành cho chuyên ngành của mình. Một số những chức danh theo chuyên ngành các bạn có thể ứng tuyển như sau:
- Việc làm ngành dược: Một số những vị trí các bạn có thể ứng tuyển như trình dược viên, nhân viên phòng thí nghiệm, chuyên viên ngành nghiên cứu thuốc, chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản suất... Ngoài ra, còn rất nhiều những công việc liên quan đến thực phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng như các sản phẩm thuốc liên quan đến chữa bệnh khác.
- Việc làm ngành chế biến thức ăn: Các vị trí như công nhân chế biến, nhân viên sản xuất, chuyên viên dinh dưỡng, nhân viên kiểm soát chất lượng, nhân viên bếp, kỹ sư công nghệ thực phẩm, chuyên viên đánh giá thực phẩm... có nhu cầu tuyển dụng cao, chính vì thế các bạn có thể lựa chọn cho mình việc làm dễ dàng hơn.
- Việc làm ngành chế biến thực phẩm đồ uống: Pha chế đồ uống, nhân viên nghiên cứu về thức uống... là những việc làm phổ biến cho bạn khi theo học ngành chế biến thực phẩm đồ uống. Tại các doanh nghiệp và công ty lớn về chuyên ngành thực phẩm luôn có các vị trí tốt với mức lương cao chờ đợi bạn ứng tuyển.
- Việc làm quản lý chất lượng: Nhân viên QA ngành thực phẩm, Nhân viên kiểm tra chất lượng, nhân viên QA/QC, nhân viên QA hệ thống, nhân viên KCS...
4. Những trường đào tại ngành công nghệ thực phẩm
Hiện nay có rất nhiều trường có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, các bạn có thể tham khảo top 5 trường đào tạo ngành này tốt và được nhiều bạn lựa chọn bởi sự uy tín, chuyên nghiệp đó là:
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Trường Đại học Bách khoa TP.HCM.
- Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
- Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
- Trường Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP.HCM
- ...
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bảo Anh
Theo Joboko
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý
Học ngành Dược ra trường làm gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì? học trường nào dễ xin việc?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 15
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 49
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 64
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 52
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 72
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 127
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Ngành nghề của tương lai: Cơ hội lớn trong ngành vi mạch bán dẫn
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 74
Trong bối cảnh ngành vi mạch bán dẫn phát triển mạnh mẽ, nhiều công ty trong, ngoài nước đều cần và chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này tạo nên cơ hội việc làm cho người trẻ.
Xem thêm [+]Du học Singapore năm 2024 và những điều cần biết
Ngày đăng: 02/10/2024 - Lượt xem: 57
Singapore nổi tiếng là quốc gia sở hữu nền giáo dục chất lượng cao, môi trường học tập đa văn hóa và là trung tâm kinh tế tiềm năng với lực lượng lao động cạnh tranh.
Xem thêm [+]Từ 2025, miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi để tính điểm xét tốt nghiệp
Ngày đăng: 02/10/2024 - Lượt xem: 77
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều điểm mới. Theo đó, thí sinh được miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi điểm 10 để cộng vào điểm xét tốt nghiệp.
Xem thêm [+]Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Ngày đăng: 01/10/2024 - Lượt xem: 67
Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công