Gen Z và Vai trò của Chuyên Viên Hướng Nghiệp tại Nơi Làm Việc
Gen Z với nhiều khác biệt so với thế trước, vì vậy việc hiểu rõ về thế hệ "mới mẻ" này và giúp họ thành công hơn trong công việc đó là việc mà chuyên viên Hướng nghiệp luôn hướng tới. Trong bài viết này, Hướng nghiệp GPO sẽ chia sẻ tới bạn về vai trò của chuyên viên hướng nghiệp khi làm việc với các bạn trẻ này nhé!
Thế Hệ Z Là Ai?
Thế hệ Z (hay còn được gọi là Gen Z) được sinh ra trong giai đoạn từ 1994 đến 2010, nghĩa là đang ở độ tuổi từ 6 đến 22 tuổi, và hiện là đại diện cho 23 triệu người Mỹ (*tính theo 2016). Vào năm 2016, nhóm Thế hệ Z (Z-ers) đầu tiên đã tốt nghiệp đại học và tham gia vào thị trường lao động (Schawbel, 2016). Cộng đồng này tạo nên một thế hệ kỹ thuật số và có tính toàn cầu đầu tiên một cách đúng nghĩa, khi họ được sinh ra trong một thế giới có Internet, điện thoại thông minh và kết nối không gián đoạn. Mặc dù những người tiền nhiệm của họ, thế hệ Millennials, cũng là những người am hiểu công nghệ, có học thức và muốn có ảnh hưởng đến thế giới, nhưng Thế hệ Z cũng có những giá trị nghề nghiệp riêng mà không thể bị bỏ qua.
Giá Trị Nghề Nghiệp Của Thế Hệ Z Là Gì?
Tinh thần khởi nghiệp
Thế hệ Z có xu hướng trở thành những người tự khởi nghiệp am hiểu công nghệ, những người có khát khao tự chủ và kinh doanh. Trong một cuộc khảo sát gần đây đối với học sinh trung học, 72% người được hỏi cho rằng “khởi nghiệp” là lựa chọn nghề nghiệp ưu thích của họ (Labrien, 2016). Theo Patel (2016), đại đa số công dân Thế hệ Z (76%) tin rằng họ mới là người làm chủ con đường sự nghiệp và định hướng thăng tiến nghề nghiệp của chính họ, 49% đề cập đến việc muốn sở hữu công việc kinh doanh riêng. Trong khi đó, hai con số này lần lượt chỉ ở mức 70% và 32% khi xét đến giới lao động ở các thế hệ khác có cùng nhận định.
Niềm đam mê
Mặc dù được thúc đẩy bởi chủ nghĩa thực dụng về tiền bạc và đảm bảo việc làm cần thiết bởi nền kinh tế ngày nay, các thành viên của Thế hệ Z cũng mong muốn sự nghiệp của mình có mục đích. Họ quan tâm về các vấn đề xã hội và văn hóa có liên quan đến từng cá nhân, và họ muốn làm việc cho các công ty có cùng lý tưởng với họ. Trong một báo cáo nghiên cứu năm 2015 của Robert Half Inc., 30% người được hỏi thuộc Thế hệ Z cho biết họ sẽ chấp nhận giảm 10-20% mức lương của mình để làm việc cho một công ty có sứ mệnh mà họ quan tâm một cách sâu sắc. Thế hệ Z-ers muốn tạo ra sự khác biệt trong công việc và trên thế giới, và họ sẵn sàng bỏ thời gian và công sức để làm nên những việc lớn.
Giao tiếp và cộng tác
Tương tác giữa các cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với Thế hệ Z. Tuy nhiên, cũng khá ngạc nhiên rằng họ lại cho rằng giao tiếp thông qua công nghệ, bao gồm cả mạng xã hội, ít có giá trị hơn so với giao tiếp trực tiếp (Biro, 2015). Mặc dù thành thạo công nghệ, họ hầu hết lại thích cộng tác với các nhóm nhỏ trong môi trường văn phòng hơn là làm việc hầu hết một mình. Theo Patel (2016), Thế hệ Z có tính độc lập và có tinh thần doanh nhân hơn các thế hệ trước, nhưng họ thích cộng tác với đồng nghiệp và thích môi trường làm việc có sự tham gia và đóng góp của nhiều cấp.
Chuyên Viên Hướng Nghiệp cần làm gì để hỗ trợ tốt cho Thế hệ Z?
Để hỗ trợ tốt hơn cho Thế hệ Z với nhu cầu phát triển nghề nghiệp và khám phá tối đa tiềm năng của lực lượng lao động trẻ mới nổi này, việc hiểu rõ và làm quen với các đặc điểm và giá trị nghề nghiệp của Thế hệ Z đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các chuyên viên hướng nghiệp. Dưới đây là một số cách mà các nhà tham vấn nghề nghiệp có thể giúp thân chủ Thế hệ Z có sự chuẩn bị chuyên nghiệp:
Đánh Giá Khát Vọng Tinh Thần Doanh Nhân
Khi giúp các cá nhân Thế hệ Z đánh giá các sở thích và giá trị cá nhân, các nhà tham vấn nghề nghiệp nên cân nhắc việc giúp thân chủ tự đánh giá về tinh thần doanh nhân để giúp họ xác định mức độ tinh thần làm chủ này và sau đó định hướng có mục tiêu cho thân chủ. Có một số bản khảo sát và tự đánh giá về tinh thần doanh nhân miễn phí mà có thể cho điểm và phản hồi tức thì. Có thể kể đến Khảo sát Tự đánh giá về Tinh thần Doanh nhân được Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Thành phố Kansas cung cấp và Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp nhỏ của Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ của Hoa Kỳ. Trước khi thực hiện các hình thức tự đánh giá này, nhà tham vấn nghề nghiệp cần phải nhấn mạnh với thân chủ của họ rằng đây không phải là bài kiểm tra, chúng không dự đoán sự thành công của doanh nghiệp và không có bộ tiêu chuẩn về tính cách nào có thể mô tả chính xác về đặc điểm của tất cả các doanh nhân. Ngoài việc tự đánh giá, nhà tham vấn có thể giúp thân chủ nâng cao nhận thức nghề nghiệp bằng cách giúp họ xác định các cơ hội học nghề, thực tập hoặc quan sát gần các doanh nhân khác nhằm giúp họ tận mắt chứng kiến môi trường làm việc và việc ứng dụng các kỹ năng chuyên môn trong nghề nghiệp mà họ quan tâm.
Kết Nối Đam Mê Với Sứ Mệnh Của Công Ty
Khi trợ giúp thân chủ tìm kiếm việc làm và chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn, các nhà tham vấn có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu về các tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn của một tổ chức, xác định xem tổ chức đó phù hợp với đam mê của họ như thế nào. Sự hiểu biết sâu sắc có tính chi tiết này có thể sẽ hữu ích khi thân chủ thực hiện các cuộc phỏng vấn tìm hiểu thông tin, chuẩn bị thư ứng tuyển và đưa ra các câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn ứng tuyển việc làm của họ và từ đó làm rõ sự phù hợp tiềm năng giữa ứng viên Thế hệ Z và nơi họ đang ứng tuyển.
Tìm Kiếm Yêu Cầu Về Kỹ Năng Giao Tiếp Và Hợp Tác Trong Mô Tả Công Việc.
Trong quá trình khám phá nghề nghiệp, thân chủ cần thấy được sự quan trọng của việc nghiên cứu về các kỹ năng và khả năng cần thiết để giúp họ thành công trong công việc mà họ quan tâm. Ngoài ra, việc hiểu được sự tương tác giữa các cá nhân và giao tiếp trực tiếp quan trọng đối với Thế hệ Z như thế nào, các nhà tham vấn nghề nghiệp có thể hướng dẫn thân chủ cách đọc mô tả công việc nhằm giúp họ giải mã mức độ gắn kết mà một người/tổ chức có thể mong đợi trong các vai trò mà họ đang cân nhắc ứng tuyển.
Làm Quen Với Các Mạng Xã Hội Ưa Thích
Các chuyên viên hướng nghiệp nên làm quen với các trang web/nền tảng truyền thông xã hội mà Thế hệ Z thường sử dụng như Snapchat, Twitter và GitHub để xem xét mức độ hữu ích của các trang web đó trong việc hỗ trợ các nhu cầu phát triển nghề nghiệp của Thế hệ Z. Ngày càng có nhiều cán bộ quản lý tuyển dụng nhân lực và nhà tuyển dụng đăng nhập vào các trang web này để tìm các ứng viên tiềm năng. Nhiều công ty cũng đang sử dụng các trang web này để đăng các cơ hội việc làm và làm tăng nhận thức của công chúng về nhân viên, văn hóa và môi trường làm việc của họ. Người tìm việc cũng đang sử dụng các trang web truyền thông xã hội như một nền tảng để đăng hồ sơ trực tuyến và xây dựng thương hiệu cá nhân của họ bằng cách thể hiện các kỹ năng của họ cho cán bộ quản lý tuyển dụng nhân lực và nhà tuyển dụng.
Nâng Cao Kiến Thức Và Nhận Thức Về Thế Hệ Z
Thế hệ Z và các thành viên của nhóm này vẫn đang phát triển và trưởng thành, vì vậy chúng ta sẽ có nhiều điều để học và hiểu về nhóm này theo thời gian. Theo những gì chúng ta biết thì đây là một thế hệ am hiểu kỹ thuật số, những người cảm thấy thoải mái với công nghệ trong một thế giới thay đổi với nhịp độ nhanh và các cá nhân có xu hướng tự kinh doanh, sống với niềm tin mạnh mẽ, và thích giao tiếp, hợp tác với người khác. Để hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ Thế hệ Z trong việc chuẩn bị nghề nghiệp, các chuyên viên hướng nghiệp cũng sẽ cần nâng cao kiến thức và nhận thức của mình về những đặc điểm và sở thích độc đáo của thế hệ này, từ đó thích ứng với những thay đổi mà Thế hệ Z sẽ mang lại cho nơi làm việc.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo ncda.org
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tư vấn hướng nghiệp vào mùa: “Biết mình, biết ta”
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công